Sự hình thành và phát triển của những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 30 - 38)

5. Bố cục của đề tài

1.4.2. Sự hình thành và phát triển của những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm

thẩm trong các văn bản quy phạm pháp luật khác

Trước hết, xuất phát từ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 (Pháp lệnh TTGQCVADS) đây là Pháp lệnh đầu tiên được ban hành với mục đích quy định về trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ án dân sự nói chung và trình tự, thủ tục giám

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 22

đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án dân sự nói riêng. Pháp lệnh TTGQCVADS được ban hành vào ngày 29/11/1989 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1990. Ở văn bản này thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm được quy định lần lượt tại hai chương khác nhau đó là Chương XII và Chương XIII. Theo đó,

Đối với giám đốc thẩm, Pháp lệnh TTGQCVADS quy định có 4 căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đó là: “Việc điều tra chưa đầy đủ; kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm trong nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”22

Về người có thẩm quyền kháng nghị bao gồm Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tối cao và cấp tỉnh. Ngoài ra, thẩm quyền kháng nghị còn được trao cho Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị đối với những bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới (Theo Điều 72 Pháp lệnh TTGQCVADS). Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn quy định về thời hạn kháng nghị, thời hạn xét xử giám đốc thẩm, phạm vi giám đốc thẩm và một số quy định khác. Trong đó, việc kháng nghị giám đốc thẩm chỉ được tiến hành trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; đặc biệt, đối với những trường hợp kháng nghị theo hướng mà không gây thiệt hại cho bất kỳ đương sự nào thì không bị hạn chế về vấn đề thời gian kháng nghị (Điều 73 Pháp lệnh TTGQCVADS). Về thời hạn xét xử giám đốc thẩm, phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành sau sáu tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị. Đồng thời, việc giải quyết kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị do khoản 1 Điều 76 Pháp lệnh TTGQCVADS quy định “Hội đồng giám đốc thẩm có thể xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị”. Có thể thấy, đây là những quy định tương đối cụ thể, rõ ràng và không trái với quy định của Luật tổ chức Tòa án lúc bấy giờ về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự.

Đối với tái thẩm, Điều 78 Pháp lệnh TTGQCVADS quy định 4 căn cứ để bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Theo đó căn bản 4 căn cứ đó là: “Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết được; đã xác định là lời khai của người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo bằng chứng; thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật; bản án hình sự, dân sự, quyết định của cơ quan, tổ chức mà Tòa án đã dựa vào để giải quyết vụ án đã bị hủy”

22

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 23

Với những căn cứ này, một khi bản án cũng như quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có một trong những căn cứ kháng nghị trên thì có thể sẽ bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Về thời hạn kháng nghị tái thẩm, theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Pháp lệnh TTGQCVADS thì thời hạn kháng nghị tái thẩm là một năm kể từ ngày phát hiện được những căn cứ để kháng nghị tại Điều 78 của Pháp lệnh này. Theo đó, khi hết thời hạn kháng nghị thì mọi kháng nghị điều trở nên vô căn cứ, tuy nhiên, trong trường hợp kháng nghị theo hướng không gây bất lợi cho bất kỳ đương sự nào thì thời hạn kháng nghị sẽ không bị giới hạn. Về người có quyền kháng nghị, khác với thủ tục giám đốc thẩm, quyền kháng nghị tái thẩm chỉ được Pháp lệnh TTGQCVADS trao cho Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tối cao và cấp tỉnh (Theo Điều 79 Pháp lệnh TTGQCVADS) chứ không bao gồm thêm Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao hay Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, những quy định về thẩm quyền tái thẩm, thời hạn xét xử, phạm vi tái thẩm được Pháp lệnh TTGQCVADS ghi nhận tương tự như thủ tục giám đốc thẩm.

Sau sự ra đời của Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989 đến năm 1994 Pháp lệnh TTGQCVAKT được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/3/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/7/1994. Đây là văn bản ra đời nhằm giải quyết đúng pháp luật, kịp thời các vụ án kinh tế, thế nhưng cũng giống với Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989, Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1994 cũng dành ra hai chương để quy định về thủ tục giám đốc thẩm cũng như tái thẩm, cụ thể là tại Chương XI và Chương XII. Ở văn bản này:

Đối với giám đốc thẩm, quy định về căn cứ kháng nghị có sự đổi khác. Theo đó, Điều 75 của Pháp lệnh chỉ quy định có 3 căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thay vì 4 căn cứ đối với Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989, khi đó căn cứ “Việc điều tra không đầy đủ” không xuất hiện trong Pháp lệnh này. Cụ thể, Điều 75 Pháp lệnh TTGQCVAKT quy định: “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có một trong những căn cứ sau: có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.”

Sở dĩ quy định như vậy là do, về bản chất suy cho cùng việc điều tra không đầy đủ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vậy nên, việc không quy định căn cứ thứ tư này của Pháp lệnh TTGQCVAKT là tương đối hợp lý, cũng thông qua quy định trên có thể thấy rằng đây là một trong những điểm tiến bộ, điểm sáng trong Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà tạo nên sự không đồng bộ giữa hai văn bản có giá trị pháp lý ngang nhau này.

Về người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, quy định của Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 không có gì khác nhiều so với Pháp lệnh TTGQCVADS năm

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 24

1989, tuy nhiên bên cạnh quyền tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật người đã kháng nghị giám đốc thẩm vụ án kinh tế còn có quyền hoãn hoặc là rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa (bao gồm cả những người có quyền kháng nghị)23. Như vậy, ở Pháp lệnh TTGQCVAKT những quy định về thủ tục giám đốc thẩm nói chung và chủ thể kháng nghị nói riêng được quy định ngày một cụ thể hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật được tiến hành một cách thuận lợi hơn ở bối cảnh lúc bấy giờ. Về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, khoản 1 Điều 77 ghi nhận thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 9 tháng kể từ ngày bản án, quyết định Tòa án có hiệu lực pháp luật. Khoảng thời gian này ngắn hơn so với thời gian 03 năm của Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989. Một cách đơn giản, ta có thể lý giải cho trường hợp này rằng, xuất phát từ bản chất vụ việc phát sinh thêm vào đó là đặc tính của từng vụ án cho nên các nhà làm luật giới hạn thời gian kháng nghị giám đốc thẩm là 9 tháng đối với các vụ án kinh tế là nhằm vừa tạo động lực cũng như áp lực để những người có thẩm quyền nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình hơn trong hoạt động giám đốc thẩm nói riêng và hoạt động tố tụng dân sự nói chung. Ngoài ra, các quy định khác về giám đốc thẩm trong Pháp lệnh này cũng được quy định một cách tương tự như ở Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989.

Đối với tái thẩm, có thể thấy những quy định về tái thẩm được Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 quy định không khác nhiều so với văn bản ra đời trước đó là Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989. Sự khác biệt đến từ căn cứ kháng nghị tái thẩm, theo đó, khoản 2 Điều 82 Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 quy định căn cứ kháng nghị tái thẩm thứ hai là “Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng” thay vì “Đã xác định được là lời khai của người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo bằng chứng” như ở khoản 2 Điều 78 của Pháp lệnh TTGQCVADS. Như vậy có thể thấy, ở Pháp lệnh TTGQCVAKT đã bỏ đi phần căn cứ là lời khai của người làm chứng không đúng sự thật hoặc giả mạo bằng chứng. Có thể lý giải cho trường hợp này rằng xuất phát từ bản chất là những vụ án kinh tế cho nên không phải lúc nào cũng có sự góp mặt, tham gia của người làm chứng thế nên việc không đưa chi tiết lời khai của người làm chứng vào căn cứ kháng nghị là hợp lý.

Đến năm 1996 Pháp lệnh TTGQCTCLĐ cũng ra đời, cùng với hai Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989 và Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 giải quyết các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau như dân sự, kinh tế hay lao động. Ở văn bản này, những quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm có hai vấn đề lớn cần mổ xẻ đó là: giống

23

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 25

với Pháp lệnh TTGQCVAKT về căn cứ kháng nghị vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm chỉ được đặt ra khi có một trong 3 căn cứ quy định tại Điều 75 Pháp lệnh TTGQCVAKT. Có nghĩa là “việc điều tra không đầy đủ” cũng không phải là căn cứ thứ tư để kháng nghị. Còn về phần căn cứ kháng nghị tái thẩm, những căn cứ ở văn bản này nếu không tính đến câu chữ của quy định thì căn bản căn cứ kháng nghị là giống với Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989. Nghĩa là, lời khai của người làm chứng không rõ ràng cũng là căn cứ để kháng nghị tái thẩm và điều này khác với Pháp lệnh TTGQCVAKT. Qua đó có thể thấy sự không thống nhất trong các quy định tại 3 Pháp lệnh lúc bấy giờ.

Về thời hạn kháng nghị thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là sáu tháng kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; nếu việc kháng nghị có lợi cho người lao động thì thời hạn đó là một năm (Khoản 1 Điều 75 Pháp lệnh TTGQCTCLĐ năm 1996). Ngoài ra, trước khi 3 Pháp lệnh trên ra đời giám đốc thẩm và tái thẩm còn được quy định tại các Thông tư, chẳng hạn như: Thông tư số 01/TTLN ngày 01/02/1982 hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm hình sự, giám đốc thẩm dân sự ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Thông tư số 83/TATC ngày 02/8/1982 hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư 02/TTLN hướng dẫn thủ tục tái thẩm hình sự, tái thẩm dân sự ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Nhìn chung, các Pháp lệnh trên là những cơ sở pháp lý để Tòa án tiến hành các thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, vụ án kinh tế hay các tranh chấp lao động nói chung và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng. Những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm được thể hiện rõ nét, tuy nhiên, các Pháp lệnh này mới chỉ dừng lại ở việc quy định những nguyên tắc, thủ tục cơ bản mà còn thiếu nhiều những quy định cụ thể phát sinh trong quá trình giải quyết, nhiều quy định không đồng bộ và thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành.

Chính vì sự không đồng bộ, thống nhất trong những quy định tại Pháp lệnh TTGQCVADS, Pháp lệnh TTGQCVAKT và Pháp lệnh TTGQCTCLĐ thêm vào đó với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế trong những quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới đã dẫn đến một vấn đề cấp bách đó là phải hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp. Trước bối cảnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời như một tất yếu khách quan, là liều thuốc kích thích sự phát triển pháp luật quốc gia.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đó đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới như Cộng hoà Pháp, Mỹ, Úc, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… năm 2004, nhà lập pháp Việt Nam đã xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự chung thống nhất. Khi đó các vấn đề tố tụng về dân sự, kinh tế hay lao động đều được giải quyết thông qua văn

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 26

bản là Bộ luật tố tụng dân sự. Về căn cứ kháng nghị, Bộ luật tố tụng dân sự đưa ra 3 căn cứ chung về kháng nghị giám đốc thẩm và 4 căn cứ đối với tái thẩm theo quy định tại các Điều 283 và 305 BLTTDS hiện hành. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Theo đó, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên đối với một số trường hợp mặc dù đã hết thời hạn kháng nghị nhưng nếu có một trong căn cứ tại khoản 2 Điều 288 BLTTDS hiện hành thì được kéo dài thêm 02 năm. Trong khi đó, thời hạn kháng nghị của tái thẩm là 01 năm kể từ ngày phát hiện căn cứ để kháng nghị. Như vậy, ở BLTTDS thời hạn kháng nghị bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định chứ không việc không giới hạn về thời gian đối với việc kháng nghị theo hướng không gây bất lợi cho bất kỳ đương sự nào trong vụ án ở 3 Pháp lệnh trước đó. Việc quy định này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm tính hợp pháp cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, nội dung BLTTDS còn xuất hiện thêm quy định mới để làm rõ hơn về thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm chẳng hạn như: quy định về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm tại Điều 284 BLTTDS năm 2004 hay đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tại Điều 284a v.v…

Tiếp đó, đến năm 2010 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung lần đầu tiên. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung những quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm chỉ được thực hiện đối với một số quy định tại Điều 284, 288, 298 và Điều 299. Trong đó, Điều 284 BLTTDS năm 2004 quy định: “Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, Tòa án, Viện kiểm sát có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo bằng văn bản đến những người có

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)