Tình trạng lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm gây khó khăn cho

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 93 - 95)

5. Bố cục của đề tài

3.3.2. Tình trạng lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm gây khó khăn cho

cho công tác thi hành án

3.3.2.1. Về mặt hạn chế

Lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm có thể tồn tại ở các dạng như: kháng nghị tùy tiện, không có căn cứ; kháng nghị nhằm làm chậm đi việc thi hành án, hoặc là theo hướng tiêu cực hơn là kháng nghị nhằm mục đích vụ lợi v.v…. Việc lạm dụng kháng nghị không chỉ làm khổ cho đương sự, Tòa án cấp dưới mà còn gây khó khăn không kém cho cơ quan thi hành án.

Theo nhận định của ông Hoàng Kim Vinh (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước): “Việc lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm, kháng nghị thiếu căn cứ không chỉ gây thiệt thòi cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của một bên đương sự mà còn tạo cho người dân tâm lý mệt mỏi, mất niềm tin vào các phán quyết của tòa án khi “nay vầy, mai

khác, mốt lại khác nữa”. Họ sẽ nghi ngờ về tính khách quan và đạo đức của những

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 85

chuyên lật án, hủy án…(?)”66. Không chỉ vậy, một Thẩm phán ở TAND một quận tại Thành phố Hồ Chí Minh than thở: “Có vụ xử sơ thẩm lại đến lần thứ ba, chúng tôi cũng không thể tuyên khác được vì chứng cứ đã quá rõ. Lên cấp phúc thẩm cũng không thay đổi kết quả so với những lần xử trước nhưng rồi không hiểu sao cứ bị kháng nghị giám đốc thẩm, bị hủy án. Giải quyết lại vừa mất công mất sức, vừa gây ức chế cho các thẩm phán cấp dưới”67

. Có thể nói nhận định của các vị trên về việc lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình công tác, vậy nên qua đó cho thấy việc lạm dụng kháng nghị có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Với thi hành án dân sự, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thi hành án gặp không ít khó khăn trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu không muốn nói là cơ quan thi hành án phải rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” vì vấp phải kháng nghị.

Với những bản án vừa có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án vừa mới bắt đầu thi hành án mà bị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm thì không có vấn đề gì. Nhưng với những vụ đã thi hành một phần hoặc toàn bộ thì rất khó cho cơ quan thi hành án. Thực tế là, có trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị vụ việc đã thi hành án xong thế nhưng Cơ quan thi hành án mới nhận được kháng nghị giám đốc thẩm ký trong hạn từ TAND tối cao68. Chẳng hạn, bản án phúc thẩm tuyên ông A trả nhà, ông B phải giao lại cho A một khoản tiền. Cơ quan thi hành án vận động và ông B đã nộp tiền nhưng việc thi hành án phải tạm dừng vì bản án phúc thẩm bị kháng nghị giám đốc thẩm kèm yêu cầu hoãn thi hành án trong ba tháng. Khi đó, tiền lãi trên số tiền ông B đã nộp ai chịu? Chi phí thuê nhà cho ông A để chuẩn bị cưỡng chế giao nhà ai chịu? Đợi đến khi việc thi hành án phục hồi không biết bao giờ, lúc đó việc thi hành án khó khăn gấp bội phần…

Chưa kể, khi xử lại theo kháng nghị giám đốc thẩm mà các bản án về sau không đề cập, đưa ra hướng xử lý đến phần đã thi hành án trước đó thì quá trình thi hành án sẽ trở nên rối rắm, rơi vào ngõ cụt. Cơ quan thi hành án không biết làm sao, còn đương sự liên quan thì cứ liên tục đi khiếu nại.

Ví dụ như trường hợp: Năm 2005, TAND Thành phố Hồ Chí Minh xử phúc thẩm một vụ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, buộc bà T. phải bồi thường cho ông P. 3.611

66

Thanh Tùng, Nhiều hệ quả từ sự tùy tiện, Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chu- nhat/nhieu-he-qua-tu-su-tuy-tien-115623.html [truy cập ngày 15/9/2014]

67

Thanh Tùng, Nhiều hệ quả từ sự tùy tiện, Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chu- nhat/nhieu-he-qua-tu-su-tuy-tien-115623.html [truy cập ngày 15/9/2014]

68

Thanh Tùng, Kháng nghị giám đốc thẩm làm khổ cho thi hành án, Báo pháp luâtđiện tử,

http://baophapluat.vn/tinh-nguoi-tu-phap/khang-nghi-giam-doc-thamlam-kho-thi-hanh-an-144525.html [truy cập ngày 05/10/2014]

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 86

lượng vàng. Bà T. không trả nên tháng 5/2006, Cục Thi hành án dân sự Thành phố đã phát mại căn nhà của bà T. trên đường Nguyễn Thị Diệu để thi hành án. Sau đó người trúng đấu giá đã nộp đủ tiền và hoàn tất thủ tục sang tên sở hữu nhà.

Tháng 2007, bản án phúc thẩm bị kháng nghị giám đốc thẩm, sau đó bị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy để xử lại. Năm tháng sau, xử phúc thẩm lại, TAND TP tuyên buộc bà T. phải bồi thường ông P. 2.096 lượng vàng nhưng không đề cập gì đến ngôi nhà trên. Từ đó cả bà T. lẫn người mua nhà đấu giá đều đề nghị giao nhà cho mình khiến Cục Thi hành án dân sự TP không biết phải làm sao69

. Đây là một trong nhiều trường hợp mà Cơ quan thi hành án vấp phải không ít khó khăn do không biết phải thi hành sao đối với tài sản trong vụ án mà không được đề cập đến trong bản án , quyết định xét xử lại

3.3.2.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng

Qua những phân tích trên có thể thấy, việc lạm dụng kháng nghị một mặt ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một bên đương sự mặt khác gây khó khăn cho công tác thi hành án. Do đó, để khắc phục tình trạng lạm dụng trên người viết cho rằng với những người có thẩm quyền kháng nghị, họ là người nắm quyền lực xem xét và ra quyết định kháng nghị trong tay thế nên họ cần phải không ngừng trao dồi, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức để tránh tình trạng do yếu kém về chuyên môn nên ra quyết định kháng nghị tùy tiện, thiếu căn cứ. Bên cạnh đó, giữa Cơ quan thi hành án và Tòa án cũng cần có sự liên kết, phối hợp một cách chặt chẽ hơn, đặc biệt là với Tòa án cần phải gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đến Cơ quan thi hành án đúng thời hạn để tránh tình trạng án đã thi hành xong quyết định kháng nghị mới được chuyển tới như những trường hợp đang tồn tại trong thực tiễn hiện nay.

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)