Về kết quả rèn luyện kĩ năng dạy học

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 82 - 85)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.5.Về kết quả rèn luyện kĩ năng dạy học

Nhằm đánh giá thực trạng kết quả rèn luyện kĩ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm chúng tôi đã tham khảo kết quả điều tra của các đề tài nghiên cứu trước và điều tra bổ sung bằng phỏng vấn các cán bộ quản lí như hiệu trưởng, hiệu phó phụ trách chuyên môn và các tổ trưởng tổ chuyên môn về các đối tượng: sinh viên đang TTSP tại trường và giáo viên mới tốt nghiệp (< 5 năm) đang công tác tại trường. Kết quả thu được như sau:

2.2.5.1. Kết quả nghiên cứu đã được công nhận

Theo kết quả nghiên cứu của nhánh đề tài “Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông ở Việt Nam” thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dường giáo viên phổ thông” do bà Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm, chúng tôi thấy có một số điểm đáng chú ý sau:

Cả nước có 11 trường ĐHSP, 15 khoa sư phạm trong các trường đại học tham gia đào tạo giáo viên THPT. Kết quả khảo sát thực hiện ở 8 cơ sở đào tạo giáo viên là ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP của đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế; Khoa sư phạm Đại học Tây Bắc, Đại học Cần Thơ, Cao đẵng sư phạm Sơn La cho thấy:

- Về kết quả đánh giá chất lượng sinh viên sư phạm qua hoạt động TTSP nhìn chung, sinh viên thực tập có kĩ năng nghề nghiệp ở mức yếu

+ Sinh viên sư phạm có các kĩ năng ở mức tốt nhất là: Tự rèn luyện phát triển nhân cách nhà giáo; giao tiếp với học sinh; tự trau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên môn; tự trau dồi kĩ năng nghiệp vụ.

+ Sinh viên sư phạm có các kĩ năng ở mức kém nhất là: Phối hợp với CMHS, cộng đồng; giúp đỡ học sinh cá biệt; Giải quyết các tình huống sư phạm; tìm hiểu đặc điểm, hoàn cảnh và lập kế hoạch giáo dục học sinh.

+ Những mặt đạt: Kiến thức chuyên môn vững; tư cách đạo đức tốt, tác phong chững chạc.

+ Những mặt chưa đạt về giảng dạy: Soạn giáo án chưa đúng chuẩn, phân phối thời lượng bài dạy chưa hợp lí; phương pháp dạy học vẫn nặng về thuyết trình, trình bày bảng chưa khoa học; ngôn ngữ diễn đạt kém, thiếu tự tin, không linh hoạt trong xử lí các tình huống, không biết đặt câu hỏi trên lớp, viết bảng chữ xấu, viết chậm…

- Đề tài khảo sát 100% sinh viên sư phạm tốt nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (tháng 6/2009) cho kết quả về mức độ đạt được của các kĩ năng ở sinh viên là:

+ Sinh viên sư phạm tốt nghiệp mạnh nhất ở các nhóm kĩ năng: tìm kiếm và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, nghe ghi và hiểu bài giảng tại lớp, lập kế hoạch học tập.

+ Sinh viên sư phạm tốt nghiệp yếu nhất ở các nhóm: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử dụng vi tinh và phần mềm thông dụng, kĩ năng viết báo cáo tham luận, kĩ năng vận dụng vào thực tế.

- Về đánh giá chất lượng sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp trong những năm đầu tác nghiêp ở phổ thông, nhóm nghiên cứu đề tài đã khảo sát đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT mới ra trường (<5 năm) ở các trường THPT các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang và Hà Nội. Kết quả cho thấy:

+ Giáo viên trẻ đã đáp ứng được những tiêu chí về phẩm chất (tiêu chuẩn 1) và một số tiêu chí về năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT ngay sau khi ra trường đó là: năng lực thực hiện kế hoạch dạy học và năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Giáo viên trẻ còn gặp khó khăn và chỉ đáp ứng được ở mức thấp đối với các yêu cầu về năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục; thực hiện kế hoạch giáo dục; phối hợp với gia đình và cộng đồng và năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

2.2.5.2. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lí ở trường THPT

Nhằm cập nhật thực trạng kĩ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm, chúng tôi tiến hành hỏi 39 cán bộ quản lí ở các trường THPT ở thành phố Vinh. Chúng tôi đưa ra câu hỏi 1 và 2 [phụ lục 4]. Kết quả thu được ở bảng 2.15 và 2.16 như sau:

Bảng 2.15. Năng lực dạy học của sinh viên TTSP

Tiêu chí

Mức độ đạt được sinh viên TTSP

Yếu Trung bình Khá Tốt

SL % SL % SL % SL %

Tri thức 0 0.0 0 0.0 13 33.3 26 66.7

Kĩ năng 19 48.9 17 43.6 3 7.5 0 0.0

Thái độ 0 0.0 0 0.0 4 10.3 35 89.7

Bảng 2.16. Năng lực dạy học của giáo viên tr

Tiêu chí

Mức độ đạt được của giáo viên trẻ

Yếu Trung bình Khá Tốt

SL % SL % SL % SL %

Tri thức 0 0.0 0 0.0 5 12.8 34 87.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kĩ năng 0 0.0 23 59.0 15 38.5 3 7.5

Từ kết quả thống kê ở bảng 2.15 thể hiện các nhận xét đánh giá đều đánh giá cao tri thức và thái độ nghề nghiệp của sinh viên TTSP và giáo viên trẻ, không có loại yếu và loại trung bình. Trong khi đó, kĩ năng dạy học vẫn chưa được đánh giá cao, thậm chí là thấp. 48.9% ý kiến cho rằng kĩ năng dạy học của sinh viên TTSP là yếu và 43.6% ý kiến cho rằng chỉ đạt khá và không có ý kiến đánh giá đạt giỏi.

Cũng chiếm nhiều ý kiến đánh giá thấp kĩ năng dạy học của giáo viên trẻ thể hiện trong thông kê từ bảng 2.16. Cụ thể là 59% ý kiến cho rằng kĩ năng dạy học đạt loại trung bình và chỉ có 7.5% ý kiến cho rằng đạt loại tốt.

Ngoài câu hỏi trên, chúng tôi hỏi thêm họ về những ưu điểm, nhược điểm của sinh viên sư phạm và giáo viên thì đều có sự trả lời theo hướng

+ Ưu điểm: Phẩm chất đạo đức tốt; sẵn sàng nhận việc sau khi tốt nghiệp; kiến thức môn học sâu, rộng đáp ứng ở mức cao, thậm chí rất cao; kĩ năng máy tính tốt.

+ Nhược điểm: Kĩ năng thiết kế bài học, kĩ năng tác nghiệp trên lớp, kĩ năng viết bảng… nói chung các kĩ năng liên quan đến dạy học chưa đáp ứng yêu cầu dạy học ở THPT.

Như vậy, có thể thấy thực trạng kĩ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học ở THPT.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 82 - 85)