Tiếp cận linh hoạt trong dạy học

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 32 - 33)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.2.3.Tiếp cận linh hoạt trong dạy học

Được hiểu “là dựa vào những thay đổi và khác nhau về nhu cầu học

tập của sinh viên; những thay đổi và khác nhau có thể xảy ra đối với phương

tiện dạy học; những thay đổi và khác nhau về không gian lớp học, giảng viên

đề ra các phương án dạy học tương ứng để đạt mục tiêu dạy học.”[33]

Trong đó, NCHT của người học là sự kết hợp giữa nhu cầu về kiến thức, kỹ năng và những hiểu biết cần thiết mà người học muốn đạt được (học những gì?) với nhu cầu về cách thức tiếp thu nội dung học tập (học bằng cách nào?) và nhu cầu về địa điểm, thời gian diễn ra hoạt động học tập (học ở đâu, khi nào?) [82].

Như vậy, NCHT của người học có thể được hiểu “là nhu cầu về nội

dung học tập, cách thức học tập, địa điểm và thời gian học tập của mỗi cá

nhân người học.” Trong dạy học, việc xác định đúng NCHT của người học có ý nghĩa giúp người dạy lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp để người học đạt được kết quả học tập tốt nhất. Căn cứ vào mục tiêu dạy học đã có, người dạy có thể xác định NCHT của người học dựa vào trình độ, PCHT, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân họ. Cụ thể như sau:

- Dựa vào trình độ (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và mức độ tiếp thu nội dung học tập) hiện tại của người học, người dạy xác định được nhu cầu về nội dung học tập (học những gì?) của từng cá nhân hay từng nhóm người học để đạt được mục tiêu dạy học.

- Dựa vào PCHT (sở trường học tập hay kiểu học tập) của người học và nội dung học tập cần thiết đã được lựa chọn, người dạy xác định được nhu cầu

về cách thức học tập (học như thế nào?) của từng người học hoặc từng nhóm người học.

- Dựa vào điều kiện và hoàn cảnh của người học, kết hợp với nội dung và cách thức học tập đã được xác định, người dạy xác định được nhu cầu về địa điểm và thời gian học tập (học ở đâu, khi nào?) mà người học muốn học.

Phân tích trên đây cho thấy, NCHT của người học là yếu tố có tính chất cá nhân, nên khi mục tiêu dạy học đã được xác định, NCHT có thể thay đổi theo từng người học hay từng nhóm người học. Tuy nhiên, mức độ và thành phần thay đổi của nhu NCHT tùy thuộc vào phạm vi xem xét của QTDH.

Khi người học tham gia các khóa học theo hình thức HTLH, các hoạt động học tập có thể diễn ra ngoài phạm vi nhà trường và không gian lớp học, thì nhu cầu về nội dung, cách thức, thời gian và địa điểm học tập có thể thay đổi theo từng đối tượng người học. Nhưng khi người học tham gia các khóa học trong phạm vi nhà trường, các hoạt động học tập diễn ra trong không gian lớp học, thì thời gian và địa điểm học tập đã được xác định; điều kiện học tập giống nhau. Do đó, chỉ có nhu cầu về nội dung và cách thức học tập là thay đổi theo sự khác nhau về trình độ và PCHT của người học.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 32 - 33)