5. Bố cục của đề tài
2.1.4. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét
xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Quy định về việc phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ xuất hiện sau khi Bộ luật tố tụng dân sự ra đời và được sửa đổi, bổ sung lần đầu tiên vào năm 2011. Theo đó, tại Điều 284 của BLTTDS hiện hành quy định về hình thức yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cũng như thời hạn gửi đề nghị xét lại, nhà làm luật phân chia những người phát hiện bản án, quyết định cần được xem xét lại thành hai nhóm chủ thể được quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều luật, cụ thể:
Thứ nhất, đối với đương sự nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 44
những người có quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Thời hạn đề nghị xem xét của đương sự là một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật40. Sở dĩ, quy định này xuất hiện là bởi trước đây luật chưa quy định thời hạn nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm nên có nhiều trường hợp đương sự gửi đơn đến người có thẩm quyền kháng nghị khi bản án hoặc quyết định gần hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dẫn đến việc giải quyết đơn rất khó khăn. Do đó, việc quy định đương sự gửi đơn đề nghị trong thời hạn một năm giúp khắc phục những khó khăn trong việc giải quyết đơn đề nghị của những người có thẩm quyền, đồng thời nhằm để nâng cao trách nhiệm và quyền định đoạt của đương sự trong việc có đề nghị giám đốc thẩm hay không.
Thứ hai, đối với Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị41, văn bản thông báo ở đây không phải là đơn đề nghị giám đốc thẩm. Thời hạn đề nghị giám đốc thẩm trong trường hợp này không được đặt ra.
Như vậy, theo tinh thần của Điều luật 284 của BLTTDS hiện hành thì có thể thấy không riêng gì đương sự trong vụ án được quyền đề nghị giám đốc thẩm mà bất kỳ người nào cũng có quyền phát hiện các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật. Những người này có thể là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc là những người khác) và cả Viện kiểm sát cũng như Tòa án nhân dân các cấp. Việc phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật phải được thực hiện thông qua hình thức văn bản gửi đến người có thẩm quyền kháng nghị. Hơn nữa, thực tiễn cho thấy phần lớn những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động giám đốc kiểm tra của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới, hoạt động kiểm sát việc xét xử của Viện kiểm sát, đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình v.v…
Bên cạnh đó, cũng giống với giám đốc thẩm Điều 306 BLTTDS hiện hành có quy định nếu phát hiện tình tiết mới của vụ án thì đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp có quyền thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Việc thông báo này là mang tính chất bắt buộc. Đặc biệt, người gửi đơn đề nghị có nhiệm vụ phải gửi đơn đề nghị kèm theo đó là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng
40
Khoản 1 Điều 284 BLTTDS hiện hành
41
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 45
minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, ở đây nhà làm luật không đặt ra quy định về thời hạn gửi đơn đề nghị của các đương sự như đối với giám đốc thẩm.
Nhìn chung, bên cạnh những quy định về việc chủ thể nào có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì BLTTDS còn cho phép các chủ thể bất kỳ nếu phát hiện được những bản án, quyết định cần được xem xét lại có quyền đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đề người có thẩm quyền xem xét kháng nghị về những bản án, quyết định đó. Từ đó góp phần phát hiện kịp thời những bản án, quyết định cần được xem xét lại. Tuy nhiên, cũng chính sự tồn tại của quy định này mà dẫn đến tình trạng là số lượng văn bản đề nghị kháng nghị không ngừng tăng cao do sự mở rộng chủ thể được quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.