Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 38 - 41)

5. Bố cục của đề tài

2.1.1. Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

Giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định đã được tuyên hợp pháp và có căn cứ. Việc xét lại bản án, quyết định này không được thực hiện một cách tùy tiện, thiếu căn cứ. Vậy nên, nhằm đề cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc tổ chức kiểm sát, giám đốc xét xử tránh việc kháng nghị tràn lan làm mất tính ổn định cho bản án, quyết định đã có hiệu lực cũng như để phù hợp, thống nhất với Luật tổ chức TAND năm 2002, pháp luật tố tụng dân sự đã đặt ra quy định và trao cho một nhóm chủ thể nhất định có được thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, chủ thể nào lại mang quyền hạn kháng nghị như vậy và với quyền đó họ có những nhiệm vụ cũng như quyền hạn trong việc thực hiện kháng nghị là như thế nào? Và những phân tích sau đây sẽ làm rõ hai vấn đề cơ bản vừa kể trên.

Trước hết, Bộ luật tố tụng dân sự ra đời mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là công cụ hữu hiệu giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi quyền và lợi ích đó bị xâm phạm. Khác với sơ thẩm hay phúc thẩm, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì đương sự, các tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung không được quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm một cách trực tiếp mà thay vào đó nếu phát hiện được căn cứ kháng nghị các chủ thể này phải thực hiện việc kháng nghị thông qua những người có thẩm quyền để những người này tiến hành xem xét và đưa ra quyết định kháng nghị. Ngoài ra, trong trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát khác phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với giám đốc thẩm hay phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát này cũng không được quyền kháng nghị mà phải thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền để những người này xem xét kháng nghị bản án, quyết định đó trong thời gian luật định25.

Giữ vai trò quan trọng trong việc kháng nghị và được pháp luật tố tụng dân sự quy định tại Điều 285 và 307 của BLTTDS hiện hành, những chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm:

Thứ nhất, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là một trong những chủ thể đứng đầu ngành Tòa án cũng như Kiểm sát, bên cạnh những thẩm quyền về chuyên môn họ còn được pháp luật trao cho thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 285 cũng như khoản 1 Điều 307 Bộ luật tố tụng dân sự hiện

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 30

hành thì Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp. Tòa án nhân dân các cấp ở đây được hiểu là bao gồm: các Tòa phúc thẩm, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động của Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện. Mặc dù vậy, đối với quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì chủ thể này không có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bởi lẽ trường hợp này đã có thủ tục tố tụng khác để điều chỉnh26.

Thứ hai, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 285 và Điều 307 thì hai chủ thể này có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Đặc biệt, với thẩm quyền của mình các chủ thể có quyền kháng nghị này không chỉ thực hiện việc kháng nghị mà còn có trách nhiệm xem xét những đề nghị xét lại bản án cũng như quyết định đã có hiệu lực pháp luật được gửi đến từ các chủ thể khác theo quy định tại Điều 284 cũng như 306 của BLTTDS hiện hành. Chẳng hạn: Việc TAND quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) xét xử một vụ án dân sự và ra bản án sơ thẩm. Sau đó, do không có ai hay Viện kiểm sát nào kháng cáo hay kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm cho nên theo quy định của pháp luật sau 15 ngày bản án sơ thẩm này trở thành một bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Và sau đó bên phía nguyên đơn cho rằng bản án sơ thẩm xử sai (hay nói cách khác là vi phạm một trong những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm) nên làm đơn yêu cầu xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Trong trường hợp này, Chánh án TAND Thành phố Cần Thơ cũng như Chánh án TAND tối cao đều có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với trường hợp trên.

Tuy nhiên hiện nay mà cụ thể là tại Tờ trình về Dự thảo sửa đổi Luật tổ chức TAND năm 2002 có hai luồng ý kiến bàn về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm , tái thẩm của Chánh án TAND cấp tỉnh. Theo đó:

Ý kiến thứ nhất, đây là ý kiến đề nghị theo hướng không quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án TAND cấp tỉnh vì TAND cấp tỉnh không còn Ủy ban thẩm phán; không thực hiện chức năng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm

26

Xem thêm:

Khoản 1 Điều 285 BLTTDS hiện hành quy đinh: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”

Khoản 1 Điều 307 BLTTDS hiện hành quy định: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 31

mà chỉ thực hiện việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm các loại vụ việc theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ xét xử đối với các Tòa án cấp dưới.

Ý kiến thứ hai, TAND cấp tỉnh vẫn phải báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nên TAND cấp tỉnh vẫn thực hiện một số chức năng giám đốc, kiểm tra đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới. Theo đó, cần quy định theo hướng khi phát hiện có sai sót, Chánh án TAND cấp tỉnh có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới nhưng không thực hiện chức năng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Các bản án, quyết định bị Chánh án TAND cấp tỉnh kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ do các Tòa chuyên trách của TAND cấp cao xét xử27.

Trước những ý kiến như vậy, Dự thảo sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân chỉ quy định Chánh án TAND cấp tỉnh có quyền kiến nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thay vì kháng nghị trực tiếp như quy định hiện tại. Đồng thời , Dự thảo cũng xuất hiện quy định Chánh án TAND cấp cao được quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa sơ thẩm khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điểm c khoản 2 Điều 34 Dự thảo sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Với người viết, qua quá trình tìm hiểu cũng đồng tình với quan điểm thứ nhất nghĩa là chỉ quy định Chánh án TAND tối cao thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bởi các lý do:

Thứ nhất, bản chất của việc xem xét kháng nghị để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị là hoạt động kiểm tra nội bộ của hệ thống ngành tư pháp khi đó, việc trao cho người đứng đầu ngành Tòa án cũng như kiểm sát để tiến hành kháng nghị là hợp lý, tạo điều kiện để Chánh án quản lý được công tác xét xử của Tòa án cấp dưới được thuận lợi hơn. Thứ hai, việc chỉ trao cho Chánh án TAND tối cao giúp hạn chế được sự nhọc nhằn trong việc phân chia nhiệm vụ đâu là việc kháng nghị của Chánh án TAND cấp tối cao, đâu là của Chánh án TAND cấp tỉnh bởi trên thực tế áp dụng quy định pháp luật đang tồn tại khó khăn trong việc xác định chủ thể có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, một cách tổng thể ta có thể thấy rằng chỉ có Chánh án TAND cấp trên, Viện trưởng VKSND cấp trên, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng như tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, thông qua các quy định của pháp luật mà cụ thể là quy định tại Điều 285 cũng như Điều 307 của BLTTDS hiện hành đã làm nổi bật lên việc phân cấp thẩm quyền kháng nghị. Tuy nhiên, việc phân cấp thẩm quyền kháng nghị này chỉ mang nghĩa tương đối bởi lẽ, trên thực tế Chánh án TAND tối cao,

27

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 32

Viện trưởng VKSND tối cao chủ yếu chỉ tiến hành kháng nghị đối với các bản án hoặc là quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh và TAND tối cao chứ không bao gồm luôn cả TAND cấp huyện.

Song song đó, thông qua việc kháng nghị các chủ thể có quyền kháng nghị này còn có các quyền đặc trưng sau:

Đối với giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và việc hoãn thi hành án này sẽ được thực thi theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Đối với tái thẩm, cũng giống với giám đốc thẩm bên cạnh thẩm quyền kháng nghị người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

Người đã kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Đồng thời, trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà giám đốc thẩm hay tái thẩm, người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị nếu xét thấy việc kháng nghị không còn cần thiết như các đương sự đã tự nguyện thoả thuận được với nhau giải quyết vụ án hoặc vụ án đó đã được thi hành xong. Như vậy, có thể thấy đó là những quy định mang tính chất hỗ trợ cho việc kháng nghị được tiến hành một cách hiệu quả và kịp thời.

Nhìn chung, sự tồn tại của các quy định về chủ thể có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ thông qua việc kháng nghị sẽ tạo tiền đề cho sự xuất hiện của thủ tục giám đốc thẩm cũng như tái thẩm ở bước giải quyết tiếp theo. Một lẽ tất nhiên thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ có thể được tiến hành một khi có kháng nghị, và những kháng nghị này là hợp pháp và có căn cứ.

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)