Xuất sửa đổi Điều 296 BLTTDS hiện hành

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 87)

5. Bố cục của đề tài

3.2.4.2. xuất sửa đổi Điều 296 BLTTDS hiện hành

Thông qua thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm cùng với sự tồn tại của quy định này trước đây ở Pháp lệnh TTGQCVADS, theo đó Pháp lệnh quy định cho phép Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm được quyền xét lại toàn bộ bản án, quyết định Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị mà không chỉ giới hạn trong nội dung kháng nghị người viết nghĩ rằng đã đến lúc quay về với quy định này, nghĩa là nên sửa đổi Điều 296 BLTTDS hiện hành theo hướng cho phép xét lại toàn bộ nội dung bản án, quyết định bị kháng nghị. Tuy rằng nếu xét lại toàn bộ bản án, quyết định bị kháng nghị thì công việc mà Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phải làm để giải quyết một kháng nghị sẽ nhiều hơn, nhưng đổi lại nó sẽ giải quyết được tình trạng mà vụ án bị xem xét lại nhiều lần và trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm hoặc là phúc thẩm bị hủy thì vụ án lại bị xét xử đi xét xử lại trong khi việc xét xử là phải có điểm dừng. Rõ ràng việc sửa đổi Điều 296 sẽ mang lại không ít mặt ưu điểm.

Và theo đó người viết đưa ra quan điểm sửa đổi Điều 296 BLTTDS hiện hành theo hướng như sau: “Hội đồng giám đốc thẩm có thể xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung kháng nghị”.

3.2.5.Hạn chế về thẩm quyền hủy án của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm

3.2.5.1. Về mặt hạn chế

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong phạm vi thẩm quyền của mình Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm được quyền không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên hoặc là hủy án để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc là phúc thẩm. Tuy nhiên, với những thẩm quyền đó qua quá trình áp dụng thực tế đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Việc quy định cho Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm được quyền hủy án để xét xử lại đã

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 79

dẫn đến tình trạng một vụ án phải tiến hành rất nhiều lần. Theo các chuyên gia, hiện nay một vụ án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm ở TAND tối cao có thể phải tiến hành tới 3 lần trong đó, lần đầu tiên là Tòa chuyên trách có thể thực hiện tới 2 lần ở Hội đồng thẩm phán. Nếu vụ án này đã giám đốc thẩm, tái thẩm ở tòa cấp tỉnh thì riêng thủ tục giám đốc thẩm đã thực hiện tới 4 lần. Khi đó làm cho giám đốc thẩm, tái thẩm có xu hướng trở nên phổ biến và còn nhiều hơn số lần xử sơ thẩm, phúc thẩm trong cùng một vụ án61.

Hơn nữa, theo nhận định của ông Trịnh Xuân Toản là Ủy viên chuyên trách, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp thì “Thực tế cho thấy, có những vụ án bị xét xử kéo dài tới hàng chục lần xuất phát từ các quy định trong BLTTDS về thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện quyền hủy án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại dẫn đến một trình tự tố tụng mới, lại bắt đầu xét xử sơ thẩm, đưa vụ án tiếp tục rơi vào tình trạng lòng vòng lên tới hang chục lần xét xử và kéo dài hàng chục năm”62. Sự thật là, thực tế đã có vụ án kéo dài gần 22 năm nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Và chúng ta có thể thấy rõ qua vụ tranh chấp sau:

Vụ án xoay quanh việc tranh chấp nhà đất giữa một bên nguyên đơn là bà Thái Thi Xuân Hoa và bên bị đơn là ông Nguyễn Xăng, bà Thái Thị Lèo. Theo đơn kiện của Bà Hoa nền nhà, công trình kiến trúc và 288m2 đất tọa lạc tại 8B Võ Thị Sáu, phường Vĩnh Trường (TP. Nha Trang) mà các bị đơn đang chiếm dụng là do vợ chồng bà tạo lập từ năm 1968, bà Hoa cho một người ở nhờ phần nhà phụ khi ông này bỏ đi năm 1979 cha ông này tự ý viết giấy bán nhà đất cho Hợp tác xã (HTX) Trường Nguyên do ông Xăng làm chủ nhiệm với giá 800 triệu đồng. Năm 1981, HTX Trường nguyên bán lại nhà đất cho ông Xăng, bà Lèo với giá 900 triệu đồng. Khiếu nại đòi nhà, đất không được bà Hoa khởi kiện yêu cầu ông Xăng, bà Lèo trả nhà, đất.

Từ tháng 5/1993 đến tháng 12/2004, vụ án này đã trải qua ba lần xử sơ thẩm, ba lần xử phúc thẩm và hai phiên họp giám đốc thẩm. Ở phiên phúc thẩm (lần ba) tháng 12/2004, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Đà Nẵng đã giao cho phía bị đơn được quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất tranh chấp nhưng buộc HTX Trường Nguyên phải bồi thường giá trị đất cho bà Hoa hơn 230 triệu đồng, buộc vợ con người bán nhà, đất phải bồi thường giá trị đất cho bà Hoa 460 triệu đồng...

61

Mai Thoa, Phương hướng đổi mới thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp, Công lý, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/phuong-huong-doi-moi-thu-tuc-giam-doc-tham-tai- tham-theo-tinh-than-cai-cach-tu-phap-41759.htlm [truy cập ngày 10/8/2014]

62

Mai Thoa, Phương hướng đổi mới thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp, Công lý, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/phuong-huong-doi-moi-thu-tuc-giam-doc-tham-tai- tham-theo-tinh-than-cai-cach-tu-phap-41759.htlm [truy cập ngày 10/8/2014]

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 80

Tháng 12/2007, chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm trên. Tháng 3/2008, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã có quyết định giám đốc thẩm (lần ba), hủy hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ về cho TAND tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm lại. Theo Hội đồng Thẩm phán, đủ cơ sở xác định quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền là tài sản hợp pháp của bà Hoa. Không có căn cứ xác định bà Hoa đã bán căn nhà phụ có điều kiện cho người ở nhờ. Các hợp đồng mua bán nhà đất giữa cha của người ở nhờ với HTX Trường Nguyên hay giữa HTX Trường Nguyên với ông Xăng sau đó đều vô hiệu bởi bên bán không phải là chủ sở hữu và sử dụng hợp pháp đối với nhà, đất. Các tài sản mua bán bất hợp pháp trên phải được trả lại cho bà Hoa… Tháng 2/2009, TAND tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm (lần bốn), tiếp tục tuyên giao bị đơn sử dụng toàn bộ diện tích đất tranh chấp, buộc những người thừa kế của người bán nhà đất phải bồi thường gần 2 tỉ đồng, HTX Trường Nguyên bồi thường hơn 641 triệu đồng giá trị đất cho bà Hoa. Tháng 6/2010, xử phúc thẩm (lần bốn), Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã hủy bản sơ thẩm trên vì vi phạm tố tụng, xử không đúng đường lối của quyết định giám đốc thẩm, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bà Hoa.

Tháng 9/2011, TAND tỉnh Khánh Hòa đã xử sơ thẩm (lần năm), tiếp tục ra phán quyết không đúng đường lối của án giám đốc thẩm. Sau đó vụ án bị tạm đình chỉ do có người liên quan chết, cần xác định người thừa kế…Và đến ngày 25/8/2014, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã xử phúc thẩm (lần năm), hủy toàn bộ bản án sơ thẩm với nhận định: Tòa cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng, xử không đúng pháp luật về việc xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu, không đúng kết luận mà quyết định giám đốc thẩm đã chỉ ra. Từ đó tòa phúc thẩm tiếp tục giao hồ sơ về cho TAND tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm lại từ đầu63.

Như vậy, sau gần 22 năm với tổng cộng 10 phiên tòa và ba phiên họp giám đốc thẩm, vụ kiện quay trở lại điểm xuất phát. Nếu như ở thời điểm khởi kiện, bà Hoa mới 55 tuổi thì nay bà đã 77 tuổi mà vụ kiện của bà vẫn không biết khi nào mới được giải quyết dứt điểm. Điều đáng chú ý là sau phiên họp giám đốc thẩm (lần ba), TAND tỉnh Khánh Hòa đã hai lần xử sơ thẩm lại không đúng đường lối của quyết định giám đốc thẩm nên cả hai lần đều bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng hủy án.

Qua vụ tranh chấp này phản ánh 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, về nguyên tắc Hội đồng xét xử xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật tuy nhiên trong vụ án trên Tòa án cấp dưới xét xử không đúng đường lối của Tòa cấp trên dẫn đến việc Tòa cấp trên hủy án khiến vụ án kéo dài không có điểm dừng. Thứ hai, với quyền hủy án để xét xử lại từ đầu,

63Đại Hưng – Thanh Tùng, Tòa án nhân dân tối cao bảo, Tòa án dưới phải nge? Báo pháp luật điện tử,

http://m.plo.vn/phap-luat-chu-nhat/tand-toi-cao-bao-toa-duoi-phai-nghe-494044.html [truy cập ngày 10/10/2014]

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 81

Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm vô tình tạo ra một trình tự tố tụng mới, bắt đầu từ thủ tục sơ thẩm. Đây là lý do quan trọng đưa số lần xét xử vụ án tới hàng chục phiên tòa, một tình trạng gần như không có điểm dừng.

Như vậy, cần có những giải pháp kịp thời để quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án được giải quyết một cách nhanh chóng và có hiệu quả . Tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết qua nhiều năm khiến cho đương sự phải chờ đợi mòn mỏi .

3.2.5.2. Đề xuất hoàn thiện

Để khắc phục tình trạng án phải xét đ i xét lại nhiều lần do thẩm quyền hủy án của Hội đồng giám đốc thẩm , tái thẩm cho nên PGS – TS. Đỗ Văn Đại đã đề ra hai phương hướng đề xuất:

Thứ nhất, nếu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm lần hai mà các tòa sơ, phúc thẩm vẫn bảo vệ quan điểm ban đầu thì đến lần xử giám đốc thẩm thứ ba, TAND Tối cao có quyền yêu cầu cấp dưới phải tuân theo đường lối xét xử của mình để đảm bảo tính ổn định của pháp luật.

Thứ hai, nếu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thấy hồ sơ đã rõ thì nên giải quyết triệt để vụ án luôn chứ không chỉ hủy án để xử lại như hiện nay. Bởi lẽ Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao là tập hợp những thẩm phán đầu ngành giỏi nghiệp vụ nên nhận định của họ phải được tôn trọng64.

Như vậy, thông qua những phân tích trên cùng với việc Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đã xác định một trong những nhiệm vụ CCTP là “từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm”, “xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND” . Tiếp thu đề xuất thứ hai của PGS – TS. Đỗ Văn Đại , người viết cho rằng không cần phải đổi mới quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm mà thay vào đó là cần có văn bản hướng dẫn việc áp dụng quy định về thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, “Nếu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm lần hai mà các tòa sơ, phúc thẩm vẫn bảo vệ quan điểm ban đầu thì đến lần xử giám đốc thẩm thứ ba, TAND Tối cao có quyền yêu cầu cấp dưới phải tuân theo đường lối xét xử của mình để đảm bảo tính ổn định của pháp luật”.

Sở dĩ người viết đưa ra đề xuất này là vì : một là, phạm vi quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm là được quyền xét lại toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc phần của bản án, quyết định bị kháng nghị, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm qua việc nghiên cứu hồ sơ và phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thực

64Đại Hưng – Thanh Tùng, Tòa án nhân dân tối cao bảo, Tòa án dưới phải nge?, Báo pháp luật điện tử,

http://m.plo.vn/phap-luat-chu-nhat/tand-toi-cao-bao-toa-duoi-phai-nghe-494044.html [truy cập ngày

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 82

sự thấy có sai lầm hoặc vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới, đồng thời thấy cần xét xử thế nào là đúng thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền , có trách nhiệm ra bản án , quyết định mới. Hai là, giống với nhận định của PGS – TS. Đỗ Văn Đại Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là tập hợp những Thẩm phán đầu ngành giỏi nghiệp vụ nên nhận định của họ phải được tôn trọng.

3.3. Một số hạn chế về mặt thƣ̣c tiễn và đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng

quy định pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

3.3.1.Tình trạng ngâm án ở Tòa án nhân dân các cấp hiện nay

3.3.1.1. Về mặt hạn chế

Ngâm án ở đây được hiểu là việc chậm giải quyết vụ án dẫn đến một vụ án để được giải quyết phải mất một khoảng thời gian khá dài, khi đó đương sự hoặc là những người có liên quan phải mòn mỏi chờ đợi. Hiện nay có không ít trường hợp mà vụ án đã có quyết định kháng nghị phiên tòa giám đốc thẩm của các Tòa cấp tỉnh mãi không được mở ra dù luật có quy định về thời hạn gây khó khăn cũng như làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự trong vụ án.

Khi bản án được các cấp Tòa án tuyên còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm thì như một lẽ tất nhiên sự trông chờ vào việc được phân xử ở phiên tòa giám đốc thẩm được xem là cơ hội sau cùng để người dân có thể bảo vệ quyền và lợi ích pháp của mình thế nhưng thủ tục kéo dài, lê thê trong thực tiễn đã phần nào trở thành nổi ám ảnh đối với một bộ phận không nhiều những người dân. Những trrường hợp sau đây sẽ chứng minh cho những nhận định trên65:

Trước hết, là vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa hai bên nguyên đơn là vợ chồng ông Nguyễn Thái Thú và bị đơn là vợ chồng ông Lê văn Tâm. Khởi kiện tại TAND thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước). Ngày 30-12-2009, TAND thị xã Phước Long đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên. Nội dung của thỏa thuận là vợ chồng ông Tâm có trách nhiệm trả 436 triệu đồng cho vợ chồng ông Thú. Hình thức trả là trả một lần ngay sau khi vợ chồng ông Tâm bán tài sản thế chấp (nhà đất) tại thị xã Phước Long. Sau khi quyết định thỏa thuận này có hiệu lực thì bị khiếu nại vì TAND thị xã Phước Long không đưa các con của vợ chồng ông Tâm tham gia tố tụng.

Xem xét vụ án, chánh án TAND tỉnh Bình Phước nhận thấy việc TAND thị xã Phước Long không đưa các con ông Tâm vào tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng. Cạnh đó, tài sản thế chấp của vợ chồng ông Tâm không đúng quy định bởi từ tháng

65

Hoàng Yến, Giám đốc thẩm ngâm án dân biết kêu ai, http://citinews.net/phap-luat/giam-doc-tham-- ngam--an--dan-biet-keu-ai--IIKIS6Q/ [truy cập ngày 19/9/2014]

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 83

9/2009 tài sản này đã bị cơ quan thi hành án kê biên để đảm bảo thi hành án trong một số vụ khác. Vì vậy, đầu tháng 12/2012, chánh án tỉnh đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy quyết định công nhận thỏa thuận trên, giao hồ sơ về cho TAND thị xã Phước Long giải quyết lại.

Theo Điều 293 BLTTDS, trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên họp để giám đốc thẩm vụ án (ở đây là Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh Bình Phước). Tuy nhiên, từ đó đến nay đã hơn một năm trôi qua mà ông Thú vẫn không hề nhận được kết quả

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)