Về thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy hoc của sinh viên ĐHSP

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 66 - 73)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.2.Về thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy hoc của sinh viên ĐHSP

TTSP cốt lõi chính là rèn luyện các kĩ năng sư phạm, tuy nhiên, các kĩ năng đó chỉ được rèn luyện tốt khi sinh viên đã có nhận thức đầy đủ, trọn vẹn về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và những yêu cầu rèn luyện.

Trước hết chúng tôi muốn tìm hiểu xem những hiểu biết của sinh viên sư phạm về kĩ năng dạy học. Chúng tôi phát phiếu hỏi với 902 sinh viên thuộc 3 trường đại học: Đại học Sư phạm Hà Nôi; Đại học Vinh và Đại học Tây Nguyên. Chúng tôi đưa ra câu hỏi 1 và 2, phụ lục 1 “Theo bạn kĩ năng dạy học là gì? Có những kĩ năng dạy học cơ bản nào?”. Câu trả lời xoay quanh ý cho rằng “kĩ năng dạy học là năng lực, là khả năng thực hiện việc dạy học”. Về những kĩ năng dạy học cơ bản thì sinh viên liệt kê một cách mơ hồ vài kĩ năng như: Kĩ năng viết bảng, kĩ năng soạn giáo án, kĩ năng thực hiện bài học và kĩ năng quản lí lớp học.

Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm của các trường đại học thì ở phần “lí luận dạy học” không hề thấy nhắc đến các kĩ năng dạy học. Như vậy, những hiểu biết về kĩ năng dạy học của sinh viên chỉ là do họ cóp nhặt được đâu đó nên không tường minh và đầy đủ.

Ở câu hỏi 3, phụ lục 1 “Việc rèn luyện kĩ năng dạy học đối với bạn có quan trọng hay không?” thì thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Mức độ quan trọng của rèn luyện kĩ năng dạy học

Rất quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

SL % SL % SL %

781 86.6 121 13,4 0 0.0

Từ kết quả bảng 2.3 cho thấy tất cả đều chọn rất quan trọng (86.6%) hoặc ít quan trọng (13,4%) và không có ý kiến nào chọn không quan trọng.

Nhằm đi sâu hơn thực trạng về mức độ tham gia và sự tích cực của sinh viên vào việc rèn luyện các KNDH cơ bản trong TTSP chúng tôi đưa ra câu hỏi số 1 (phụ lục 2). Kết quả thu được ở bảng 2.4 và bảng 2.5.

Bảng 2.4. Mức độ tham gia của sinh viên khi rèn luyện

các kĩ năng dạy học Các kĩ năng a. Mức độ tham gia Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % SL %

đo lường những đặc điểm TSL

người học 154 17.0 442 49.0 255 28.3 51 5.7

Thiết kế bài học, học liệu 442 49.1 323 35.8 68 7.5 69 7.6 Thực hiện các biện pháp và

Các số liệu trên bảng 2.4 cho thấy sinh viên thường xuyên tham gia nhất là kĩ năng: Thiết kế bài học, học liệu, với 442 ý kiến cho là “thường xuyên” chiếm tỉ lệ 49,1%

Những kĩ năng sinh viên chọn “chưa bao giờ” tham gia nhiều nhất là:

Thực hiện các biện pháp và kĩ thuật dạy học cụ thể với 129 ý kiến chiếm 13,3%. Ngoài ra kĩ năng cũng bị sinh viên coi nhẹ nhận định “rất ít khi” tham gia là đo lường đặc điểm TSL người học với 255 ý kiến chiếm 28.3% và 442 ý kiến chọn “thỉnh thoảng” tham gia, chiếm 49%.

Bảng 2.5. Mức độ tích cực của sinh viên khi rèn luyện các kĩ năng dạy học

Các kĩ năng b. Mức độ tích cực Rất tích cực Tích cực Ít tích cực Chưa tích cực SL % SL % SL % SL x%

Đo lường những đặc điểm

TSL người học 154 17.0 237 26.4 348 39.6 104 11.3

Thiết kế bài học, học liệu 273 30.3 426 47.2 85 9.4 118 13.1 Thực hiện các biện pháp và

kĩ thuật dạy học cụ thể 255 28.3 340 37.7 119 13.2 119 13.2

Bảng 2.5 cho thấy sinh viên tích cực rèn luyện nhất là kĩ năng: Thiết kế

bài học, học liệu, có 273 ý kiến chiếm 30.3 % chọn “Rất tích cực” và 426 ý

kiến chiếm 47.2 % chọn “tích cực”.

Sinh viên ít tích cực rèn luyện các kĩ năng: Đo lường đặc điểm TSL người học với 348 ý kiến chiếm 39,6% chọn “ít tích cực” và 104 ý kiến chiếm 11.3% chọn “chưa tích cực”; Thực hiện các biện pháp và kĩ thuật dạy học cụ

thể119 ý kiến chiếm 13,2% chọn “ít tích cực” và 119 ý kiến chiếm 13.2% chọn “chưa tích cực”.

Số sinh viên ít tích cực hoặc chưa tích cực chiếm lượng đáng kể, có những nội dung đến hơn 50% như: Đo lường đặc điểm TSL người học. Những nội dung sinh viên có mức độ tham gia “thường xuyên” nhiều thì thường tính tích cực cũng cao và ngươc lại. Tuy nhiên, tỷ lệ mức độ tham gia “thường xuyên” cao hơn tỷ lệ mức độ “tích cực”.

Có thể kết luận rằng việc rèn luyện các kĩ năng sư phạm các sinh viên có tham gia nhưng chưa tích cực, chưa chủ động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy cái gì ảnh hưởng đến tích tích cực học tập, rèn luyện của sinh viên. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi 4, Phụ lục 2: “Bạn đã hài lòng với kết quả TTSP của bản thân trong thời gian học tại trường ĐHSP không? Xin cho biết nguyên nhân?”. Kết quả phản ánh ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Mức độ hài lòng của sinh viên với kết quả RLNVSP

Hài lòng Chưa hài lòng

SL % SL %

463 51.3 439 48.7

Mức độ chưa hài lòng về kết quả TTSP khá cao 48,7%. Về phần câu trả lời cho ý “xin cho biết nguyên nhân” thì không phải tất cả đều có tham gia trả lời nhất là những phiếu chọn “Hài lòng”. Các câu trả lời về nguyên nhân chưa hài lòng xoay quanh những ý kiến sau:

- Chưa nắm vững kiến thức NVSP - Thiếu quan tâm từ giảng viên

- Chưa có sự giúp đỡ quan tâm của giảng viên và nhà trường. - Vì còn chưa hoạt động hết khả năng

- Bản thân chưa tích cực, tài liệu chưa đủ - Chưa được thực hành nhiều

- Bản thân chưa tích cực tham gia hoạt động RLNVSP và các hoạt động chung

- Còn nhiều yếu kém cần phải khắc phục - Thiếu kinh nghiệm

- Chưa có cơ hội được rèn luyện.

- Chưa hoàn thiện được các kĩ năng cần có để đáp ứng quá trình dạy học - Thiếu kĩ năng cần thiết, thiếu môi trường thực hành

- Chưa tự tin trước đám đông

- Một số tình huống sư phạm chưa giải quyết một cách thuyết phục - Bản thân lúng túng trước các tình huống sư phạm

Về những khó khăn trong việc thực hiện các nội dung TTSP ở sinh viên năm. Chúng tôi đưa ra trưng cầu ý kiến ở câu hỏi 3 (phụ lục 2) Kết quả thu được ở bảng 2.7. Bảng 2.7. Mức độ khó khăn khi TTSP Các nội dung Mức độ khó SL/% Rất khó Khó Hơi dễ Rất dễ % SL % SL % SL % SL

Tìm hiểu thực tiễn nhà trường

THPT và địa phương nơi trường đóng

10.1 91 71.3 643 18.6 168 0.0 0

Tìm hiểu học sinh 21.3 192 39.1 352 19.8 179 19.8 179

Xây dựng kế hoạch giảng dạy 32.2 290 39.8 359 28.0 253 0.0 0

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 0.0 0 61.2 552 29.3 264 9.5 86

Làm quen và tập sử dụng các

phương tiện dạy học thông thường có liên quan

23.4 211 41.3 373 27.4 247 7.9 71

Các nội dung

Mức độ khó SL/%

Rất khó Khó Hơi dễ Rất dễ % SL % SL % SL % SL

Dự giờ của các giáo viên phổ

thông 13.7 124 21.0 189 39.8 359 25.5 230 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Soạn giáo án 0.0 0 61.2 552 39.8 359 0.0 0 Tổ chức hoạt động lao động

cho học sinh 0.0 0 40.2 363 40.1 362 19.7 177

Tổ chức hoạt động vui chơi,

sinh hoạt tập thể 0.0 0 0.0 0 60.1 542 38.9 360

Tổ chức các hoạt động rèn

luyện thể chất cho học sinh 15.6 141 0.0 0 40.1 362 44.3 399 Công tác Đoàn TNCS HCM 0.0 0 29.5 266 62.3 562 8.2 74

Thăm và tìm hiểu gia đình

học sinh 10.5 95 53.2 480 9,8 88 26.5 239

Giao tiếp với học sinh 0.0 0 0.0 0 41,3 58.7

Trao đổi kinh nghiệm với giáo

viên ở trường kiến tập, thực tập 13.9 125 35.6 321 41.1 371 9.4 85

Giải quyết tình huống sư phạm 0.0 0 83.7 755 16.3 147 0.0 0 Kiếm tra, đánh giá học sinh 11.3 104 18.1 163 61.4 554 9.2 81

Khen thưởng, kỉ luật học sinh 0.0 0 41.0 370 39.0 352 20.0 180

Ghi nhật kí kiến tập, thực tập

đều đặn 0.0 0 21.0 189 14.6 126 62.4 587

Giáo dục học sinh chậm tiến 32.3 291 63.3 571 4.4 40 0.0 0

Thực hiện bài tập tâm lí-giáo

Các nội dung

Mức độ khó SL/%

Rất khó Khó Hơi dễ Rất dễ % SL % SL % SL % SL

Làm đề tài NCKH 31.6 285 52.2 471 0.0 0 16.2 146

Hướng dẫn học sinh tham gia

các hoạt động xã hội 0.0 0 39.9 360 60.1 542 0.0 0

Thực tập giảng dạy 33.7 304 55.0 530 7.5 68 0.0 0 Thực tập chủ nhiệm 22.0 198 34.2 308 41.1 371 2.7 25 Viết thu hoạch 0.0 0 53.3 481 41,3 372 5.4 49

Bảng 2.7 phản ánh sinh viên cảm thấy khó khăn nhiều nhất với các nội dung: Thực hiện bài tập tâm lí- giáo dục chiếm 43.8%; Thực tập giảng dạy 33.7% và Xây dựng kế hoạch giảng dạy 32.2%

Nhiều ý kiến chọn rất dễ ở các nội dung: Ghi nhất kí kiến tập sư phạm với 587 ý kiến chiếm 62.4%; Tổ chức hoạt động rèn luyện thể chất cho học sinh với 399 ý kiến chiếm 44.3%; Làm quen tổ chức một lớp học với 344 ý kiến chiếm 38.2%; Tổ chức hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể với 360 ý kiến chiếm 38.9%

Kết luận

- Sinh viên ĐHSP có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về tầm quan trọng của các kĩ năng dạy học đối với hoạt động nghề nghiệp tương lai. Hiểu biết về kĩ năng dạy học của sinh viên còn nhiều hạn chế cả về khái niệm, phân loại cũng như các thao tác hành động của kĩ năng dạy học. Hiểu biết về những cách thức, những phương án phù hợp với những biến đổi của các yếu tố liên quan khi rèn luyện các kĩ năng dạy học cũng chưa được sinh viên định hình rõ.

- Trong quá trình TTSP, sinh viên chưa biết cân đối thời gian hợp lí cho từng hoạt động dẫn đến quá coi trọng công tác giáo dục, dành phần lớn thời

gian TTSP cho công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn thanh niên,… mà bị giảm thành tích cho hoạt động giảng dạy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rèn luyện kĩ năng dạy học trong TTSP được sinh viên thực hiện một cách máy móc theo kiểu bắt chước rồi làm theo. Việc tham gia rèn luyện của sinh viên chưa tích cực, còn thụ động trong thu thập thông tin, trong việc đề ra các phương án luyện tập cá nhân trong các điều kiện có thể. Sinh viên còn chưa thật tích cực tranh thủ mọi điều kiện để thuận lợi, chủ động khắc phục khó khăn nhằm cải thiện kết quả TTSP của mình.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 66 - 73)