Biện pháp 3.Xây dựng môi trường TTSP linh hoạt

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 112 - 115)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.2.3.Biện pháp 3.Xây dựng môi trường TTSP linh hoạt

3.2.3.1. Mục tiêu

Nhằm hỗ trợ sinh viên TTSP có chất lượng cũng như thực hiện có hiệu quả trong rèn luyện kĩ năng dạy học qua hoạt động TTSP, sinh viên có thể linh hoạt chủ động xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch nhóm. Cần xây dựng một môi trường học tập linh hoạt tại chính các trường THPT thực hành. Môi trường đây có thể hiểu là những yếu tố về không gian, thời gian TTSP. Để tạo nên tính mở, tính tự do của môi trường TTSP, cần chỉ ra phần “cứng” - phần tối thiểu mà sinh viên cần đạt, chỉ ra phần “mềm” là phần mà sinh viên có thể lập kế hoạch vận dụng sáng tạo nó theo cách riêng của bản thân, theo điều kiện riêng…

Không gian TTSP đối với mỗi sinh viên không chỉ là trong nhà trường THPT thực hành mà bao gồm cả điều kiện sinh hoạt cá nhân như nơi ăn, chốn ở, địa phương sở tại mà nhà trường THPT đóng trên đó gắn với hoạt động sống của học sinh, của giáo viên, các cán bộ nhà trường và cả nhân dân địa phương.

Thời gian TTSP là toàn bộ quãng thời gian 8 tuần gắn với sinh hoạt của sinh viên trong đó.

3.2.3.2. Nội dung

1). Thiết kế lịch trình TTSP

2). Cung cấp đầy đủ các tài liệu, mẫu, biểu về các sản phẩm và yêu cầu về sản phẩm; các nội quy, quy định của nhà trường, của hoạt động TTSP.

3.2.3.3. Cách thực hiện

1). Thiết kế lịch trình TTSP

Nhằm hỗ trợ sinh viên TTSP có chất lượng cũng như thực hiện có hiệu quả tiếp cận linh hoạt trong rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên qua hoạt động TTSP. Cần xây dựng một môi trường học tập linh hoạt tại chính các trường THPT thực hành. Cụ thể xây dựng một kế hoạch hay lịch trình của toàn đoàn cụ thể, rõ ràng để sinh viên có thể linh hoạt chủ động xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch nhóm dựa trên kế hoạch toàn đoàn. Việc đưa ra một lịch trình ngay từ đầu là để xác định “phần cứng” của chương trình TTSP. Kế hoạch này cần thống nhất với nhà trường THPT để nhà trường cũng có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho sinh viên.

Trên cơ sở thực tế hướng dẫn thực hành sư phạm nhiều năm chúng tôi đã rút kinh nghiệm và xây dựng được một lịch trình khá hợp lý như sau:

Đầu tuần 1: Ra mắt trường THPT

Cuối tuần 4: Sơ kết toàn đoàn, báo cáo tiến độ và rút kinh nghiệm Cuối tuần 8: Tổng kết toàn đoàn

Các ngày trong tuần

15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp: sinh viên tham gia với lớp chủ nhiệm

Tiết 1: Sinh hoạt đoàn: phổ biến chủ trương đường lối hoạt động của đoàn, góp ý, bàn bạc, trao đổi những ý kiến nhằm điểu chỉnh hoạt động đoàn TTSP cho phù hợp với tình hình hiện trạng của trường THPT, trao đổi kinh nghiệm giáo dục, dạy học giữa các nhóm với nhau, giữa các cá nhân với nhau.

Tiết 2: Sinh viên được chọn dự giờ ở 1 lớp bất kỳ trong trường đang thực tập. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các giáo viên phổ thông có tiết 2 ở tất cả các ngày trong thời gian sinh viên TTSP đều cần chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp sinh viên vào dự giờ nếu được các em chọn. Tránh trường hợp sinh viên phải bị động, mất thời gian, công sức đi xin giáo viên để được dự giờ mà đôi khi vẫn bị từ chối vì nhiều lí do không đáng có. Để thực hiện có hiệu quả việc này, ngay từ khâu tiền trạm, giảng viên cần thống nhất với ban chỉ đạo TTSP tại trường THPT và có thông báo chính thức đến giáo viên toàn trường. Làm được điều này giúp sinh viên có thể linh hoạt lựa chọn môn học mình muốn dự, lớp học mình muốn tìm hiểu, giáo viên mình muốn học hỏi và chủ động về mặt thời gian cho công việc.

Như vậy, tiết 3,4,5 + buổi chiều + buổi tối là thời gian dành cho hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ.

Những thời lượng dành cho hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ chính là lúc sinh viên hoặc nhóm sinh viên có thể chủ động linh hoạt tự thiết kế các hoạt động TTSP phù hợp với điều kiện cá nhân của họ, Và họ cũng học được cách linh hoạt các phương án cá nhân thay đổi tuy theo những biến động liên quan trong môi trường cá nhân đó.

Các sản phẩm sinh viên phải có trong TTSP gồm: Kế hoạch chủ nhiệm lớp, giáo án, bài tập nghiên cứu tìm hiểu trường THPT, nhật kí thực tập, kế hoạch dạy học, phiếu đánh giá giờ dạy.

Ngoài việc cung cấp các mẫu sản phẩm thì cần nêu yêu cầu của sư phạm, chỉ ra các mức độ của sản phẩm và tiêu chí đánh giá các sản phẩm đó.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này cần có sự đồng thuận, nhất trí cao với ban giám hiệu. Đề nghị và thống nhất với nhà trường THPT là vào tiết 2 của tất cả các ngày học trong tuần, sinh viên được dự giờ mà không phải xin phép từ trước. Về phía giáo viên của trường THPT có tiết 2 trong thời gian TTSP luôn sẵn sàng đón sinh viên vào dự giờ học tập, tìm hiểu.

Các mẫu sản phẩm cần có sự thống nhất với giáo viên hướng dẫn ở trường TTSP trước khi cung cấp cho sinh viên để tránh cho sinh viên sự bối rối khi không biết là nên theo mẫu của trường Đại học hay của trường THPT. Lưu ý là vẫn tôn trọng mẫu của trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 112 - 115)