Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 64 - 67)

5. Bố cục của đề tài

2.3.1.2. Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm

Về tính chất, giám đốc thẩm và tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cho nên cũng giống với thủ tục phúc thẩm các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phải là những thẩm phán xét xử chuyên nghiệp, không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân như ở thủ tục sơ thẩm. Theo đó, tại Điều 54 BLTTDS hiện hành thành phần của Hội đồng giám đốc thẩm cũng như tái thẩm được quy định cụ thể như sau:

- Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Khi tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm tham gia;

- Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao gồm có 3 thẩm phán;

- Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khi tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia.

Thông qua quy định này một lần nữa có thể khẳng định rằng thành phần giám đốc thẩm, tái thẩm không có sự góp mặt của Hội thẩm nhân dân mà là việc giải quyết của nội bộ ngành tư pháp nhằm làm sáng rõ tính hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án đã

46

Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2012, trang 525

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 56

có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Đồng thời, đảm bảo quyền cũng như lợi ích hợp pháp của đương sự.

Bên cạnh quy định về thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm căn cứ vào tính chất của giám đốc thẩm cũng như tái thẩm BLTTDS hiện hành còn trao cho Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm một số quyền hạn nhất định. Theo quy định tại Điều 297 và 309 BLTTDS hiện hành thì khi xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền hạn chung sau:

Thứ nhất, không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nghĩa là, đối với trường hợp việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của người có thẩm quyền là không có căn cứ và trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị là đúng đắn thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Và trong trường hợp này bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị có hiệu lực thi hành.

Thứ hai, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. Có thể thấy đây là trường hợp mà có cơ sở để xác định việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là có căn cứ. Theo đó, khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có thể hủy bản án, quyết định bị kháng nghị và giao cho Tòa án cấp mình hoặc cấp dưới xử sơ thẩm lại vụ án. Ngoài ra, cả Hội đồng giám đốc thẩm lẫn tái thẩm không được chỉ rõ phải quyết định vụ án như thế nào khi vụ án được xét xử.

Đối với giám đốc thẩm, theo quy định tại Điều 299 BLTTDS hiện hành thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại trong các trường hợp sau:

- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không đúng quy định của BLTTDS;

- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;

- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của BLTTDS hoặc có vi phạm khác về thủ tục tố tụng.

Đồng thời, Hội đồng giám đốc thẩm có thể hướng dẫn Tòa án xử lại những vấn đề cần thiết như việc đánh giá chứng cứ, việc vận dụng pháp luật để giải quyết vụ án.

Đối với tái thẩm, quy định về quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại mang tính chất tổng quát chứ không được BLTTDS quy định cụ thể như Hội đồng giám đốc thẩm. Tuy nhiên, theo tinh thần của BLTTDS hiện hành thì có thể hiểu rằng Hội đồng tái thẩm thực hiện quyền trên khi xác

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 57

định được sự tồn tại và giá trị của các căn cứ kháng nghị tái thẩm được pháp luật quy định47. Khi có căn cứ kháng nghị, nghĩa là quyết định của Tòa án trong các bản án, quyết định bị kháng nghị giải quyết vụ án không còn phù hợp với thực tế khách quan của nó, không đúng pháp luật thì Hội đồng tái thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại.

Thứ ba, hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.

Dựa trên quy định tại Điều 300 và 310 của BLTTDS hiện hành thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án nếu có một trong những căn cứ đình chỉ vụ án quy định tại Điều 192 BLTTDS hiện hành. Đó là những căn cứ sau:

- Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

- Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; - Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi

kiện không có quyền khởi kiện;

- Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;

- Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án;

- Nguyên đơn đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

- Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

- Thời hiệu khởi kiện đã hết, cũng như một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật v.v…

Trên đây là những quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm mà pháp luật tố tụng dân sự quy định nhằm áp dụng chung thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Tuy nhiên, do sự khác nhau về căn cứ kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên các quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm không tránh khỏi sự khác biệt. Theo quy định của BLTTDS hiện hành thì Hội đồng tái thẩm không có hai quyền sau: một là, giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; hai là, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử phúc

47

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 58

thẩm lại. Có thể cho rằng sự khác biệt này là do việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm dựa trên cơ sở phát hiện có tình tiết mới nên nếu xác định có tình tiết mới thì Hội đồng tái thẩm cần hủy bản án, quyết định để xét xử sơ thẩm lại nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử.

Trong đó, quyền giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa của Hội đồng giám đốc thẩm được quy định tại Điều 298 BLTTDS hiện hành. Cụ thể: “Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới xét xử đúng pháp luật, nhưng đã bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ”, nghĩa là Hội đồng giám đốc thẩm khi xét thấy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã vận dụng đúng pháp luật nhưng đã bị bản án, quyết định đang có hiệu lực pháp luật hủy hoặc sửa không có căn cứ do đó Hội đồng giám đốc thẩm đã khôi phục lại bản án, quyết định đó thông qua việc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa. Chẳng hạn, Hội đồng giám đốc thẩm của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đang có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa cấp sơ thẩm đã bị bản án, quyết định của Tòa cấp tỉnh hủy hoặc sửa.

Như vậy, có thể thấy giám đốc thẩm cũng như tái thẩm không xét xử về mặt nội dung mà chỉ kiểm tra tính hợp pháp, đúng đắn của bản án, quyết định bị kháng nghị. Ở một số quốc gia khác giám đốc thẩm và tái thẩm cũng vậy, chỉ làm nhiệm vụ phá án mà không xét xử về mặt nội dung. Điển hình như Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định quyền hạn của cấp phá án chỉ bao gồm: bác đơn kháng cáo và hủy án. Về việc hủy án có thể hủy toàn bộ hoặc một phần bản án48. Có thể lý giải cho việc này rằng, nếu như Tòa giám đốc thẩm, tái thẩm cụ thể là Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm cũng làm nhiệm vụ xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm thì vô tình pháp luật tố tụng dân sự sẽ biến Tòa này thành cấp xét xử thứ ba, trái với quy định về hai cấp xét xử đã được khẳng định. Tuy nhiên, việc quy định Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền hủy án để xét xử lại dẫn đến tình trạng án bị xử đi xử lại nhiều lần không có điểm dừng làm cho người dân chán nản đợi chờ, có khi còn mất niềm tin vào công tác xét xử ở nước ta.

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)