RLKNDH theo tiếp cận linh hoạt trong TTSP

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 37 - 38)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.2.5.RLKNDH theo tiếp cận linh hoạt trong TTSP

TTSP là một bộ phận của QTDH ở trường đại học sư phạm diễn ra trong không gian của trường THPT và được cán bộ hướng dẫn tổ chức thông qua việc sử dụng các PPDH mang tính đặc trưng và phổ biến nhất, đó là: phương pháp luyện tập và phương pháp thực hành. Mục đích của TTSP là giúp sinh viên vận dụng những kiến thức về nghiệp vụ sư phạm đã học ở trường đại học vào thực tiễn dạy học và giáo dục ở trường THPT để hình thành và phát triển kỹ năng, từ đó làm tăng mức độ chính xác và bền vững của kiến thức [72, tr.119]. Như vậy, tổ chức TTSP là quá trình dạy học mà trong đó có hoạt động làm mẫu và tổ chức cho sinh viên luyện tập theo một PADH phù hợp được lựa chọn dựa vào sự hỗ trợ và định hướng của PTDH, trình độ và PCHT của sinh viên.

Từ những phân tích trên, kết hợp với khái niệm “tiếp cận linh hoạt trong dạy học” đã được định nghĩa và phân tích ở mục {1.2.5.3} trên đây, trong đề tài này, “RLKNDH theo tiếp cận linh hoạt trong TTSP” được hiểu “là dựa vào những thay đổi và khác nhau về trình độ và phong cách học tập của sinh viên; những thay đổi và khác nhau có thể xảy ra của phương tiện dạy học; những thay đổi và khác nhau có thể xảy ra của không gian TTSP, của môi trường

TTSP giảng viên đề ra các phương án tương ứng cho hoạt động RLKNDH để đạt được mục tiêu hình thành năng lực dạy học cho sinh viên”.

Từ các khái niệm tiếp cận linh hoạt, tiếp cận linh hoạt trong dạy học và tiếp cận linh hoạt trong RLKNDH qua TTSP đã được định nghĩa, nếu liên hệ với tiếp cận điều khiển học trong dạy học, thì tiếp cận linh hoạt có thể được xem là một vận dụng cụ thể của lý thuyết điều khiển thích nghi trong dạy học. Trong đó, PTDH, không gian học tập, trình độ và PCHT của sinh viên là những biến số thay đổi của quá trình. Kết quả đánh giá mức độ đạt được mục tiêu dạy học của sinh viên là những thông số hồi tiếp của quá trình. Tuy nhiên, lý thuyết điều khiển thích nghi liên quan tới hệ thống kỹ thuật [25, tr. 257]. Nói cách khác, đối tượng điều khiển là các hệ thống kỹ thuật, nên rất khó để vận dụng vào dạy học. Trong khi đó, tiếp cận linh hoạt trong dạy học liên quan đến đối tượng con người (giảng viên và sinh viên), nên hoàn toàn vận dụng được trong tổ chức dạy học. Do vậy, không thể vận dụng lý thuyết điều khiển thích nghi vào trong TTSP thay thế cho tiếp cận linh hoạt đã được nghiên cứu phát triển trong đề tài này.

1.3. ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 37 - 38)