Đơn đề nghị, văn bản thông báo về việc đề nghị xét lại bản án, quyết định đã

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 54 - 56)

5. Bố cục của đề tài

2.1.5.1. Đơn đề nghị, văn bản thông báo về việc đề nghị xét lại bản án, quyết định đã

định đã có hiệu lực

Trước hết, đơn đề nghị của đương sự cũng như văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc là cá nhân, cơ quan, tổ chức khác là hình thức thể hiện bằng văn bản của việc phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật hay có tình tiết mới. Trong đó, đơn đề nghị ở đây được quy định tại Điều 284a BLTTDS hiện hành, theo đó đơn phải được trình bày theo mẫu như luật định và bao gồm các nội dung cơ bản sau:

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 46

- Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị; - Tên, địa chỉ của người đề nghị;

- Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nhị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm;

- Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

Đặc biệt, “đương sự đề nghị là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc phải nộp kèm theo bản phôtô giấy tờ tùy thân của họ; đương sự đề nghị là cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu”42

. Đồng thời, bên cạnh đơn đề nghị đương sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ đề chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ đến người có quyền kháng nghị theo luật định.

Đối với văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 và Điều 14 của Thông tư 03/2013/TTLT – TANDTC – VKSNDTC phải có các nội dung cơ bản sau:

- Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;

- Tên Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết văn bản thông báo; - Tên, địa chỉ của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện vi phạm (phát hiện tình tiết mới);

- Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật (phát hiện tình tiết mới);

- Nội dung thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án (về tình tiết mới được phát hiện);

- Tên tài liệu, chứng cứ chứng minh bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật (có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó).

Ngoài ra, cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 và khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC thì người thông báo phát hiện có vi phạm

42

Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (Thông tư liên tích số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC)

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 47

pháp luật đối với giám đốc thẩm hoặc là phát hiện có tình tiết mới đối với tái thẩm nếu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối văn bản thông báo.

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)