Sự khác nhau giữa thủ tục giám đốc thẩm với tái thẩm

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 27 - 28)

5. Bố cục của đề tài

1.3.2.2. Sự khác nhau giữa thủ tục giám đốc thẩm với tái thẩm

Cũng xuất phát điểm từ tính chất của giám đốc thẩm và tái thẩm khi đi sâu vào phân tích ta có thể thấy giám đốc thẩm được tiến hành trên cơ sở bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì có vi phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết. Còn đối với tái thẩm là trên cơ sở bản án, quyết định quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do phát hiện những tình tiết mới, mà những tình tiết đó khi giải quyết vụ án Tòa án hoặc đương sự không thể biết được. Bên cạnh đó, về phía tái thẩm việc bản án, quyết định bị kháng nghị không xuất phát từ lỗi chuyên môn của cá nhân mà thay vào đó là do

20

Trần Anh Tuấn, Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra cho việc thi hành, Tạp chí Luật học, Đặc san về góp ý sửa đổi BLTTDS.

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 19

tình tiết trong vụ án, ở đây cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đã làm hết trách nhiệm để giải quyết vụ án và không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đồng thời các đương sự cũng đã xuất trình đầy đủ chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình.

Về căn cứ và thời hạn kháng nghị: Mặc dù đều là thủ tục xét lại tuy nhiên căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm cũng sẽ khác nhau, cụ thể là căn cứ để kháng nghị tái thẩm sẽ không phải là những sai lầm, vi phạm pháp luật khi xét xử của Tòa án như đối với giám đốc thẩm mà là việc phát hiện mới những tình tiết quan trọng làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ba năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong khi đối với tái thẩm là một năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị. Sở dĩ, thời hạn kháng nghị của tái thẩm là một năm thay vì ba năm giống như giám đốc thẩm là do khi đã phát hiện được căn cứ để kháng nghị người có thẩm quyền phải sớm kháng nghị để sửa chữa kịp thời những thiếu sót của Tòa án trong bản án, quyết định của đã có hiệu lực pháp luật, khi đó sẽ giúp nêu cao được tinh thần trách nhiệm của những người có thẩm quyền kháng nghị. Đồng thời, một lý do đơn giản rằng thời hạn kháng nghị giữa hai thủ tục này khác nhau là do sự khác biệt về căn cứ kháng nghị.

Về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm: Hội đồng giám đốc thẩm cũng như tái thẩm đều có quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã bị kháng nghị; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây thể hiện ở chỗ đối với tái thẩm thì Hội đồng tái thẩm không có thẩm quyền giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đúng pháp luật đã bị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị sửa án hay hủy án.

Dưới góc nhìn lý luận, một cách khách quan mà nói việc so sánh này mang ý nghĩa thiết thực và không kém sự quan trọng, bỡi lẽ nó góp phần làm rõ những nét tương đồng cũng như khác biệt giữa các thủ tục để từ đó giúp cho việc lựa chọn thủ tục để giải quyết vụ án được thuận tiện và thực hiện một cách nhanh chóng hơn.

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)