Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 44 - 49)

5. Bố cục của đề tài

2.1.3.1. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm

Để tiến hành việc kháng nghị những người có thẩm quyền không đơn giản là thực hiện việc kháng nghị theo cảm tính hay theo những suy nghĩ chủ quan thiếu căn cứ của mình mà thay vào đó là phải dựa trên những căn cứ nhất định được pháp luật tố tụng dân sự quy định. Những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được pháp luật quy định trên cơ sở sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự.

Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự ra đời, các Pháp lệnh trước đó như Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989, Pháp lệnh TTGQCVAKT năm 1994 hay Pháp lệnh TTGQCTCLĐ năm 1996 đều có đưa ra các quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy nhiên, những quy định ở các pháp lệnh này chưa có sự thống nhất với nhau bởi lẽ khác với Pháp lệnh TTGQCVAKT hay Pháp lệnh TTGQCTCLĐ ngoài ba căn cứ là

“kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những chi tiết khách quan trong vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” tại Điều 71 của Pháp lệnh TTGQCVADS năm 1989 còn quy định thêm căn cứ “Việc điều tra không đầy đủ”. Sự không thống nhất giữa ba pháp lệnh trên đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, theo đó, vừa kế thừa vừa phát huy tinh thần của ba pháp lệnh trước đó Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành chỉ quy định 3 căn cứ - là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án được nhà làm luật quy định là căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm. Cụ thể, theo quy định tại Điều 283 thì “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau: kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.”

Sở dĩ, Bộ luật tố tụng dân sự quy định như vậy là do suy cho cùng căn cứ “Việc điều tra không đầy đủ” trong Pháp lệnh TTGQCVADS chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến “Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách

30

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 36

quan của vụ án”31. Vốn dĩ đây là trường hợp mà Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án đã có những sai lầm khi đánh giá về tình tiết cũng như sự kiện của vụ việc dân sự từ đó mà dẫn đến kết quả xét xử cũng bị sai. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng quy định về căn cứ kháng nghị trong BLTTDS hiện hành có những hạn chế nhất định.

Sau đây, những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm sẽ được phân tích và làm rõ. Với giám đốc thẩm pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định 3 căn cứ cơ bản sau32:

Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

Về mặt lý luận, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án được hiểu là Tòa án đã đưa ra kết luận trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng kết luận đó không phù hợp với các chứng cứ của vụ án hoặc Tòa án đã dựa vào những chứng cứ giả mạo mà các bên đương sự đã cung cấp cho Tòa án dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án không đúng sự thật khách quan33. Ở đây việc xác định sự thật khách quan của vụ án là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Về nguyên tắc, trên cơ sở chứng cứ mà đương sự đã có nghĩa vụ cung cấp, Tòa án phải đưa ra các kết luận cũng như căn cứ cho việc xét xử. Vì thế, các kết luận trong bản án, quyết định phải phù hợp với chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tuy nhiên trong trường hợp ngược lại nghĩa là kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với chứng cứ có trong vụ án nhưng để đảm bảo công bằng, công lý trong xét xử thì bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đã căn cứ vào kết luận trên để giải quyết vụ án phải được xét lại. Và thủ tục xét lại trong trường hợp này là thủ tục giám đốc thẩm.

Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, thế nhưng người có thẩm quyền thường tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm nếu như căn cứ kháng nghị thuộc một trong các trường hợp sau:

Một là, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những chứng cứ, tài liệu đã được điều tra xác minh công khai tại phiên tòa. Nghĩa là, các chứng cứ, tài liệu được đương sự thu thập và được cơ quan tiến hành tố tụng điều tra cũng như xác minh một cách công khai tại phiên tòa, tuy nhiên trong bản án hoặc quyết định của Tòa án lại đưa ra kết luận không phù hợp với những chứng cứ cũng như tài liệu đó dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

31

Trần Anh Tuấn, Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra cho việc thi hành, Tạp chí Luật học, Đặc san về góp ý sửa đổi BLTTDS.

32Điều 283 BLTTDS hiện hành

33Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Đại học Cần Thơ, năm 2012, trang 181

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 37

Hai là, tại phiên tòa không xem xét những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án mà Tòa án dựa vào đó để kết luận về vụ án. Nghĩa là, trước những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án Tòa án dựa vào đó và đưa ra kết luận ngay thay vì phải xem xét một cách chi tiết nhằm xác định tình tiết đó có phù hợp với nội dung vụ án nói chung và chứng cứ trong vụ án nói riêng hay không.

Ba là, có sự mâu thuẫn giữa các chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án nhưng trong bản án, quyết định Tòa án không nêu lý do của việc chấp nhận chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác. Nghĩa là, trong một vụ án xuất hiện nhiều chứng cứ mâu thuẫn với nhau thế nhưng khi Tòa án lựa chọn một hay nhiều chứng cứ trong số những chứng cứ đó mà không nêu ra lý do của việc chấp nhận cũng như bác bỏ chứng cứ dẫn đến việc giải quyết vụ án vấp phải sai lầm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án.

Bốn là, kết luận trong bản án, quyết định có mâu thuẫn ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan.

Nhìn chung, là một trong những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm thế nhưng ngoài BLTTDS hiện hành ra thì hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn việc áp dụng quy định về căn cứ này vào trong thực tiễn do đó đã gây không ít khó khăn cho công tác kháng nghị. Đặc biệt là phải làm thế nào để xác định đâu là phần kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Thủ tục tố tụng là những quy định của pháp luật về các hoạt động của cơ quan, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong hoạt động tố tụng, đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục tố tụng. Việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của người tiến hành tố tụng thông thường dẫn đến việc giải quyết vụ án dân sự không được khách quan, công bằng, vi phạm đến quyền và lợi ích của đương sự. Thế nên, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là một trong 3 căn cứ, mà thông qua đó người có thẩm quyền có thể kháng nghị để bản án, quyết định Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được xem xét lại.

Về mặt pháp lý, trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành không có quy định thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đồng thời nghiêm trọng ở đây là ra sao. Vì thế, đã gây ra không ít khó khăn cho cơ quan áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy các vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng dân sự thường được hiểu dưới các dạng như việc Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc nhưng đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản quy định tại Chương II BLTTDS, các nguyên tắc cơ bản ở đây là: nguyên tắc hòa giải, nguyên tắc xét xử công bằng, nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc về tiếng nói

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 38

chữ viết trong tố tụng dân sự v.v...hoặc là vi phạm các quyền tố tụng cơ bản của đương sự như quyền tham gia phiên tòa; xác định sai thẩm quyền của Tòa án, xác định sai tư cách đương sự v.v...Bản chất vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được hiểu là những vi phạm trong quá trình điều tra hoặc xét xử vụ án mà chúng có thể tước bỏ hoặc hạn chế quyền của những người tham gia tố tụng hoặc làm cho Tòa án xét xử không khách quan, không đúng pháp luật hoặc thiếu căn cứ34

. Có thể thấy, để đảm bảo tính hợp pháp cho các bản án, quyết định của Tòa án thì việc xét xử phải tuân thủ chặt chẽ những quy định về thủ tục. Mọi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đều có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng đắn, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thế nên, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được xét lại một khi có vi phạm trong thủ tục tố tụng. Theo đó, thông thường những vi phạm này mang đặc điểm: phải có hành vi không thực hiện những quy định bắt buộc trong BLTTDS; hoặc là có hành vi thực hiện, nhưng thực hiện không đúng theo trình tự, thủ tục đã quy định; các hành vi trên phải xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của đương sự; Bỏ qua hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thủ tục làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan.

Một cách cụ thể vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng có thể là một trong các trường hợp sau:

- Tòa án không tiến hành hòa giải đối với những vụ án dân sự bắt buộc phải hòa giải hoặc tiến hành hòa giải đối với các vụ án dân sự không được hòa giải được quy định tại các Điều 180 và 181 BLTTDS hiện hành;

- Hội đồng xét xử không đúng quy định pháp luật. Chẳng hạn như: Thẩm phán, Hội thẩm đã hết nhiệm kỳ mà chưa được tái nhiệm;

- Kết luận giám định lại vẫn do giám định viên đầu tiên tiến hành;

- Việc xét xử được thực hiện sai thẩm quyền. Chẳng hạn, Tòa án cấp huyện tiến hành xét xử đối với vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh;

- Xét xử vắng mặt đương sự trong trường hợp sự có mặt của họ tại phiên tòa là bắt buộc. Cụ thể như trường hợp, bị đơn hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng và họ không yêu cầu xét xử vắng mặt cũng như pháp luật tố tụng không cho phép xét xử vắng mặt nhưng Tòa án có thẩm quyền vẫn đem vụ án ra xét xử. Ở đây, việc Tòa án xét xử như vậy là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

34

Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012, trang 512

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 39

- Nội dung quyết định của bản án mâu thuẫn với biên bản nghị án hoặc với biên bản phiên tòa;

- Bản án không có đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xét xử. Bởi lẽ, về nguyên tắc một trong những căn cứ để bản án hợp pháp là phải có đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xét xử trong bản án đó;

- Xác định sai tư cách tố tụng của đương sự làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền tố tụng và lợi ích họ;

- Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm vượt quá phạm vi xét xử phúc thẩm...v.v35

Như vậy, một căn cứ kháng nghị nữa đã được phân tích và làm rõ. Sự tồn tại của căn cứ kháng nghị này là xuất phát từ lỗi chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng – nơi mà người dân gửi gấm niềm tin công lý. Bản chất của căn cứ “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” vốn dĩ tồn tại những hạn chế nhất định đòi hỏi cần phải có văn bản hướng dẫn để việc áp dụng thuận lợi và hiệu quả hơn.

Thứ ba, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Cũng giống với căn cứ “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” pháp luật tố tụng dân sự hiện hành cũng không đưa ra quy định cụ thể để giải thích thế nào là “có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học luật, sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là việc Tòa án đã áp dụng sai các quy định của pháp luật vào việc giải quyết vụ án. Việc áp dụng sai các quy phạm pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả Tòa án quyết định sai quyền, nghĩa vụ của đương sự thế nên cần phải xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật thường xuất phát từ việc Tòa án đã áp dụng văn bản pháp luật không còn hiệu lực, không đúng hoặc là áp dụng không đúng điều luật, giải thích không đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án dân sự dẫn đến xét xử không đúng v.v…Tuy nhiên, trên thực tế Tòa án mắc sai phạm nhiều và phổ biến nhất dẫn đến việc bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đó là việc áp dụng sai điều luật hoặc không đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án dân sự36. Hay nói cách khác, Tòa án áp dụng không đúng điều khoản Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình hay những văn bản pháp luật khác.

35

Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012, trang 512 - 513

36Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Tư pháp, năm 2006, trang 331

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 40

Như vậy, với những căn cứ kể trên để phát hiện và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm một cách kịp thời và hiệu quả, người có quyền kháng nghị phải dựa vào việc kiểm tra công tác xét xử của Tòa án cấp dưới; dựa vào việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đơn tố cáo, thông báo của đương sự và các công dân, kiến nghị của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội…Bên cạnh đó, đối với Tòa án cũng như Viện kiểm sát cấp dưới nếu

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)