5. Bố cục của đề tài
2.1.2. Đối tượng bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
Về nguyên tắc, đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ bao gồm những bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong đó, đối tượng của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định dân sự bị phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết, còn đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là những bản án, quyết định được cho là không đúng với thực tế khách quan do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà trước đó Tòa án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ việc dân sự.
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 33
Theo quy định của BLTTDS mà cụ thể là quy định tại các Điều 188, Điều 279, Điều 302 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể trở thành đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm:
- Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị;
- Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự; - Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;
- Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoại trừ, quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm về cơ bản sẽ khác với tái thẩm. Tuy cũng là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm đã hàm chứa sự sai lầm ngay khi tuyên án còn bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trước khi phát hiện ra tình tiết mới vẫn được coi là hợp pháp và có căn cứ. Nhìn chung, đối với tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm nếu như đã có căn cứ kháng nghị hợp pháp. Thế nên, bản án cũng như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì dù có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc là có tình tiết mới phát hiện thì cũng không phải là đối tượng của quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự pháp luật tố tụng dân sự quy định “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”28, nghĩa là quyết định công nhận sự thỏa thuận mặc dù là sản phẩm của việc hòa giải tại Tòa án nhưng nếu sự thỏa thuận giữa các đương sự xuất phát từ nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vẫn có thể trở thành đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Về phía quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm cũng như tái thẩm, các quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm hay tái thẩm ra quyết định và khi đó mặc dù đã được tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đó vẫn có thể bị kháng nghị nếu như có căn cứ được quy định tại Điều 285 và Điều 307 của BLTTDS hiện hành. Ngoài ra, cần lưu ý rằng quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao sở dĩ không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là bởi vì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc xét lại sẽ chỉ được thực
28
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 34
hiện theo một thủ tục đặc biệt quy định tại Chương XIXa của BLTTDS hiện hành. Theo một số nước trên thế giới cũng vậy, bản án của Tòa phá án hoặc thủ tục giám đốc thẩm với quan niệm việc xét xử không phải là vô cùng mà phải có điểm dừng và Tòa phá án là cơ quan xét xử cao nhất và cuối cùng của một quốc gia29.
Không dừng lại ở đó, việc xác định việc dân sự có áp dụng những quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để giải quyết như vụ án dân sự hay không là vấn đề quan trọng và cần làm rõ. Trước kia, theo Nghị quyết số 03/ HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Pháp lệnh TTGQCVADS thì đối với các việc về yêu cầu tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết mà người bị xác định là đã mất tích hoặc đã chết đó lại quay trở về thì vụ việc sẽ được xét lại theo thủ tục tái thẩm. Hiện nay, theo quy định của BLTTDS thì yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết lại thuộc thẩm quyền của toà án cấp sơ thẩm. Ngoài ra, toà án cấp sơ thẩm cũng có thẩm quyền giải quyết đối với các yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Do vậy, có thể suy luận việc xem xét lại theo thủ tục tái thẩm đối với các loại việc này không được đặt ra. Tuy nhiên, đối với các việc dân sự khác mà quyết định về việc dân sự đã có hiệu pháp luật mà có sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới thì có được kháng nghị để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hay không?
Theo quy định tại Điều 311 BLTTDS hiện hành về nguyên tắc giải quyết việc dân sự thì khi giải quyết việc dân sự, Toà án áp dụng những quy định của Chương XX, đồng thời áp dụng những quy định khác của BLTTDS không trái với những quy định của Chương này để giải quyết những việc dân sự. Như vậy, các quy định tại Điều 311 BLTTDS cũng không thể hiện rõ ràng về việc có áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các việc dân sự hay không và nếu có áp dụng thì sẽ được áp dụng đối với các loại việc dân sự nào, cho nên vấn đề đặt ra là cần có những quy định cụ thể hơn về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với việc dân sự.