Tình trạng ngâm án ở Tòa án nhân dân các cấp hiện nay

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 91)

5. Bố cục của đề tài

3.3.1. Tình trạng ngâm án ở Tòa án nhân dân các cấp hiện nay

3.3.1.1. Về mặt hạn chế

Ngâm án ở đây được hiểu là việc chậm giải quyết vụ án dẫn đến một vụ án để được giải quyết phải mất một khoảng thời gian khá dài, khi đó đương sự hoặc là những người có liên quan phải mòn mỏi chờ đợi. Hiện nay có không ít trường hợp mà vụ án đã có quyết định kháng nghị phiên tòa giám đốc thẩm của các Tòa cấp tỉnh mãi không được mở ra dù luật có quy định về thời hạn gây khó khăn cũng như làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự trong vụ án.

Khi bản án được các cấp Tòa án tuyên còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm thì như một lẽ tất nhiên sự trông chờ vào việc được phân xử ở phiên tòa giám đốc thẩm được xem là cơ hội sau cùng để người dân có thể bảo vệ quyền và lợi ích pháp của mình thế nhưng thủ tục kéo dài, lê thê trong thực tiễn đã phần nào trở thành nổi ám ảnh đối với một bộ phận không nhiều những người dân. Những trrường hợp sau đây sẽ chứng minh cho những nhận định trên65:

Trước hết, là vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa hai bên nguyên đơn là vợ chồng ông Nguyễn Thái Thú và bị đơn là vợ chồng ông Lê văn Tâm. Khởi kiện tại TAND thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước). Ngày 30-12-2009, TAND thị xã Phước Long đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên. Nội dung của thỏa thuận là vợ chồng ông Tâm có trách nhiệm trả 436 triệu đồng cho vợ chồng ông Thú. Hình thức trả là trả một lần ngay sau khi vợ chồng ông Tâm bán tài sản thế chấp (nhà đất) tại thị xã Phước Long. Sau khi quyết định thỏa thuận này có hiệu lực thì bị khiếu nại vì TAND thị xã Phước Long không đưa các con của vợ chồng ông Tâm tham gia tố tụng.

Xem xét vụ án, chánh án TAND tỉnh Bình Phước nhận thấy việc TAND thị xã Phước Long không đưa các con ông Tâm vào tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng. Cạnh đó, tài sản thế chấp của vợ chồng ông Tâm không đúng quy định bởi từ tháng

65

Hoàng Yến, Giám đốc thẩm ngâm án dân biết kêu ai, http://citinews.net/phap-luat/giam-doc-tham-- ngam--an--dan-biet-keu-ai--IIKIS6Q/ [truy cập ngày 19/9/2014]

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 83

9/2009 tài sản này đã bị cơ quan thi hành án kê biên để đảm bảo thi hành án trong một số vụ khác. Vì vậy, đầu tháng 12/2012, chánh án tỉnh đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy quyết định công nhận thỏa thuận trên, giao hồ sơ về cho TAND thị xã Phước Long giải quyết lại.

Theo Điều 293 BLTTDS, trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên họp để giám đốc thẩm vụ án (ở đây là Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh Bình Phước). Tuy nhiên, từ đó đến nay đã hơn một năm trôi qua mà ông Thú vẫn không hề nhận được kết quả giám đốc thẩm và cũng không biết được thông tin gì về vụ án của mình. Nhiều lần lui tới tòa hỏi thăm, ông Thú vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Không chỉ vậy, tương tự là trường hợp của ông Lê Phương Trang (ngụ TP Cao Lãnh, Đồng Tháp). Mới đây, ông Trang đã gửi đơn đến Cục Điều tra VKSND Tối cao đề nghị xem xét trách nhiệm của lãnh đạo TAND tỉnh Đồng Tháp vì gần ba năm nay không xét xử giám đốc thẩm một vụ tranh chấp mà ông là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo hồ sơ, tháng 12/2010, ông Nguyễn Huy Hoàng khởi kiện ra TAND TP Cao Lãnh đòi bà Nguyễn Thị Huệ Trân trả nợ 600 triệu đồng. Ông Hoàng yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phong tỏa một mảnh đất tại phường Phú Mỹ mà bà Trân đã bán cho ông Trang. Về phần mình, ông Trang đòi tòa hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì việc mua bán đã xong trước khi ông Hoàng khởi kiện bà Trân, đất này thuộc quyền sử dụng của ông.

Tháng 4/2011, TAND TP Cao Lãnh xử sơ thẩm đã tuyên chấp nhận yêu cầu của ông Hoàng, buộc bà Trân trả 600 triệu đồng, tiếp tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án. Bản án sau đó có hiệu lực pháp luật.

Tháng 9/2011, Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Tháp kháng nghị giám đốc thẩm vì đất đã thuộc quyền sử dụng của ông Trang, việc tòa tuyên tiếp tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là sai. Kháng nghị đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm liên quan đến nội dung này. Từ đó đến nay ông Trang nhiều lần yêu cầu Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh Đồng Tháp xử giám đốc thẩm nhưng vẫn không nhận được hồi âm. Sau nhiều lần ông khiếu nại, TAND Tối cao cũng đã có công văn đôn đốc TAND tỉnh Đồng Tháp nhưng đến nay ủy ban thẩm phán của tòa này vẫn chưa mở phiên họp giám đốc thẩm.

Như vậy có thể thấy, mặc dù pháp luật tố tụng dân sự có quy định khá cụ thể về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm tuy nhiên những người có thẩm quyền lại lơ đi quy định của pháp luật khiến cho người dân phải mòn mỏi chờ đợi để vụ việc của mình được giải quyết. Đồng thời cũng có thể thấy rằng BLTTDS hiện hành quy định về

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 84

khiếu nại, tố cáo, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm rất chung, vì thế khi quyền lợi ích bị xâm phạm hoặc khi phát hiện vi phạm về thời hạn hay bị ngâm án đương sự không biết gửi khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền nào.

3.3.1.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng

Theo quan điểm người viết một mặt để giải quyết vấn đề ngâm án pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng cần có chế tài để xử lý trường hợp không đưa vụ án ra xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm một cách kịp thời như luật định. Bởi lẽ, có chế tài cụ thể thì cán bộ có trách nhiệm mới chịu làm. Mặt khác, tình trạng án giám đốc thẩm bị ngâm lâu mới đưa ra xem xét là có nguyên nhân từ thực tiễn. Dù luật có quy định nhưng hiện tại chưa có Nghị quyết nào của Hội đồng thẩm phán về việc hướng dẫn phiên họp giám đốc thẩm, trình tự thủ tục, thời gian trình tự mở phiên tòa giám đốc thẩm. Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 291 BLTTDS hiện hành là Ủy ban thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động của Tòa án nhân dân tối cao vẫn đang còn lúng túng và có khi tồn tại việc lạm dụng vào sự thiếu chặt chẽ của Luật để cố tình ngâm án, thậm chí còn có tiêu cực trong việc giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án.

Đồng thời, thiết nghĩ để khắc phục tình trạng ngâm án như hiện tại thì cần sửa đổi, bổ sung BLTTDS, cụ thể là bổ sung thêm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, trình tự giải quyết khiếu nại tố cáo trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.

3.3.2.Tình trạng lạm dụng kháng nghị gi ám đốc thẩm, tái thẩm gây khó khăn cho công tác thi hành án cho công tác thi hành án

3.3.2.1. Về mặt hạn chế

Lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm có thể tồn tại ở các dạng như: kháng nghị tùy tiện, không có căn cứ; kháng nghị nhằm làm chậm đi việc thi hành án, hoặc là theo hướng tiêu cực hơn là kháng nghị nhằm mục đích vụ lợi v.v…. Việc lạm dụng kháng nghị không chỉ làm khổ cho đương sự, Tòa án cấp dưới mà còn gây khó khăn không kém cho cơ quan thi hành án.

Theo nhận định của ông Hoàng Kim Vinh (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước): “Việc lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm, kháng nghị thiếu căn cứ không chỉ gây thiệt thòi cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của một bên đương sự mà còn tạo cho người dân tâm lý mệt mỏi, mất niềm tin vào các phán quyết của tòa án khi “nay vầy, mai

khác, mốt lại khác nữa”. Họ sẽ nghi ngờ về tính khách quan và đạo đức của những

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 85

chuyên lật án, hủy án…(?)”66. Không chỉ vậy, một Thẩm phán ở TAND một quận tại Thành phố Hồ Chí Minh than thở: “Có vụ xử sơ thẩm lại đến lần thứ ba, chúng tôi cũng không thể tuyên khác được vì chứng cứ đã quá rõ. Lên cấp phúc thẩm cũng không thay đổi kết quả so với những lần xử trước nhưng rồi không hiểu sao cứ bị kháng nghị giám đốc thẩm, bị hủy án. Giải quyết lại vừa mất công mất sức, vừa gây ức chế cho các thẩm phán cấp dưới”67

. Có thể nói nhận định của các vị trên về việc lạm dụng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình công tác, vậy nên qua đó cho thấy việc lạm dụng kháng nghị có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Với thi hành án dân sự, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thi hành án gặp không ít khó khăn trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu không muốn nói là cơ quan thi hành án phải rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” vì vấp phải kháng nghị.

Với những bản án vừa có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án vừa mới bắt đầu thi hành án mà bị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm thì không có vấn đề gì. Nhưng với những vụ đã thi hành một phần hoặc toàn bộ thì rất khó cho cơ quan thi hành án. Thực tế là, có trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị vụ việc đã thi hành án xong thế nhưng Cơ quan thi hành án mới nhận được kháng nghị giám đốc thẩm ký trong hạn từ TAND tối cao68. Chẳng hạn, bản án phúc thẩm tuyên ông A trả nhà, ông B phải giao lại cho A một khoản tiền. Cơ quan thi hành án vận động và ông B đã nộp tiền nhưng việc thi hành án phải tạm dừng vì bản án phúc thẩm bị kháng nghị giám đốc thẩm kèm yêu cầu hoãn thi hành án trong ba tháng. Khi đó, tiền lãi trên số tiền ông B đã nộp ai chịu? Chi phí thuê nhà cho ông A để chuẩn bị cưỡng chế giao nhà ai chịu? Đợi đến khi việc thi hành án phục hồi không biết bao giờ, lúc đó việc thi hành án khó khăn gấp bội phần…

Chưa kể, khi xử lại theo kháng nghị giám đốc thẩm mà các bản án về sau không đề cập, đưa ra hướng xử lý đến phần đã thi hành án trước đó thì quá trình thi hành án sẽ trở nên rối rắm, rơi vào ngõ cụt. Cơ quan thi hành án không biết làm sao, còn đương sự liên quan thì cứ liên tục đi khiếu nại.

Ví dụ như trường hợp: Năm 2005, TAND Thành phố Hồ Chí Minh xử phúc thẩm một vụ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, buộc bà T. phải bồi thường cho ông P. 3.611

66

Thanh Tùng, Nhiều hệ quả từ sự tùy tiện, Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chu- nhat/nhieu-he-qua-tu-su-tuy-tien-115623.html [truy cập ngày 15/9/2014]

67

Thanh Tùng, Nhiều hệ quả từ sự tùy tiện, Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chu- nhat/nhieu-he-qua-tu-su-tuy-tien-115623.html [truy cập ngày 15/9/2014]

68

Thanh Tùng, Kháng nghị giám đốc thẩm làm khổ cho thi hành án, Báo pháp luâtđiện tử,

http://baophapluat.vn/tinh-nguoi-tu-phap/khang-nghi-giam-doc-thamlam-kho-thi-hanh-an-144525.html [truy cập ngày 05/10/2014]

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 86

lượng vàng. Bà T. không trả nên tháng 5/2006, Cục Thi hành án dân sự Thành phố đã phát mại căn nhà của bà T. trên đường Nguyễn Thị Diệu để thi hành án. Sau đó người trúng đấu giá đã nộp đủ tiền và hoàn tất thủ tục sang tên sở hữu nhà.

Tháng 2007, bản án phúc thẩm bị kháng nghị giám đốc thẩm, sau đó bị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy để xử lại. Năm tháng sau, xử phúc thẩm lại, TAND TP tuyên buộc bà T. phải bồi thường ông P. 2.096 lượng vàng nhưng không đề cập gì đến ngôi nhà trên. Từ đó cả bà T. lẫn người mua nhà đấu giá đều đề nghị giao nhà cho mình khiến Cục Thi hành án dân sự TP không biết phải làm sao69

. Đây là một trong nhiều trường hợp mà Cơ quan thi hành án vấp phải không ít khó khăn do không biết phải thi hành sao đối với tài sản trong vụ án mà không được đề cập đến trong bản án , quyết định xét xử lại

3.3.2.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng

Qua những phân tích trên có thể thấy, việc lạm dụng kháng nghị một mặt ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một bên đương sự mặt khác gây khó khăn cho công tác thi hành án. Do đó, để khắc phục tình trạng lạm dụng trên người viết cho rằng với những người có thẩm quyền kháng nghị, họ là người nắm quyền lực xem xét và ra quyết định kháng nghị trong tay thế nên họ cần phải không ngừng trao dồi, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức để tránh tình trạng do yếu kém về chuyên môn nên ra quyết định kháng nghị tùy tiện, thiếu căn cứ. Bên cạnh đó, giữa Cơ quan thi hành án và Tòa án cũng cần có sự liên kết, phối hợp một cách chặt chẽ hơn, đặc biệt là với Tòa án cần phải gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đến Cơ quan thi hành án đúng thời hạn để tránh tình trạng án đã thi hành xong quyết định kháng nghị mới được chuyển tới như những trường hợp đang tồn tại trong thực tiễn hiện nay.

3.3.3.Một số hạn chế và đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật khác

Bên cạnh những hạn chế đã phân tích ở trên thì thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế khác cần được k hắc phục . Thông qua thực tiễ n xét xử có thể nói chất lượng giải quyết đơn đề nghị kháng nghị chưa cao , nội dung trả lời sơ sài , thiếu căn cứ thuyết phục nên người dân không đồng tình và vẫn tiếp tục khiếu nại , kiến nghị. Tỷ lệ giải quyết đơn cũng còn thấp , số lượng đơn tồn của năm trước chuyển sang năm sau vẫn còn nhiều và chưa xử lý dứt điểm được tình trạng khiếu nại , bức xúc kéo dài . Đặc biệt, có những vụ việc mà Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã n ghiên cứu và nhiều lần có công văn gửi đến đôn đốc giải quyết nhưng các cơ quan chức năng vẫn im lặng hoặc là không trực tiếp đứng ra giải quyết mà phân cho nhiều tầng trung gian cấp dưới giải quyết .

69

Thanh Tùng, Nhiều hệ quả từ sự tùy tiện, Báo pháp luật điện tử, http://m.plo.vn/phap-luat-chu- nhat/nhieu-he-qua-tu-su-tuy-tien-115623.html [truy cập ngày 15/9/2014]

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 87

Đặc biệt, theo lời của Bà Lê Thị Nga thì có những vụ việc Ủy ban Tư pháp chuyển đơn thư của người dân lên Tòa án và Viện kiểm sát nhưng 5 năm sau mới có người trả lời kéo dài qua hai khóa Quốc hội khi trả lời lại là “chúng tôi đang nghiên cứu” h oặc là “mới tiếp nhận” hồ sơ70.

Như vậy, có thể thấy tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cơ quan chức năng là chưa cao. Do đó, phải có cơ chế xem xét trách nhiệm các cơ quan dân cử “xem xét bổ sung đánh giá chất lượng côn g tác giải quyết khiếu nại , tố cáo như một tiêu chí để Quốc

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)