Môi trường học tập

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 58 - 61)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.5.3.Môi trường học tập

Môi trường học tập được xem là toàn bộ những yếu tố bên ngoài của quá trình dạy học. Môi trường học tập trong TTSP là những yếu tố về văn hóa, nội quy, quy định của nhà trường THPT, các điều kiện về sinh hoạt như nơi ăn chốn ở, các bạn cùng nhóm chuyên môn, hay cùng nhóm chủ nhiệm, hay cùng nhóm trọ, các mối quan hệ ngoài dạy học giữa sinh viên với cán bộ

trường THPT thực tập, với nhân dân địa phương, với học sinh,… Những yếu tố này gắn liền với hoạt động TTSP của sinh viên, nó tạo nên những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của sinh viên khiến sinh viên có thể tham gia được tích cực hay không, hiệu quả hay không các quá trình rèn luyện kĩ năng dạy học. Để dàn xếp ổn thỏa các mối quan hệ này, tập trung cho việc học tập đòi hỏi sinh viên vận dụng nhiều kĩ năng sống và đôi lúc cũng có yếu tố may rủi. Để tổ chức hoạt động TTSP hiệu quả, việc tính đến các điều kiện sinh hoạt của sinh viên luôn được chú trọng. Chính vì thế trong nội dung tiền trạm của TTSP luôn có mục thăm dò về nới ăn chốn ở cho sinh viên.

Môi trường TTSP còn là những yếu tố về không gian và thời gian mở (ngoài nhà trường THPT TTSP). Điều kiện sinh hoạt của sinh viên gắn với cuộc sống của nhân dân địa phương, các mối quan hệ xã hội… Tất cả đó làm nên tính đặc thù mà không có sinh viên nào giống sinh viên nào.

Phong cách quản lý chuyên môn, đào tạo là yếu tố tạo nên môi trường hoạt động cho sinh viên. Nếu hoạt động quản lý chuyên môn, đào tạo có những tác động phù hợp sẽ mở ra cho sinh viên nhiều hơn các cơ hội học tập linh hoạt, mềm dẻo. Ngược lại, công tác quản lí chuyên môn nếu tác động không phù hợp sẽ hạn chế hay thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội cũng như kết quả học tập của sinh viên. Trong điều kiện TTSP, sinh viên phải đối mặt với nhiều nhân tố biến động như: đối tượng hoạt động học tập, điều kiện sinh hoạt, nhóm bạn hợp tác, phương tiện học tập… Nên sinh viên rất cần sự hỗ trợ của các cấp quản lí nhà trường trong việc tạo một môi trường làm việc hợp tác, với tinh thần trách nhiệm cao, với thái độ tận tâm, nhiệt huyết, bầu không khí làm việc tương thân tương ái, vớicác điều kiện làm việc đáp ứng yêu cầu tối thiểu để học tập.

Hiệu quả của đợt thực tập sư phạm ở nhiều mức độ sẽ chịu sự chi phối của mối quan hệ qua lại giữa trường sư phạm với cơ sở TTSP cũng như sự cộng tác giữa nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phương pháp và tập thể giáo viên cơ sở TTSP.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Mặc dù ở nước ta hiện nay đã có những ứng dụng tính chất linh hoạt vào các chương trình đào tạo và hình thức học tập. Song, tiếp cận linh hoạt trong dạy học nói chung và tiếp cận linh hoạt trong RLKNDH trong TTSP nói riêng vẫn còn là một khái niệm mới. Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm trong TTSP đã được nghiên cứu đến nhưng chưa nhiều. Trong các nghiên cứu đó cũng chưa thấy đề xuất đến các phương án khác nhau trong tổ chức RLKNDH trong TTSP. Hình thức, phương pháp, nhiệm vụ TTSP áp dụng cho cả đoàn là như nhau. Đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong TTSP. Tổng hợp nghiên cứu lí luận của đề tài cho phép xây dựng khái niệm cơ bản của luận án về Rèn luyện kĩ năng dạy học cho

SVĐHSP theo tiếp cận linh hoạt trong TTSP.

RLKNDH cho sinh viên ĐHSP theo TCLH trong TTSP là hoạt động dạy học nhằm hình thành ở sinh viên các kĩ năng dạy học với nhiều phương án khác nhau theo những biến đổi có thể xẩy ra trong TTSP.

Có nhiều kĩ năng dạy học mà sinh viên cần rèn luyện nhưng trong luận án này xác định nghiên cứu các kĩ năng dạy học cơ bản trong TTSP là:

Kĩ năng thiết kế bài học

Kĩ năng nghiên cứu người học và việc học Kĩ năng viết bảng

Việc rèn luyện các kĩ năng dạy học cơ bản trong TTSP chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố biến động. Do đó để nâng cao chất lượng rèn luyện cần tính đến các yếu tố biến động đó để có các biện pháp tương thích nhằm tăng cơ hội học tập, cơ hội nâng cao thành tích học tập và giảm khó khăn cho sinh viên.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC

CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TCLH TRONG TTSP

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 58 - 61)