Đặc điểm của hoạt động RLKNDH theo tiếp cận linh hoạt

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 55 - 56)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.4.3.Đặc điểm của hoạt động RLKNDH theo tiếp cận linh hoạt

1.4.3.1. Tính hệ thống

RLKNDH được thiết kế tuân thủ qui trình mang tính hệ thống từ khâu thiết kế, lập kế hoạch đến khâu triển khai các hoạt động. Thông số đầu vào của quá trình này là mục tiêu, nội dung, sinh viên TTSP và môi trường TTSP. Thông số đầu ra là mức độ đạt mục tiêu dạy học của sinh viên. Bên trong của bài học là sự linh hoạt của các hoạt động theo tính chất biến đổi của môi trường học tập, trình độ và phong cách học tập của sinh viên.

1.4.3.2. Tính mềm dẻo trong tổ chức dạy học và học tập

Cùng một mục tiêu và nội dung bài học đã được xác định trước, giảng viên có thể lựa chọn và sử dụng các chiến lược dạy học đa dạng dựa trên những thiết kế dạy học khác nhau và được thực hiện bằng những kĩ thuật, biện pháp khác nhau sao cho thích ứng với sự thay đổi trong môi trường thực tế, với sự đa dạng về trình độ nhận thức và phong cách học tập của người học.

1.4.3.3. Tính thích ứng cao của chiến lược dạy học

Chiến lược dạy học dựa trên nhưng biến động về không gian học tập, PTDH, trình độ và phong cách học tập của sinh viên, tất nhiên phải được thiết kế đa phương án và xu hướng dự phòng. Kiểu chiến lược đó luôn có tính thích ứng cao, đồng thời đáp ứng nhiều thay đổi khác nhau về địa bàn, hoàn cảnh, đặc điểm người học và nội dung, điều kiện học tập thực tế. Tính thực tế luôn là nguyên tắc nền tảng để dạy học.

1.4.3.4. Tính tương tác trực diện

Tương tác là một trong những nguyên tắc của dạy học hiện đại [22], trong đó kiểu tương tác trực diện là cơ sở cho rất nhiều chiến lược học tập hiệu quả như thảo luận, học tập dựa vào dự án, học hợp tác nhóm, nghiên cứu khoa học, thực hiện các bài tập lớn, nghiên cứu trường hợp và giải quyết vấn đề. Trong tương tác trực diện thường có những mối quan hệ làm nảy sinh những tương tác mới sâu sắc hơn, đa dạng hơn, từ đó kích hoạt nhiều ý tưởng hơn.

1.4.3.5. Tính tỷ lệ thuận với số lượng thành phần cấu trúc

Tính linh hoạt, mềm dẻo của hệ thống nói chung, của QTDH nói riêng sẽ càng tăng lên nếu cấu trúc càng chia nhỏ thành nhiều thành phần. Nghĩa là việc RLKNDH cho sinh viên qua TTSP nếu ta phân chia được càng nhiều thành phần (modul) thì tính linh hoạt càng tăng. Bởi vì càng nhiều thành phần thì sự biến đổi càng đa dạng do đó trong QTDH nếu người dạy càng chú ý đến nhiều khía cạnh khác nhau của nó thì sự thay đổi các phương án dạy học càng đa dạng, linh hoạt.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 55 - 56)