Nhận thực của giảng viên đại học và giáo viên THPT về tiếp

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 64 - 66)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.1.Nhận thực của giảng viên đại học và giáo viên THPT về tiếp

cận linh hoạt trong dạy học

Nhằm tìm hiểu nhận thực của giảng viên đại học và giáo viên THPT về tiếp cận linh hoạt trong dạy học chúng tôi phát phiếu điều tra (phụ lục 3) cho 23 giảng viên đại học sư phạm và 35 giáo viên THPT (tổng số 58). Ở câu hỏi 7, “Tổ chức dạy học bằng nhiều phương án khác nhau dựa theo những đặc điểm người học và điều kiện dạy học có cần thiết hay không”, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.1. Mức độ cần thiết của linh hoạt phương án dạy học

Rất cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

SL % SL % SL %

56 96.6 2 3,4 0 0.0

Từ kết quả bảng 2.1 cho thấy tất cả đều chọn rất cần thiết (96.6%) hoặc ít cần thiết (3,4%) và không có ý kiến nào chọn không cần thiết. Kết quả cho thấy giáo viên THPT và giảng viên đại học đều đánh giá cao sự cần thiết của việc linh hoạt các phương án trong dạy học.

Nhằm tìm hiểu nhận thức về lựa chọn, thiết kế các phương án trong dạy học chúng tôi đưa ra câu hỏi 8 (phụ lục 3). “Theo thầy/cô trong dạy học cần

thiết kế các phương án dạy học phù hợp với các điều kiện nào trong các điều kiện sau, đánh dấu “X” vào những điều kiện mà thầy/cô chọn.” Kết quả thu được ở bảng 2.2 và bảng 2.3.

Bảng 2.2. Các điều kiện linh hoạt phương án dạy học

TT Các điều kiện Số lượng %

1 Trình độ nhận thức của người học 58 100

2 Đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi người học 58 100 3 Sở thích của người học 3 5,2

4 Nhu cầu người học 8 13.8

5 Phong cách học của người học 5 8.6

6 Nội dung dạy học 58 100 7 Phương tiện dạy học 58 100

8 Không gian, thời gian dạy học 6 10.3

9 Khác 0 0

Kết quả bảng 2.2 cho thấy số ý kiến chọn nhiều nhất chiếm 100% số ý kiến được hỏi là các tiêu chí: Trình độ nhận thức của người học Đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi người học, nội dung dạy học, phương tiện dạy học. Tiêu chí “Sở thích của người học” có 5.2% ý kiến lựa chọn, tiêu chí “Nhu cầu người học” có 13.8% ý kiến lựa chọn; tiêu chí “Phong cách học của người học” có 8.6% ý kiến lựa chọn và tiêu chí “Không gian, thời gian dạy học” có 10.3% ý kiến lựa chọn.

Nhu cầu học tập và phong cách học tập của người học ảnh hưởng rât nhiều đến kết quả dạy học, bởi những nội dung dạy học có thiết thực với người học , gắn với nhu cầu của họ thì mới tạo nên động lực học tập tích cực. Ngoài ra nếu như phương án dạy học phù hợp với phong cách người học thì việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả cao.

Qua trao đổi ý kiến với giáo viên THPT và giảng viên ĐH thì tất cả đều thống nhất rằng việc dạy học sẽ đạt kết quả cao nếu trong QTDH có tính đến nhu cầu và phong cách học tập của người học để lựa chọn phương án dạy học.

Giải thích nguyên nhân vì sao đánh giá cao hai yếu tố là NCHT và PCHT trong dạy học mà lại ít thực hiện trong thực tế thì được biết do những hạn chế về thời lượng cũng như không gian học tập ở trường ĐH.

Ở câu hỏi 9 (phụ lục 3), về thuật ngữ “tiếp cận linh hoạt trong dạy học” thầy/cô đã nghe đề cập đến bao giờ chưa thì đến 57 ý kiến (chiếm 98.3%) cho rằng chưa nghe đề cập đến. Chỉ có 1 giảng viên ở trường đại học là có đọc qua trên tạp chí.

Như vậy, mặc dù đã có trong nhận thức của người dạy về tiếp cận linh hoạt trong dạy học nhưng chưa đầy đủ, chưa triệt để. Đánh giá về vai trò của tiếp cận linh hoạt trong dạy học là đúng đắn. Tuy nhiên khái niệm “tiếp cận linh hoạt trong dạy học” cũng là khái niệm khá mới còn ít được biết đến.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 64 - 66)