5. Bố cục của đề tài
2.1.3.2. Căn cứ kháng nghị tái thẩm
Bên cạnh thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cũng là cách thức xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Về nguyên tắc, để tiến hành kháng nghị thì
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 41
người có thẩm quyền kháng nghị phải dựa trên những căn cứ nhất định do pháp luật quy định, xuất phát từ tính chất của tái thẩm “tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”37 thế nên, những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dựa trên cơ sở là mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà trước đó Tòa án cũng như đương sự đã không thể biết được. Tuy chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về thế nào là “tình tiết mới” được coi là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nhưng cơ bản những tình tiết được phát hiện phải mang các đặc điểm sau: một là, tình tiết này là tình tiết mới được phát hiện mà Tòa án, các đương sự không biết khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hai là, tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Tại BLTTDS hiện hành thì căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định ở Điều 305. Cụ thể, “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm phải có một trong những căn cứ sau đây: mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong việc giải quyết vụ án; có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ”. Theo đó,
Thứ nhất, mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong việc giải quyết vụ án.
Trước hết, khi xác định những tình tiết nào mới được phát hiện là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì phải xét tới 3 vấn đề cơ bản sau38:
- Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc Tòa án giải quyết vụ án mà Tòa án và đương sự đã không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi Tòa án giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm;
- Tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng, liên quan đến vụ án, làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp, không có căn cứ. Đối với những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự,
37Điều 304 BLTTDS hiện hành
38
Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Tư pháp, năm 2012, trang 482-483
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 42
không có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của Tòa án tái thẩm thì cũng không là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm;
- Những tình tiết mới được phát hiện làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm phải là những tình tiết Tòa án muốn xác định được phải qua quá trình xét xử lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án, Tòa án không đánh giá sử dụng hoặc những tình tiết đã có vào lúc Tòa án giải quyết vụ án nhưng do sai lầm nên Tòa án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự cung cấp thì không được coi là tình tiết mới.
Như vậy, một khi tình tiết mới phát hiện thỏa mãn một trong ba đặc điểm trên thì về cơ bản đó được xem là căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm. Chẳng hạn, trường hợp chia di sản thừa kế bản án đã chia di sản thừa kế theo pháp luật, nhưng sau đó phát hiện nguyên đơn đã giấu di chúc của người để lại di sản. Khi đó, theo quy định pháp luật bản án ấy có thể bị xét lại theo thủ tục tái thẩm.
Thứ hai, có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng.
Kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những phương tiện quan trọng được Tòa án sử dụng để xác định sự thật của vụ án. Có thể thấy, trong nhiều trường hợp nó còn mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Về mặt lý luận, kết luận của người giám định là sản phẩm của sự phân tích, đánh giá mà người giám định thực hiện đối với các đối tượng cần giám định. Đối với lời dịch của người phiên dịch, về nguyên tắc tiếng nói được sử dụng tại phiên tòa là Tiếng Việt, thế nên việc có đương sự là người dân tộc thiểu số hoặc là người nước ngoài thì sự có mặt của người phiên dịch là cần thiết (trong phiên tòa và cả trong quá trình lấy lời khai cũng như hòa giải). Khi đó, việc người phiên dịch dịch không đúng sự thật sẽ dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ việc dân sự.
Do đó, khi có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Có thể lấy ví dụ điển hình sau: bản án căn cứ vào kết luận giám định chữ ký của người lập di chúc, lời dịch của người phiên dịch, lời khai của người làm chứng nhưng sau đó xác định được kết luận giám định, lời dịch, lời khai này là sai sự thật39. Như vậy, trong trường hợp này người có thẩm quyền có quyền kháng nghị tái thẩm để bản án này được xét lại đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
39
Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012, trang 542
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 43
Thứ ba, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật.
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên là những người có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án. Thế nên, một khi họ đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật thì vụ án sẽ được giải quyết không đúng với bản chất vốn dĩ của nó. Có thể nói rằng, hai hành vi cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án và cố tình kết luận trái pháp luật chỉ bị kháng nghị nếu việc cố tình này được thực hiện bởi chủ thể là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc là Kiểm sát viên.
Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên có làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật là tương đối khó khăn đòi hỏi người có thẩm quyền kháng nghị phải xem xét cũng như cân nhắc một cách cẩn trọng nhất trước khi kháng nghị bởi lẽ, vẫn có trường hợp nhiều người không đồng ý với phán quyết của Tòa án, họ có thể sẵn sàng vu khống cho những chủ thể này trong việc giải quyết vụ án để bản án hoặc quyết định được xét lại theo hướng có lợi cho họ.
Thứ tư, bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án đã căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy.
Nhìn chung, thông qua các căn cứ kháng nghị trên có thể thấy rằng việc kháng nghị giám đốc thẩm là dựa trên căn cứ phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong khi đó, việc kháng nghị tái thẩm là dựa trên căn cứ phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi giải quyết vụ việc dân sự. Đồng thời, một cách chung nhất do pháp luật nước ta chỉ mang tính tương đối nên những quy định trên vẫn tồn tại những hạn chế cần được hoàn thiện.