10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
4.2.4. Cách thực hiện và công cụ đánh giá
Biện pháp 1: Thiết kế modul RLKNDH trong TTSP
Modul 1: Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học
Modul 2: Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu người học và việc học Modul 3: Rèn luyện kĩ năng trình bày bảng
Biện pháp 2: Linh hoạt các phương án RLKNDH
Đánh giá các yếu tố có thể thay đổi trong quá trình TTSP và lựa chọn các phương án rèn luyện.
* Linh hoạt phương án theo nội dung
Căn cứ vào đặc điểm nội dung rèn luyện các kĩ năng dạy học cơ bản trong TTSP, chúng tôi đưa ra 3 phương án rèn luyện cho 3 kĩ năng như sau:
Phương án 1: Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu dưới dạng thực hiện các bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục theo nhóm chủ nhiệm. Các sinh viên được phân công cùng lớp chủ nhiệm sẽ hợp tác cùng làm một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.
Phương án 3: Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo dạng thực hiện các bài tập thiết kế cá nhân.
Phương án 4: Rèn luyện kĩ năng trình bày bảng theo dạng thực hiện các hoạt động tác nghiệp của kĩ năng.
* Linh hoạt phương án theo phương tiện dạy học.
Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc học lí thuyết thì các trường THPT đều có phòng dành riêng cho đoàn giáo sinh hoạt động. Việc cung cấp
lí thuyết có thể tiến hành cho toàn đoàn được ở các trường THPT. Tuy nhiên việc thực hành rèn luyện thì cần lựa chọn các phương án sau:
Phương án 1: Làm mẫu toàn đoàn khi cho sinh viên xem các giáo án mẫu và bài tập nghiên cứu khoa học mẫu, từ đó cán bộ hướng dẫn nêu quy trình thực hiện các sản phẩm đó.
Phương án 2: Làm mẫu toàn đoàn kết hợp làm mẫu theo nhóm đối với thực hành rèn luyện kĩ năng viết bảng. Với đoàn TTSP khoảng 25 sinh viên thì việc làm mẫu các cách trình bày bảng cho cả đoàn trong một phòng học là khả thi và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải môn học nào cũng có các cách trình bày như nhau mà nó còn mang tính đặc thù riêng. Do đó, chúng tôi đề nghị sinh viên kết hợp với quan sát mẫu qua hoạt động dự giờ trong tất cả các tiết 2 (như thiết kế biện pháp 3).
* Linh hoạt phương án theo trình độ sinh viên.
Thăm dò trình độ nhận thức của sinh viên về kĩ năng dạy học đã phản ánh rõ ở thực trạng trong chương 2 là sinh viên có nhận thức đúng về tầm quan trọng của kĩ năng dạy học đối với hoạt động nghề nghiệp nhưng hiểu biết về các kĩ năng dạy học cũng như cách thực hiện chúng thì sinh viên hầu như chưa có vì ở trường đại học chưa có học phần giảng dạy cụ thể về vấn đề này mặc dù một số sinh viên đã tham gia dạy gia sư nhưng khi tiến hành dạy gia sư họ chỉ thực hiện theo cảm nhận của cá nhân và kết quả thì vô cùng. Do đó, quy trình RLKNDH cho sinh viên trong TTSP chúng tôi chọn phương án 1 trong 3 phương án đã trình bày ở chương 3:
* Linh hoạt phương án theo nhu cầu sinh viên.
Về nhu cầu học tập: chúng tôi đã thăm dò xem sinh viên muốn cung cấp tri thức theo hình thức nào thì kết quả thăm dò cho thấy
Bảng 4.4. Nhu cầu học tập Modul 1
TT Hình thức Số lượng %
1 Tham gia tập huấn 8 16.7
2 Tự đọc tài liệu 9 18.8
3 Cả hai hinh thức trên 31 64.5
Bảng 4.5. Nhu cầu học tập Modul 2
TT Hình thức Số lượng %
1 Tham gia tập huấn 0 0
2 Tự đọc tài liệu 48 100
3 Cả hai hinh thức trên 0 0
Bảng 4.6. Nhu cầu học tập Modul 3
TT Hình thức Số lượng %
1 Tham gia tập huấn 0 0
2 Tự đọc tài liệu 48 100
3 Cả hai hinh thức trên 0 0
Từ kết quả thăm dò về nhu cầu học tập chúng tôi chọn 2 phương án cung cấp lí thuyết cho sinh viên nhóm thức nghiệm như sau:
Phương án 1: Cung cấp lí thuyết bằng tập huấn đối với Modul 1.
Phương án 2: Cung cấp lí thuyết bằng việc cung cấp tài liệu cho sinh viên tự đọc đối với Modul 2 và Modul 3.
Về thực hành RLKNDH trong TTSP chúng tôi thăm dò PCHT của sinh viên nhóm thực nghiệm cho thấy:
* Biện pháp 2 + biện pháp 3: Linh hoạt phương án theo môi trường TTSP
Mỗi trường THPT đều có một đặc thù riêng về nhịp sinh hoạt, thời khóa biểu, về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa… Điều kiện môi trường hoàn cảnh này lại tác động một cách không giống nhau đến mỗi sinh viên TTSP do đó lịch trình TTSP và yêu cầu nhiệm vụ rèn luyện là cơ sở để sinh viên chọn phương án rèn luyện cho mình. Khi chúng tôi đưa lịch trình TTSP vào áp dụng thì cho thấy những sinh viên giỏi, năng động thì biết tận dụng thời gian cá nhân để lập kế hoạch rèn luyện các kĩ năng một cách khoa học và thành tích rèn luyện liên tục nâng cao. Sự phận hóa giữa sinh viên khá giỏi và trung bình rất rõ rệt trong giai đoạn đầu. Sang giai đoạn sau, nhờ giao diện trực tuyến giữa sinh viên với sinh viên đã khiến cho việc trao đổi kinh nghiệm giữa các sinh viên được thực hiện một cách nhanh chóng ngay tại không gian, thời gian TTSP nên thành tích học tập, rèn luyện của cả đoàn cũng không ngừng được nâng cao. Dođó việc thực hành rèn luyện các kĩ năng dạy học cơ bản trong TTSP chúng tôi chọn phương án 2: Luyện tập ngẫu nhiên.
* Linh hoạt phương án theo phong cách học tập của sinh viên
Chúng tôi đã phát phiếu khảo sát (phụ lục 9), kết hợp với sử dụng các câu hỏi liên quan đến tính cách và sở trường của từng cá nhân trong học tập, quan sát các biểu hiện hành vi để xác định phong cách học tập của sinh viên. Kết quả thu được thống kê ở bảng sau:
Bảng 4.7. Phong cách học tập của sinh viên TTSP
TT PCHT Đặc điểm SL %
1 Nhóm 1 Kinh nghiệm cụ thể + quan sát phản hồi 0 0 2 Nhóm 2 Lý thuyết trừu tượng + quan sát phản hồi 0 0 3 Nhóm 3 Lý thuyết trừu tượng + thực hành tích cực 13 27.1 4 Nhóm 4 Kinh nghiệm cụ thể + thực hành tích cực 35 72.9
Kết quả khảo sát phong cách học tập của sinh viên trong TTSP ở bảng 4.7 cho thấy: Không có sinh viên nào thuộc nhóm 1 và 2. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn TTSP là thực hành trải nghiệm thực tế nên không thể chỉ dừng lại ở quan sát phản hồi mà phải là thực hành tích cực. Có 13 sinh viên thuộc nhóm 3 chiếm 27.1% tổng số và 35 sinh viên thuộc nhóm 4 chiếm 72.9% tổng số do đó chúng tôi chọn 2 phương án là 3 và 4 khi rèn luyện các kĩ năng dạy học cơ bản trong TTSP. Việc vận dụng phương án 4 nhiều hơn vì số lượng sinh viên thuộc PCHT nhóm 4 đông hơn nhóm 3. Do đó chúng tôi chọn.
Phương án 3: Đối với rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học.
Phương án 4: Đối với rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và kĩ năng trình bày bảng.
Biện pháp 3: Thiết kế lịch trình TTSP
Căn cứ lịch trình TTSP đã được thiết kế, cán bộ hướng dẫn dễ dàng chọn được thời gian làm việc với sinh viên TTSP mà không ảnh hưởng đến kế hoạch của đoàn, của nhà trường THPT. Hơn nữa, trong 8 tuần TTSP thì có 2 tuần đầu là thời gian chuẩn bị của sinh viên trước khi đến trường THPT. Đây là lúc thích hợp để giảng viên có thể tập huấn các chuyên đề RLKNDH cơ bản trong TTSP đã thiết kế.
Biện pháp 4: Ứng dụng CNTT vào TTSP
Trong điều kiện hiện nay, nhà trường THPT cũng như nhà trường ĐHSP chưa đủ điều kiện để đầu tư một hệ thống máy móc hiện đại cho hoạt động TTSP. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế chúng tôi thấy rằng có hơn 87 % sinh viên đang sử dụng smartphone và thường xuyên online với các trang mạng xã hội trên đó. Vì vậy, trong quá trình TTSP dù sinh viên đi đến trường THPT nào để TTSP đều có thể nhanh chóng cập nhật thông tin trên toàn thế giới với những điều kiện có sắn của mình và có thể hỗ trợ cho nhóm, đoàn rất hiệu quả.
Trong đợt TTSP thực nghiệm, chúng tôi xây dựng 1 trang xã hội với các nội dung TTSP được đưa vào và có các nhóm chuyên trách. Có diễn đàn trực tuyến về hoạt động TTSP. Nhờ đó, những kinh nghiệm được trao đổi, phổ biến; những thông báo điều chỉnh được kịp thời và sinh viên gần như có thể nắm bắt thông tin ở bất kì không gian, thời gian nào và các em đã nhanh chóng thích nghi được với những biến động có thể có trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường THPT.
Để tạo điều kiện tối ưu cho tất cả các sinh viên có thể ứng dụng CNTT vào hoạt động TTSP, chúng tôi đã xếp 1 sinh viên không có smartphone vào cùng nhóm trọ với 2 đến 4 sinh viên khác để khi rời trường sinh viên không có smartphone vẫn có thể nhờ vào các sinh viên ở cùng 1 nhà trọ với nhau. Mỗi đoàn có khoảng 3 đến 4 nhóm trọ là có 1 sinh viên không có smartphone.
1). Tổ chức rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học Đối với nhóm thực nghiệm
+ Chúng tôi tiến hành xây dựng chuyên đề rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học như trong ví dụ 3.1.
+ Chúng tôi chọn cung cấp tri thức lí thuyết bằng một buổi tập huấn ở tại trường THPT TTSP cho sinh viên. Sau đó giao nhiệm vụ rèn luyện cho sinh viên tự thực hiện là thiết kế một bài học trong chương trình THPT thuộc chuyên ngành được đào tạo. Đánh giá kết quả thông qua chấm sản phẩm là giáo án.
+ Về công cụ đánh giá: được công bố cho sinh viên và việc đánh giá kết quả thiết kế bài dạy của sinh viên được theo tiêu chí sau:
Bảng 4.8. Tiêu chí đánh giá thiết kế bài học
Tiêu chí Thiết kế tốt Thiết kế không tốt
1. Chuyển nội dung học tập thành các hoạt động của người học
Chuyển phù hợp hơn và cần tối thiểu số lượng hoạt động
Chuyển ít phù hợp hơn và có sự thừa hoạt động, lãng phí thời gian 2. Cơ hội trải nghiệm
các dạng hoạt động của học sinh (ứng với bài học)
Tạo cơ hội trải nghiệm đủ các dạng hoạt động: tìm tòi, xử lí, biến đổi, áp dụng, đánh giá, điều chỉnh v.v…
Chưa tạo cơ hội đầy đủ, thiếu một hoặc vài dạng hoạt động cần thiết phải trải qua
3. Tính mục đích của các hoạt động
Các hoạt động tập trung vào mục tiêu học tập cơ bản, cốt lõi Các hoạt động thiếu tập trung, tản mạn, trùng lặp hoặc vô ích 4. Sự tương thích giữa hoạt động dạy và hoạt động học Có sự tương thích cao, người dạy chỉ cần hoạt động ít nhất
Có sự tương thích thấp, người dạy phải làm việc nhiều
5. Phương tiện dạy học tối ưu
Ít phương tiện nhất, ít sử dụng phương tiện lặp lại và thừa
Nhiều và lạm dụng phương tiện quá mức
6. Mô tả kết quả học tập cụ thể
Chỉ rõ kết quả học tập một cách cụ thể sau một chuỗi hoạt động
Không rõ kết quả học tập cần phải đạt được một cách cụ thể
7. Phương pháp luận hay triết lí dạy học
Thể hiện rõ ý tưởng (theo lí thuyết, mô hình kỹ thuật nào?)
Không có hoặc không rõ ý tưởng, kể những việc phải làm trên lớp 8. Thời gian hợp lí Thời lượng khớp với
dung lượng hoạt động
Chưa khớp với dung lượng hoạt động 9. Tính cơ động của thiết kế Thiết kế dễ điều chỉnh ngay trên lớp học nhờ phương án dự phòng Thiết kế cứng và máy móc không cho phép điều chỉnh 10. Tính hiệu quả (bắt buộc đo sau bài học)
Đem lài kết quả học tập tốt trên thực tế, đúng mục tiêu bài học
Ít hoặc không mang lại kết quả học tập tốt đúng như mong đợi
Thang điểm: 10. Mỗi tiêu chí được đánh giá tốt cho 1 điểm và tiêu chí bị đánh giá không tốt 0 điểm
Xếp loại: từ 0 đến 4 điểm = loại yếu
từ 5 đến 6 điểm = loại trung bình từ 7 đến 8 điểm = loại khá
từ 9 đến 10 điểm = loại giỏi
Mỗi sinh viên soạn một giáo án nên việc đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học cũng là đánh giá theo từng cá nhân.
Đối với nhóm đối chứng: Chúng tôi để các em tiến hành các hoạt động TTSP sau đó cuối đợt chúng tôi sẽ thu và chấm lại các giáo án sinh viên soạn trong thời gian TTSP cũng theo tiêu chí đánh giá thang điểm và xếp loại như trên.
2). Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu người học và việc học Đối với nhóm thực nghiệm
+ Chúng tôi tiến hành xây dựng chuyên đề rèn luyện kĩ năng nghiên cứu người học và việc học như trong ví dụ 3.2.
+ Chúng tôi chọn cung cấp tri thức lí thuyết bằng phương án cung cấp tài liệu cho sinh viên tự nghiên cứu và hướng dẫn qua diễn đàn trực tuyến bằng hoạt động giải đáp thắc mắc. Sau đó giao nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng nghiên cứu cho sinh viên thực hiện là thực hiện một đề tài nghiên cứu tìm hiểu học sinh và hoạt động học của học sinh trong trừơng THPT đang TTSP. Đánh giá kết quả thông qua chấm sản phẩm là bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục.
+ Về công cụ đánh giá: được công bố cho sinh viên và việc đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng nghiên cứu của sinh viên được theo tiêu chí sau:
Bảng 4.9. Tiêu chí đánh giá bài tập nghiên cứu người học và việc học
Tiêu chí Yêu cầu Tốt Khá Kém
1. Hình thức Đúng chuẩn về bố cục trang bìa; đầy đủ các phần; kích cỡ, kiểu loại phông chữ; kích thước các lề; thứ tự đề mục;…
2. Tên đề tài Thể hiện được mâu thuẫn cần giải quyết
3. Hiệu quả khoa học
Có phát hiện mới, thiết thực, cập nhât, phù hợp với thực tế trường THPT TTSP
4. Khả thi Khả năng triển khai, ứng dụng được trong điều kiện dạy học ở THPT
5. Tốc độ thực hiện
nhanh hoặc đúng thời hạn hay chậm
Thang điểm: 10. Mỗi tiêu chí được đánh giá tốt cho 2 điểm, khá cho 1 và tiêu chí bị đánh giá kém cho 0 điểm
Xếp loại: từ 0 đến 4 điểm = loại yếu
từ 5 đến 6 điểm = loại trung bình từ 7 đến 8 điểm = loại khá
từ 9 đến 10 điểm = loại giỏi
Đối với nhóm đối chứng: Chúng tôi để các em tiến hành các hoạt động TTSP bình thường không có tác động gì, sau đó cuối đợt chúng tôi sẽ thu và chấm lại các bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên thực hiện trong thời gian TTSP cũng theo tiêu chí đánh giá thang điểm và xếp loại như trên.
3). Rèn luyện kĩ năng viết bảng Đối với nhóm thực nghiệm
+ Chúng tôi tiến hành xây dựng chuyên đề rèn luyện kĩ năng viết bảng như trong ví dụ 3.3.
+ Chúng tôi chọn cung cấp tri thức lí thuyết bằng một buổi tập huấn ở tại trường THPT TTSP cho sinh viên. Sau đó cùng sinh viên luyện tập trong một phòng học tại trường THPT theo nhóm chuyên môn. Đánh giá kết quả thông qua quan sát sinh viên thực hiện hoạt động trình bày bảng một bài học cụ thể gắn với bài lên lớp trên đối tượng thực là học sinh THPT của sinh viên.
+ Về công cụ đánh giá: được công bố cho sinh viên và việc đánh giá kết quả trình bày bảng của sinh viên được theo tiêu chí sau:
Bảng 4.10. Tiêu chí đánh giá thực hành kĩ năng viết bảng
Tiêu chí Yêu cầu Tốt Khá Kém
1. Tính đầy đủ của nội dung và cấu trúc của kĩ năng 1. Số lượng những thao tác cần thiết tối thiểu
2. Số lượng những thao tác thừa song không ảnh hưởng đến nội dung cần thiết của kĩ năng.
3. Tính tối giản của việc tổ chức những thao tác này trong hành