10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG
Công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các trường đại học được kết hợp giữa việc giảng dạy lý thuyết các khoa học sư phạm như Tâm lí học, Giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn với việc thực hành các bài tập thực hành Tâm lí học, Giáo dục học, nghiên cứu khoa học, kiến tập sư phạm, thực tập sư phạm và các hội thi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Trong đó, gồm chủ yếu các nội dung sau:
- Tìm hiểu các văn bản về giáo dục, chương trình, kế hoạch, thực trạng giáo dục ở phổ thông thông qua các hoạt động kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm.
- Kiến tập sư phạm với các hoạt động thâm nhập thực tế giáo dục ở các trường THPT, tham quan cơ sở vật chất kĩ thuật của trường THPT, nghe các báo cáo về thực trạng giáo dục của địa phương, tìm hiểu những đặc điểm nhận cách của học sinh THPT, rèn luyện những kĩ năng có tính công cụ như viết bảng, giao tiếp,… tìm hiểu nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học, chương trình dạy học ở trường THPT, dự giờ dạy của giáo viên THPT.
- Thực tập sư phạm tập trung ở trường THPT trong 8 tuần với các hoạt động sau:
+ Thực tập dạy học: tìm hiểu và tham gia các hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ ở trường THPT, tập làm các công việc của quá trình dạy học như nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, lập kế hoạch dạy học, soạn bài dạy, lên lớp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT, hướng dẫn học sinh học tâp ở nhà, bồi dưỡng học sinh yếu, kém…
+ Thực tập công tác tổ chức giáo dục: Tập làm công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp, thực tập công tác phụ trách Đoàn TNCS HCM, liên hệ tham mưu với gia đình học sinh về việc giáo dục học sinh ở gia đình…
+ Làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục: thu thập, xử lý các số liệu và hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu khoa học.
- Học các môn khoa học sư phạm: Tâm lí học, Giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong các giờ học chính khóa trên lớp tại trường đại học.
- Thực hành các bài tập thực hành Tâm lí học, Giáo dục học và bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục qua các giờ thực hành trên lớp tại trường đại
học, qua việc tự học tự nghiên cứu của sinh viên và trong thời gian sinh viên đi kiến tập, thực tập sư pham tập trung ở trường THPT.
- Các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm khác như các hội thi với các nội dung như: ứng xử sư phạm, giao tiếp sư phạm, viết bảng, làm đồ dùng dạy học, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch, đi thực tế…
Từ nghiên cứu nội dung, chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm của các trường đại học chúng tôi thấy rõ một điều rằng không có môn học nào, hoặc học phần nào nói đến các kĩ năng sư phạm cụ thể và việc rèn luyện các kĩ năng đó. Chương trình không thấy có bộ trí thời lượng cho việc thực hành luyện tập các kĩ năng sư phạm cụ thể. Như vây, nội dung dạy học các môn nghiệp vụ sư phạmở các trường đại học mang nặng tính hàn lâm, lí thuyết trừu tượng, không gắn với thực tiễn dạy học và giáo dục phổ thông.
Cũng trong kết luận của nhánh đề tài “Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông ở Việt Nam” thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dường giáo viên phổ thông” do bà Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm, đã chỉ ra rằng hoạt động TTSP ở các trường đại học có những ưu điểm và hạn chế sau
- Ưu điểm
+ Trước đây có đầu vào sư phạm tốt + Đào tạo kiến thức chuyên môn chắc
+ Đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt
+ Các trường sư phạm sẵn sàng với ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động giáo dục các cấp học.
+ Hệ thống sư phạm có truyền thống giao lưu, chia sẻ nguồn lực
+ Một số trường sư phạm có bề dày phát triển nên có những nguồn lực tốt
+ Định hướng nghề nghiệp sớm cho sinh viên trong quá trình đào tạo + Các trường sư phạm có đội ngủ giảng viên có trình độ khoa học cơ bản tương đối mạnh
+ Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, đặc biệt về các môn học cơ bản, đại cương.
- Nhược điểm
+ Tính định hướng đào tạo nghề, đặc biệt là kĩ năng nghề không được thể hiện tường minh trong mục tiêu đào tạo.
+ Tích hợp đào tạo kiến thức khoa học chuyên ngành và khoa học sư phạm không được quán triệt trong nhận thức, phương pháp dạy học của giảng viên, trong cấu trúc nội dung chương trình, giáo trình.
+ Liên kết sư phạm với phổ thông còn hình thức, chưa được thể chế hóa trách nhiệm trong hoạt động.
+ Nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo nghiệp vụ sư phạm còn hàn lâm, chưa gắn với quá trình hành nghề ở nhà trường phổ thông.
+ Các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo còn rời rạc, thiếu nhất quán trong việc hướng tới hình thành phẩm chất năng lực nghề nghiệp giáo viên.
+ Các môn học nghiệp vụ sư phạm vừa không đápứng về thời lượng, vừa không trực tiếp tác động đúng mức đến hình thành kĩ năng dạy học, giáo dục.
+ Nhận thức và kĩ năng dạy học tích hợp còn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục ở phổ thông.
+ Chương trình đào tạo chưa đáp ứng được việc trang bị tri thức rộng cho giáo viên nên nhiều năng lực của giáo viên với tư cách là nhà giáo dục trong xã hội hiện đại còn thiếu.
+ Phương pháp dạy học chủ yếu vẫn hướng tới việc truyền thụ kiến thức, chưa thực hiện được giáo viên là người gợi mở, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức.
Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo giáo viên đó là bản thân sinh viên vẫn chưa tích cực, năng động linh hoạt trong học tập và rèn luyện. Nắm bắt thông tin chậm và thụ động chờ đợi ở giảng viên hoặc cán sự lớp.
Kinh phí bồi dưỡng hướng dẫn TTSP thấp cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động TTSP ở phổ thông. Hầu hết các trường phổ thông không muốn nhận hướng dẫn TTSP, có nhiều trường giáo viên không hợp tác và sẵn sàng từ chối hoặc gây khó khăn cho sinh viên khi họ xin dự giờ hoặc học hỏi kinh nghiệm. Các báo cáo kinh nghiệm nhiều nơi vẫn sơ sài, cẩu thả. Giáo viên hướng dẫn đôi khi đặt ra những yêu cầu quá cao, không phù hợp với hoạt động TTSP đối với sinh viên thực tập. Những tồn tại này làm giảm đi rất nhiều chất lượng học tập của sinh viên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nghiên cứu thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên ở các trường đại học dưới góc độ tiếp cận linh hoạt thì cho thấy có mấy điểm đáng chú ý sau:
- Nhận thức của giảng viên đại học và giáo viên THPT là đều nhất trí đánh giá cao việc tổ chức dạy học bằng nhiều phương án khác nhau, tiếp cận linh hoạt trong dạy học đã có trong tư tưởng cũng như trong hoạt động của họ nhưng chưa thật triệt để và đầy đủ do đó việc vận dụng còn chưa hiệu quả. Đặc biệt, khái niệm về nhận thức linh hoạt trong dạy học là một khái niệm khá mới mẻ và còn ít người biết đến nó.
- Nhận thức của sinh viên về kĩ năng sư phạm nói chung và kĩ năng dạy học nói riêng có đúng đắn nhưng chưa đầy đủ. Sinh viên chưa nắm vững quy trình RLKNDH nên việc vận dụng vào thực tế TTSP ở trường THPT chưa
linh hoạt, chưa biết lựa chọn, sắp xếp kế hoạch rèn luyện cá nhân để thích ứng với điều kiện mới.
- Quá trình rèn luyện kĩ năng dạy học của nhà trường còn mang nặng tri thức hàn lâm, lí thuyết trừu tượng mà chưa gắn kết với thực tiễn dạy học. Giảng viên đào tạo nghiệp vụ sư phạm ở các trường đại học tổ chức dạy học chưa linh hoạt, vẫn bị gò bó vào các phương pháp dạy học dùng lời trong hình thức tổ chức dạy học lớp - bài. Dạy học với biện pháp tích hợp là chủ yếu và chú trọng quá tương tác Thầy - trò. Cách đánh giá kết quả chưa phản ánh rõ các mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của sinh viên. Đặc biệt đánh giá trong kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm thì hầu như mang tính động viên khích lệ là chính.
- Việc tổ chức RLKNDH trong TTSP cho SVĐHSP chưa có nhiều phương án đa dạng. Các điều kiện về không gian, thời gian, cơ sở vật chất…trong TTSP ở nhà trường THPT chưa được tính toán kết hợp mềm dẻo để tạo nên nhiều cơ hội học tập và nâng cao thành tích học tập cho sinh viên.
- Việc quản lí sinh viên trong quá trình TTSP còn máy móc, cán bộ hướng dẫn đánh giá cao việc sinh viên chuyên cần xuất hiện ở trường THPT trong thời gian TTSP hơn là chất lượng thực hiện các hoạt động. Vì vậy, khoảng thời gian để sinh viên lập kế hoạch cá nhân không nhiều, điều này hạn chế rất lớn tính tích cực, chủ động của sinh viên khi lựa chọn các phương án rèn luyện các kĩ năng sư phạm cho bản thân trong TTSP đồng thời việc đánh giá kết quả TTSP cũng kém chính xác.
- Môi trường rèn luyện các kĩ năng sư phạm nói chung chưa đáp ứng yêu cầu. Điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất cho thực hành rèn luyện các kĩ năng dạy học thiếu thốn, lạc hậu.
Cần có những nghiên cứu cải tiến nâng cao chất lượng rèn luyện các kĩ năng sư phạm nói chung và đặc biệt là kĩ năng dạy học cho sinh viên.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN LINH HOẠT TRONG TTSP