Tiêu chí đánh giá kĩ năng dạy học

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 43 - 46)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.3.4.Tiêu chí đánh giá kĩ năng dạy học

- Theo tác giả Trần Quốc Thành, các mức độ kĩ năng tương ứng với các giai đoạn hình thành kĩ năng, đó là mức độ: Nhận thức, quan sát, bắt chước và hành động độc lập [66]. Theo đó:

+ Mức độ 1: Có tri thức về kĩ năng

+ Mức độ 2: Có kĩ năng ở mức độ chưa thuần thục + Mức độ 3: Có kĩ năng ở mức độ thuần thục

+ Mức độ 4: Có kĩ năng ở mức độ cao, linh hoạt, sáng tạo

Việc phân chia kĩ năng theo quan điểm này giúp cho việc nghiên cứu, hình thành và đánh giá kĩ năng được diễn ra nhẹ nhàng.

- Căn cứ vào cấu trúc của kĩ năng, tác giả Đặng Thành Hưng đưa ra 5 tiêu chí đánh giá

1) Tính đầy đủ của nội dung và cấu trúc của kĩ năng

2. Số lượng những thao tác thừa song không ảnh hưởng đến nội dung cần thiết của kĩ năng.

3. Tính tối giản của việc tổ chức những thao tác này trong hành động.

2) Tính hợp lí về logic của kĩ năng

4. Trình tự sắp xếp việc thực hiện các thao tác có hợp lí tối đa không hoặc có phù hợp cao với nhiệm vụ cụ thể lúc đó không.

5. Tính hợp lí của việc phân chia thời gian và nhịp độ thực hiện từng thao tác và thực hiện cả hành động.

3) Mức độ thành thạo của kĩ năng

6. Tần số những thao tác hay hành vi sai, hoặc không đúng chuẩn kĩ năng đã định.

7. Tỉ lệ lặp lại (thừa) của các thao tác, cử chỉ, hành vi thực hiện đúng. 8. Mức độ hoàn thiện của những thao tác đúng mẫu.

4) Mức độ linh hoạt của kĩ năng

9. Tính chất phân kì của tổ chức các thao tác, tức là cùng số lượng thao tác nhưng có thể biến đổi trình tự và nội dung theo nhiều phương án.

10. Tính chất thay thế được hay biến đổi của một số thao tác trong kĩ năng khi chuyển sang hoàn cảnh khác (tính mở)

11. Tính lưu loát (ít vấp váp) của từng thao tác và của cả hành động xét từ đầu đến khi kết thúc hành động.

5) Hiệu quả của kĩ năng

12. Số lượng và chất lượng của sản phẩm do kĩ năng mang lại, kèm theo định mức về thời gian thực hiện.

13. Tỉ số giữa kết quả và chi phí nguồn lực.

14. Tác dụng của kĩ năng trong sự phát triển cá nhân.

15. Mức độ trùng khớp giữa kết quả đạt được và mục tiêu hành động [39, tr.57].

Có thể dựa vào 5 tiêu chí chung, bao gồm 15 chỉ số thực hiện để đánh giá trình độ phát triển của kĩ năng dạy học nào đó ở cá nhân theo nhiều góc độ. Nội dung những yêu cầu hay biến số trong các chỉ số sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta đánh giá kĩ năng nào, trong lĩnh vực hay nhiệm vụ dạy học cụ thể nào.

- Theo X.I Kixegov: Quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho sinh viên gồm 5 giai đoạn. Tương ứng với 5 giai đoạn là 5 mức độ phát triển kĩ năng từ thấp đến cao, đó là các mức độ nhận thức, tái hiện, quan sát, bắt chước và hành động học tập [44]

- Dựa vào quá trình phát triển kĩ năng, K.K Platonov và G.G Golubev chia 5 mức độ hình thành kĩ năng như sau:

+ Có kĩ năng ở mức độ thấp: Cá nhân có một số thao tác nhưng chưa đúng, chưa thạo, kết quả hoạt động thấp.

+ Có kĩ năng ở mức độ tương đối thấp: Cá nhân có một số thao tác nhưng chưa chưa thạo, kết quả hoạt động tương đối thấp.

+ Có kĩ năng ở mức độ trung bình: Cá nhân đã thể hiện đúng, đầy đủ các thao tác nhưng chưa chưa thạo, kết quả hoạt động trung bình.

+ Có kĩ năng ở mức độ tương đối cao: Cá nhân thực hiện gần như đầy đủ, thường xuyên, đúng đắn, thuần thục các thao tác, tuy nhiên tính linh hoạt chưa cao và kết quả hoạt động khá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có kĩ năng ở mức độ cao: Cá nhân đã đầy đủ các thao tác, đúng đắn, linh hoat, sáng tạo, thành thạo, kết quả hoạt động cao.

Theo đó, kĩ năng không chỉ được thể hiện qua tính đầy đủ, thành thạo mà còn được đánh giá dựa trên sự ổn định, bền vững, linh hoạt. Cách phân chia này khá toàn diện về mặt định tính và định lượng của kĩ năng.

Mặc dù các tiêu chí đánh giá kĩ năng có khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ muốn hình thành kĩ năng phải thông qua quá trình luyện tập các thao tác

để đạt được đến mức độ thành thạo và linh hoạt. Chủ thể phải luyện tập qua các bước nhất định để hình thành kĩ năng và kĩ năng ổn định khi chủ thể thực hiện hành động có kết quả trong mọi điều kiện khác nhau của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 43 - 46)