Về tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 73 - 78)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.3.Về tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên

Nhằm tìm hiểu về phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm đại học, chúng tôi phát phiếu điều tra 147 giảng viên dạy các môn nghiệp vụ sư phạm của 3 trường nêu trên.

Tìm hiểu mức độ sử dụng các phương pháp dạy học chúng tôi nêu câu hỏi 1, ở phiếu hỏi dành cho giảng viên [phụ lục 3] với kết quả thu được bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học ở đại học sư phạm

Phương pháp dạy học

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi Không SL % SL % SL % SL %

1. Thuyết trình độc thoại 66 45.1 64 43.7 0 0.0 17 11.2

2. Đàm thoại 84 57.2 63 42.8 0 0.0 0 0.0

3. Nêu vấn đề 94 63.7 53 36.3 0 0.0 0 0.0

4. Hướng dẫn sinh viên nghiên

cứu tài liệu 47 31.9 100 68.1 0 0.0 0 0.0

Phương pháp dạy học

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi Không SL % SL % SL % SL %

6. Thực hành, thí nghiệm 12 8.7 30 20.4 52 35.4 53 35.5

7. Thông báo - thu nhận 13 9.1 64 43.3 53 35.5 17 12.1

8. Làm mẫu - tái tạo 32 21.9 48 32.7 17 11,4 50 34.0

9. Khuyến khích - tham gia 31 21.3 65 44,5 33 22.2 18 12.0

10. Kiến tạo - tìm tòi 49 33.1 48 32.9 35 24.1 15 11.9

11. Tình huống- nghiên cứu 32 22.1 99 67.2 0 0.0 16 10.7

Từ kết quả bảng 2.8 cho thấy, nhóm các phương pháp dạy học dùng lời vẫn chiếm ưu thế nhất. Thường xuyên nhất là phương pháp nêu vấn đề với 94 ý kiến công nhận, chiếm 63,7%; Phương pháp đàm thoại 84 ý kiến, chiếm 57,2% và phương pháp thuyết trình độc thoại chiếm 45,1%.

Những phương pháp ít được sử dụng nhất là: Phương pháp thực hành, thí nghiệm có 12 ý kiến lựa chọn “thường xuyên”, chiếm tỷ lệ 8.7%, số ý kiến chọn “không” sử dụng có 53, chiếm 35,5%; Phương pháp làm mẫu - tái tạo có 32 ý kiến xác nhận “thường xuyên”, chiếm tỷ lệ 21,9 trong khi đó số ý kiến chọn “không” sử dụng là 50, chiếm tỉ lệ 34%;

Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời vẫn được sử dụng chủ yếu trong đào tạo đại học sư phạm. Nhóm các phương pháp dạy học thực hành, thí nghiệm vẫn ít được sử dụng hơn. Với nhận định này chúng tôi có trao đổi thêm với giảng viên về nguyên nhân của việc ít sử dụng các phương pháp thực hành thí nghiệm thì được biết. Giảng viên rất muốn nhưng vì những ràng buộc về cơ sở vật chất, về thời lượng ít mà kiến thức thì nhiều,…

Về các biện pháp tổ chức dạy học trong đào tạo nghiệp vụ sư phạm chúng tôi tìm hiểu bằng câu hỏi 2, phụ lục 3, kết quả được thống kê trong bảng 2.9.

Bảng 2.9. Mức độ sử dụng các biện pháp dạy học ở đại học sư phạm.

Biện pháp dạy học

Mức độ Thường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi Không

SL % SL % SL % SL %

1. Cá nhân hóa 58 39.7 89 60.3 0 0.0 0 0.0

2. Phân hóa 66 44.9 81 55.1 0 0.0 0 0.0

3. Tích hợp 112 76.1 31 21.0 4 2.9 0 0.0

4. Biện pháp khác: 17 12.1 67 45.0 63 42.9 0 0.0

Bảng 2.9 phản ánh biện pháp tích hợp trong tổ chức dạy học được các giảng viên sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 76,1% với 112 ý kiến lựa chọn.

Tìm hiểu về hình thức tổ chức dạy học, chúng tôi đưa ra câu hỏi 3, phụ lục 3, Kết quả thu được thống kê trong bảng 2.10 sau:

Bảng 2.10. Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ở ĐHSP Hình thức tổ chức dạy học Mức độ Thường xuyên Thỉnh

thoảng Hiếm khi không

SL % SL % SL % SL % 1. Bài - lớp 147 100. 0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2. Giúp đỡ riêng 15 10.2 98 66,7 34 23.1 0 0.0 3. Hợp tác nhóm 47 31.9 64 43.7 36 22.4 0 0.0 4. Dạy học dự án 16 11.2 15 10.2 65 43.7 51 34.9 5. Hình thức khác 15 10.2 0 0.0 27 18.3 0 0.0

Từ kết quả bảng 2.10 cho thấy hình thức tổ chức dạy học trong đào tạo nghiệp vụ sư phạm chủ yếu vẫn là hình thức Bài - lớp với 100% ý kiến nhận định là “thường xuyên” và hình thức dạy học dự án ít được quan tâm khai thác tổ chức nhất với 10,2 % cho là “thường xuyên” và 34.9% cho là “không” tổ chức. Về các hình thức khác thì có nhiều người được hỏi không trả lời gì.

Điều tra thêm về sự quan tâm chú ý của giảng viên về các tương tác trong dạy học, chung tôi đưa ra câu hỏi 4, phụ lục 3, kết quả thu được ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Mức độ chú ý các tương tác trong dạy học ở đại học sư phạm.

Các tương tác trong DH

Mức độ chú ý

Quan tâm Đôi khi Không quan tâm SL % SL % SL %

1. Thầy – trò 147 100 0 0.0 0 0.0

2. Trò – trò 33 22.3 114 77.7 0 0.0

3. Thầy - môi trường dạy học 35 24.1 97 66.4 15 9.5

4. Trò - môi trường dạy học 48 32.7 99 67.3 0 0.0

Việc tổ chức RLNVSP ở trường đại học hiện nay đang được các giảng viên chú ý nhiều nhất kiểu tương tác Thầy - trò.

Nhằm tìm hiểu về việc quản lí sinh viên trong quá trình TTSP, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp ban chỉ đạo thì được biết. Hiện nay, nhà trường yêu cầu sinh viên TTSP phải bám lớp bám trường. Ngày nào sinh viên cũng phải có mặt tại trường và tham gia mọi hoạt động với lớp chủ nhiệm, với các tổ chức trong nhà trường. Việc này tuy có giúp sinh viên TTSP hiểu biết nhiều, sâu về thực tế phổ thông nhưng mặt khác lại hạn chế khả năng hợp tác, khả năng làm việc theo dự án và những kế hoạch cá nhân của sinh viên.

Để tìm hiểu về hoạt động đánh giá của giảng viên trong kiến tập, TTSP chúng tôi đưa ra câu hỏi 5, phụ lục 3, kết quả thu được thống kê trong bảng 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá kết quả kiến tập, thực tập của sinh viên

SL % Tiêu chí đánh giá

41 27.8 Phụ thuộc vào thái độ học tập của sinh viên 27.8

22 15.0 Chủ yếu đánh giá năng lực hoạt động của sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

56 38.1 Mang tính động viên, khích lệ là chính

28 11.1 Đánh giá đúng theo quy định

Số liệu phản ánh ở bảng 2.12 cho thấy, tỷ lệ nhiều nhất lựa chọn mang tính động viên, khích lệ là chính. Để biết rõ hơn về cách đánh giá chúng tôi trực tiếp trao đổi với các giảng viên về lí do tại sao đánh giá lại mang tính động viên, khích lệ là chính thì được biết: Cả 4 năm đào tạo sư phạm ở trường đại học, sinh viên chỉ được đi thực tế 10 tuần chia làm 2 lần (2 tuần kiến tập sư phạm và 8 tuần thực tập sư phạm), các em khó có cơ hội đi thực tế lại, hơn nữa, điểm thực hành cao thấp ảnh hưởng lớn đến cơ hội tìm kiếm việc làm sau này của sinh viên nên các giảng viên hướng dẫn chủ trương cho điểm cao hơn thực lực của sinh viên.

Ngoài ra, khi quan sát hoạt động tổ chức RLKNDH cho SVĐHSP trong TTSP ở các trường THPT hiện nay cho thấy, các trường THPT đều tuân theo một quy trình như sau: Toàn đoàn (25 người) nghe một báo cáo về kinh nghiệm giảng dạy – Nhóm sinh viên (5-7 sinh viên) dự giờ dạy mẫu + một số giờ dạy khác theo nhu cầu của sinh viên – Nhóm sinh viên họp tổ chuyên môn rút kinh nghiệm về giờ dạy mẫu – Sinh viên tự soạn giáo án rồi nộp cho giáo viên - Sinh viên tập giảng trước nhóm và giáo viên hướng dẫn - Sinh viên giảng dạy trên lớp thực. Quy trình này được áp dụng cho mọi sinh viên.

Như vậy, trong TTSP ở các trường THPT, tất cả các sinh viên chưa được chú trọng đến các đặc điểm về PCHT, việc rèn luyện các KNDH còn máy móc về quy trình, bó hẹp về không gian, hạn chế về thời gian và chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể từng KNDH mà đang hướng dẫn một cách chung chung, đại trà gộp các KNDH lại. Điều này lại một lần nữa khiến sinh viên không thể biết được dạy học gồm những kĩ năng nào? Vai trò của mỗi kĩ năng trong năng lực dạy học là gì? Sinh viên sẽ không biết với năng lực sẵn có của bản thân thì mức độ rèn luyện cho từng KNDH phải như thế nào?

Kết luận

Giảng viên ĐH và giáo viên THPT tham gia đào tạo nghiệp vụ sư phạm đã có tổ chức RLKNDH trong TTSP cho sinh viên theo tiếp cận linh hoạt với việc lựa chọn phương án rèn luyện chủ yếu theo điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất nhưng chưa tính đến những biến đổi về PCHT, NCHT hay môi trường TTSP, vẫn bị gò bó vào các phương pháp dạy học dùng lời trong hình thức tổ chức dạy học lớp - bài. Dạy học với biện pháp tích hợp là chủ yếu và chú trọng quá tương tác thầy - trò. Cách đánh giá kết quả chưa phản ánh rõ các mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của sinh viên. Đặc biệt đánh giá trong kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm thì hầu như mang tính động viên khích lệ là chính. Việc tổ chức RLKNDH trong TTSP cho SVĐHSP chưa có nhiều phương án đa dạng. Các điều kiện về không gian, thời gian, cơ sở vật chất…trong TTSP ở nhà trường THPT chưa được tính toán kết hợp mềm dẻo để tạo nên nhiều cơ hội học tập và nâng cao thành tích học tập cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 73 - 78)