5. Bố cục của đề tài
3.2.1. Quy định về tính chất giám đốc thẩm, tái thẩm chưa rõ ràng, thống nhất vớ
với căn cứ kháng nghị
Xét dưới nhiều góc độ “tính chất” được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau . Một cách chung nhất người ta thường gọi “tính chất” hay là “bản chất”, là những thuộc tính vốn có của một sự vật, hiện tượng được biểu hiện ra ngoài thành những đặc điểm cơ bản mà thông qua đó người ta có thể biết được đó là sự vật, hiện tượng gì. Hiện nay, quy định
55
Gia Thành, Giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm tại TAND tối cao: Những kết quả khả quan, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/giai-quyet-khieu-nai-theo-thu-tuc-giam-doc-tham-tai-tandtc- nhung-ket-qua-kha-quan-60346.html [truy cập ngày 22/9/2014]
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 71
về tính chất giám đốc thẩm , tái thẩm đang tồn tại nhữn g hạn chế nhất định . Hạn chế về quy định tính chất của giám đốc thẩm và tái thẩm
Đối với tính chất của giám đốc thẩm
Quy định về tính chất của giám đốc thẩm được nhà làm luật xây dựng theo hướng quy định định nghĩa, tức là thông qua tính chất chúng ta có thể rút ra một khái niệm cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm. Với quy định hiện tại tính chất của giám đốc thẩm trong BLTTDS hiện hành được hiểu là “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”56. Đi từ cách tiếp cận căn cứ kháng nghị, có thể thấy nhà làm luật xây dựng tính chất của giám đốc thẩm trên cơ sở của việc xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị khi Tòa án vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án, mà chưa đá động gì đến việc bản án, quyết định sẽ bị xét lại khi Tòa án mắc sai lầm trong việc nhìn nhận các tình tiết, sự kiện của vụ án trong khi tại Điều luật khác cụ thể là Khoản 1 Điều 283 BLTTDS hiện hành có quy định căn cứ kháng nghị “Kết luận trong bản án, quyết định Tòa án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án”. Như vậy, với cách tiếp cận thứ nhất quy định này quả thật là có sự thiếu sót và chưa có sự thống nhất với căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm.
Đi từ cách tiếp cận bản chất của việc xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị thì có quan điểm cho rằng hoạt động giám đốc thẩm không chỉ đơn thuần là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà còn là hoạt động xem xét toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để xác định chính xác yêu cầu, quan điểm của các bên đương sự; các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự xuất trình để chứng minh cho yêu cầu, quan điểm của mình, các tài liệu, chứng cứ khác phản ánh kết quả của các hoạt động bổ trợ tư pháp như kết quả giám định, kết quả định giá, biên bản xem xét tại chỗ, kết quả đo đạc…để xác định sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó mới xác định được những nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử là có đúng đắn hay không, có cơ sở hay không và việc áp dụng các quy định của pháp luật đã chính xác hay chưa. Vì vậy, có quan điểm cho rằng c ần sửa đổi quy định về tính chất của giám đốc thẩm theo hướng :
“xét lại vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng”, như ở Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 đã quy định thì chính xác và đúng với bản chất của hoạt động giám đốc thẩm57. Tuy nhiên, với quan
56Điều 282 BLTTDS hiện hành
57
Áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Tòa án dân sự TAND tối cao ở Việt Nam hiện nay, Doko.vn, http://www.doko.vn/luan-van/ap-dung-phap-luat-ve-thu-tuc-giam-doc-tham-vu-an- dan-su-cua-toa-dan-su-tandtc-o-viet-nam-hien-nay-307876 [truy cập ngày 19/9/2014]
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 72
điểm này người viết cho rằng sự sửa đổi như vậy là chưa hợp lý cũng như cụ thể, chưa thể hiện được bản chất của thủ tục giám đốc thẩm.
Chính vì các lẽ trên , để tạo nên sự thống nhất giữa các Điều luật trong BLTTDS với nhau mà cụ thể là Điều 282 và Điều 283 thì cần điều chỉnh lại quy định về tính chất giám đốc thẩm ở Điều 282 BLTTDS hiện hành.
Đối với tính chất của tái thẩm
Không chỉ giám đốc thẩm, quy định về tính chất tái thẩm hiện tại cũng đang tồn tại hạn chế cần được khắc phục. Theo quy định tại BLTTDS hiện hành có thể nói giữa quy định về “tính chất tái thẩm” và “căn cứ kháng nghị tái thẩm” chưa có sự thống nhất với nhau. Bởi vì, theo Điều 304 BLTTDS hiện hành thì những tình tiết mới bị phát hiện là những tình tiết Tòa án, đương sự không biết được trong quá trình giải quyết vụ án. Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 305 có quy định căn cứ kháng nghị tái thẩm: “Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án”. Ở đây giữa hai thuật ngữ“không biết được” và “không thể biết được” mang ngữ nghĩa khác nhau.
Một cách cụ thể ta có thể lý giải như sau, thuật ngữ“không thể biết được” có thể được hiểu là đương sự bằng hết khả năng của mình, họ muốn biết tất cả các tình tiết quan trọng trong vụ án để tìm kiếm, thu thập chứng cứ nhằm chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp nhưng do nguyên nhân khách quan nên họ không thể nào biết được. Còn với thuật ngữ“không biết được” ở đây có thể hiểu là Tòa án, đương sự không biết được tình tiết quan trọng của vụ án do việc thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án được thực hiện một cách không đầy đủ nên dẫn đến kết quả là bỏ sót các tình tiết được xem là quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Chính vì sự khác biệt ấy đòi hỏi phải sửa đổi quy định về tính chất của tái thẩm lại theo hướng Tòa án, đương sự “không thể biết được” tình tiết mới của vụ án, bởi vì nếu đây là việc Tòa án “không biết được” thì về bản chất đó là sai lầm xuất phát từ việc điều tra không đầy đủ của Tòa án, trường hợp này sẽ thỏa căn cứ có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khi đó căn cứ kháng nghị sẽ thuộc phạm vi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chứ không còn là tái thẩm nữa.
3.2.1.1. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 282 và Điều 304 BLTTDS hiện hành
Đề xuất bổ sung Điều 282 BLTTDS hiện hành về tính chất của giám đốc thẩm:
Yêu cầu đặt ra đối với một quy định mang tính chất định nghĩa như quy định “tính chất của giám đốc thẩm” là phải bao quát, lột tả hết bản chất của thủ tục giám đốc thẩm, thế nhưng hiện tại quy định tại Điều 282 của BLTTDS hiện hành lại chưa giải quyết được yêu cầu trên dẫn đến sự thiếu hoàn thiện cũng như thống nhất trong quy định.
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 73
Do đó, tiếp thu quan điểm của các nhà khoa học luật cộng với kiến thức đã tích lũy cá nhân người viết cho rằng để khắc phục tình trạng trên thì c ần thiết phải điều chỉnh Điều 282 BLTTDS hiện hành theo hướng bao quát hơn. Cụ thể là bổ sung cụm từ “sai lầm của Tòa án khi nhận định về những tình tiết , sự kiện của vụ án” vào trong quy định hiện hành “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”.
Theo đó, Điều luật sau khi được điều chỉnh là như sau:
“Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có sai lầm của Tòa án khi nhận định về những tình
tiết, sự kiện của vụ án hoặc có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ
án”. Đây cũng chính là quan điểm góp ý của một số nhà luật học trước khi BLTTDS được sửa đổi, bổ sung. Thế nhưng, quan điểm này lại chưa được tiếp thu và ghi nhận.
Đề xuất sửa đổi Điều 304 BLTTDS hiện hành về tính chất của tái thẩm
Để khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa quy định về tính chất của tái thẩm với căn cứ kháng nghị tái thẩm cho nên theo người viết cần sửa đổi lại nội dung của Điều 304 BLTTDS hiện hành theo hướng “Tòa án, đương sự đã khô ng thể biết được” thay vì
“không biết được” như hiện tại.
Như vậy, quy định hiện tại “Tái thẩm là xét lại bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có t hể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án , quyết định mà Tòa án đương sự không biết được khi Tòa án ra quyết định đó” . Với đề xuất sửa đổi thì Điều 304 BLTTDS hiện hành sau khi sửa đổi sẽ trở thành:
“Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự đã không thể biết được khi Tòa án đã ra
quyết định đó”.
3.2.2.Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm quy định quá chung chung dẫn đến thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng
3.2.2.1. Về mặt hạn chế
Có thể nói căn cứ kháng nghị là cơ sở không chỉ để người có thẩm quyền kháng nghị tiến hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc là tái thẩm mà còn là cơ sở để đương sự, cá nhân, cơ quan hay tổ chức khác gửi đề nghị kháng nghị đến với những người có thẩm quyền. Vậy nên, các căn cứ kháng nghị đòi hỏi phải được quy định rõ ràng, cụ thể để việc kháng nghị được thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả. Lý
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 74
thuyết là vậy nhưng trên thực tế hiện nay quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đang tồn tại vấn đề lớn sau cần được khắc phục một cách kịp thời.
Đối với giám đốc thẩm và cả tái thẩm ngoại trừ BLTTDS hiện hành quy định về căn cứ kháng nghị thì tính đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn việc áp dụng căn cứ kháng nghị dẫn đến tình trạng xác định sai căn cứ kháng nghị, kháng nghị tùy tiện mà không thỏa mãn bất kỳ căn cứ nào hay nói cách khác là kháng nghị chuyện đã rõ với những lý do lặt vặt, không thuyết phục. Chẳng hạn như vụ việc sau: Tháng 2/2009 ông L.V.Q ngụ quận 7 (TP. Hồ Chí Minh) viết biên nhận rồi đưa cho ông V.V.C 1,7 tỉ đồng để nhờ ông C trả tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà B. Tuy nhiên, đến ngày đi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng ông Q mới phát hiện là ông C chưa hề đưa tiền cho bà B như đã hứa. Vì vậy, Ông Q đã kiện ông C ra TAND quận 5 (TP. HCM) để đòi lại tiền. Biết mình bị kiện nên ông C đã mang tiền 1,7 tỉ đồng đến giao cho bà B để chứng tỏ mình đã hoàn thành lời hứa với ông Q. Tháng 5/2010 xử sơ thẩm, TAND quận 5 đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Q với lý do ông C chờ đến sau khi bị kiện mới thực hiện lời hứa là có lỗi hoàn toàn. Khi chuyện đã rồi ông C mới đưa tiền thì ông phải tự liên hệ với bà B để lấy lại. Xử phúc thẩm, TAND TP. HCM cũng tuyên y án sơ thẩm.
Sau đó, Chi cục Thi hành án dân sự quận 5 tổ chức thi hành án theo yêu cầu của ông Q, ông C cũng đã nộp 600 triệu đồng. Đầu năm 2011 Cục thi hành án dân sự quận 5 ủy thác cho Cục thi hành án dân sự huyện Nhà Bè tiếp tục thi hành án số tiền còn lại. Sự thật là vụ việc đã rành rành và rõ ràng như vậy nhưng ông C vẫn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm với lý do Tòa án cấp dưới đã chưa làm rõ việc ông Q phải trả và đã trả cho bà B được bao nhiêu tiền để được sang nhượng đất và quan hệ giữa ông C và bà B có phải là vợ chồng hay không. Hơn nữa, đến ngày 1 – 3 Phó Chánh án TAND tối cao Từ Văn Nhũ có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án 3 tháng để TAND tối cao xem xét khiếu nại của ông C và đúng 3 tháng sau ông Từ Văn Nhũ ký Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong khi Tòa án cấp dưới đã xác định, hồ sơ vụ án đã có bản hợp đồng chứng thực việc chuyển nhượng đất thành công giữa ông Q và bà B. Tại tòa, bà B thừa nhận ông Q đã trả đủ tiền và làm hợp đồng nên việc này không liên quan đến vụ kiện đòi tiền giữa ông Q và ông C. Đồng thời, hồ sơ cũng thể hiện ông C đang có vợ hợp pháp và bà B cũng có giấy xác nhận độc thân58.
Như vậy, qua vụ việc này bộc lộ hai vấn đề lớn: Một là , đương sự trong vụ án kháng nghị khi chuyện đã rõ ràng ảnh hưởng đến công tác thi hành án và hai là, sai lầm
58
Thanh Tùng, Lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm – Bài 1: Kháng nghị chuyện đã rõ, Tạp chí pháp luật điện tử, http://plo.vn/tap-chi-phap-luat/khang-nghi-chuyen-da-ro-116028.html [truy cập ngày 29/8/2014]
GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 75
của vị Phó chánh án Từ Văn Nhũ trong việc chấp nhận kháng nghị của ông C khi mà không có căn cứ kháng nghị cụ thể và chính xác.
Hơn nữa, đối với tái thẩm vấn đề xác định “tình tiết mới được phát hiện” của vụ án hiện nay chưa có quy định nào mang tính hướng dẫn cũng như giải thích cho “tình tiết mới” ở đây là những tình tiết như thế nào từ đó dẫn đến trên thực tế việc áp dụng quy định pháp luật về tái thẩm gặp rất nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn trong việc nhìn nhận căn cứ kháng nghị giữa kháng nghị giám đốc thẩm với tái thẩm là một trong những khó khăn trong thực tiễn. Một minh chứng thực tế:
Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2007/LHPT ngày 17/8/2007 của TAND tỉnh H có phần quyết định: “Chấp nhận sự thỏa thuận của các đương sự giao cho chị S sử dụng 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp đã đo cấp Sổ lâm bạ ngày 27/01/1994 mang tên anh N…”
bản án có hiệu lực và chị S có đơn yêu cầu thi hành.
Do quá trình giải quyết vụ án, TAND tỉnh H chỉ căn cứ vào Sổ lâm bạ do anh N cung cấp mà không xác minh thực địa, không thành lập Hội đồng kiểm tra, đo đạc mà vẫn công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trên, nên khi tổ chức thi hành bản án Chi cục thi hành án dân sự huyện C không thể xác định được vị trí của thửa đất; không phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc. Sau đó UBND huyện C có văn bản với nội dung: Diện tích 5,3 ha đất sản xuất lâm nghiệp được cấp Sổ lâm bạ ngày 27/01/1994 mang tên anh N hiện nay không tồn tại trên thực tế vì diện tích đất này khi thực hiện chính sách về đất đai qua kiểm tra, soát xét anh N chỉ thực tế sử dụng diện tích