Về môi trường TTSP

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 78 - 82)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.4.Về môi trường TTSP

Hiện nay, hoạt động TTSP sẽ được tổ chức 8 tuần, trong đó 2 tuần chuẩn bị và 6 tuần thực tế ở THPT.

Thực tế cho thấy, khi xuống trường THPT làm nhiệm vụ TTSP, sinh viên phải chuyển đến sống và làm việc ở một địa phương xa lạ. Rõ ràng cuộc sống của họ bị đảo lộn hoàn toàn. Mỗi nhóm từ 3 đến 5 sinh viên được gửi trọ vào nhà một người dân địa phương (thông thường là phụ huynh của nhà trường THPT). Ở đây, có một số nhóm được chủ nhà tạo điều kiện nấu cho ăn cùng, một số nhóm khác phải đặt ăn ngoài quán hoặc ngoài chợ ở gần đó.

Khi được hỏi “bạn có thấy thoải mái trong sinh hoạt cuộc sống cá nhân ở nhà người dân địa phương không?” thì 100% đều khẳng định rằng không thể thoải mái như ở kí túc xá hay như ở nhà trọ học ở trường đại học. Nguyên nhân là sống chung với nhà chủ thì phải sinh hoạt theo cuộc sống của họ và những sở thích cá nhân sinh viên không thể tùy tiện thể hiện được. Các đặc điểm về gia phong nhà chủ hay đặc điểm văn hóa địa phương là cái mà sinh viên phải học hỏi ngày từ những buổi đầu. Tuy nhiên, sinh viên cũng xác định cần phải cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ.

Các phương tiện học tập cá nhân như bàn ghế, chỗ nghỉ ngơi, tài liệu học tập… cũng tương đối sơ sài, chủ yếu là tận dụng những thứ có sẵn tại nhà chủ hay sinh viên mượn của nhau để dùng.

Để RLKNDH trong TTSP thì sinh viên cần dự nhiều giờ dạy. Khi được hỏi “Giáo viên phổ thông có thái độ như thế nào khi bạn xin dự thêm giờ dạy” [Câu 6, phụ lục 2] thì kết quả thu được:

Bảng 2.13. Thái độ của GVPT khi SVTTSP xin dự giờ

Thái độ Ủng hộ Ít ủng hộ Không ủng hộ

Số lượng 64 736 102

Kết quả thu được từ bảng 2.13 cho thấy có 736 ý kiến cho rằng giáo viên THPT ít ủng hộ việc sinh viên xin dự giờ của mình chiếm 81.6 % tổng số ý kiến được hỏi; có 102 ý kiến cho rằng giáo viên THPT không hề ủng hộ việc sinh viên xin dự giờ dạy, chiếm 11.3% tổng số ý kiến; chỉ có khoảng 7.1% ý kiến được hỏi cho rằng giáo viên THPT có ủng hộ việc sinh viên xin dự giờ. Có thể thấy đa số giáo viên THPT không muốn cho sinh viên TTSP dự giờ dạy của mình

Chúng tôi đặt câu hỏi để biết các hành vi để tỏ thái độ không ủng hộ việc sinh viên xin dự thêm giờ dạy thường là [câu 7, phụ lục 2], kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14. Hành vi của GVPT khi SVTTSP xin dự giờ

Hành vi SL %

Từ chối thẳng thừng 102 11.3

Đòi hỏi có giáo án trước 613 68.0

Yêu cầu phải gặp xin trước vài ngày 741 82.2 Yêu cầu phải có sự đồng ý của tổ trưởng

chuyên môn hoặc hiệu trưởng bằng văn bản 317 32.2

Hành vi phổ biến nhất khi không muốn sinh viên dự giờ là giáo viên THPT yêu cầu phải xin trước vài ngày chiếm 82.2% ý kiến. Ngoài ra, có các hành vi khác như: “Từ chối thẳng thừng” có 102 ý kiến chiếm 11.3%; “Đòi hỏi có giáo án trước” có 613 ý kiến chiếm 68% và “Yêu cầu phải có sự đồng ý của tổ trưởng chuyên môn hoặc hiệu trưởng bằng văn bản” có 317 ý kiến chiếm 32.2%.

Cũng cần phải tìm hiểu vì sao giáo viên THPT không muốn sinh viên dự giờ thì được giáo viên cho biết: Khi có sinh viên dự giờ, giáo viên có cảm giác không thoải mái. Tâm lí “vạch lá tìm sâu” thì dễ trong khi đó không phải

giờ dạy nào cũng là “khuôn vàng thước ngọc”, họ cho rằng sinh viên sẽ bớt kính nể họ nếu phát hiện được những nhược điểm của giờ dạy.

Tìm hiểu về thời gian bị kiểm soát thì thực tế cho thấy, ban chỉ đạo TTSP yêu cầu tất cả sinh viên phải có mặt hàng ngày trên trường TTSP, phải bám sát lớp chủ nhiệm mỗi ngày, mỗi hoạt động … Như vậy, ngày nào sinh viên cũng phải ở lại trường TTSP suốt các buổi học chính khóa, thêm các hoạt động ngoài giờ lên lớp như lao động, tập văn nghệ, tổ chức các hoạt động chào mừng, cộng thêm các hoạt động chung của đoàn TTSP, của nhà trường, của tổ chuyên môn nữa thì thời gian hoạt động cá nhân hầu như chỉ còn thực hiện được vào buổi tối. Việc hợp tác nhóm trong công tác chủ nhiệm để giải phóng thời gian cho nhau ở sinh viên là không thể thực hiện được.

Khi được hỏi vì sao kiểm soát thời gian của sinh viên TTSP nhiều như vậy thì được ban chỉ đạo các đoàn TTSP cho biết: Khi sinh viên đến môi trường học tập hoàn toàn mới lạ, sinh viên ít hiểu biết về địa phương, về nhà trường dẫn đến những rủi ro với sinh viên khá cao nên ban chỉ đạo muốn bó buộc, kiểm soát thường xuyên để tránh những việc đáng tiếc xẩy ra trong thời gian TTSP.

Việc sử dụng điện thoại di động ở sinh viên hiện nay là 100%. Điều này thuận lợi cho hoạt động quản lí từ xa của cán bộ hướng dẫn, thuận lợi cho sinh viên khi cần tham khảo ý kiến giáo viên THPT khi họ không ở trường, thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm cho nhau khi vướng mắc… Tuy nhiên, còn một số ít sinh viên khó khăn nên chưa có smartphone, số này theo điều tra của chúng tôi chiếm 12.5% tổng số. Như vậy, có khoảng 12.5 % sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin cần thiết qua internet.

Kết luận: Sự hỗ trợ tích cực từ ban giám hiệu các trường THPT TTSP, từ hội phụ huynh học sinh, từ ban chỉ đạo TTSP đã tạo nên một môi trường TTSP cho sinh viên có được nhiều yếu tố thuận lợi, giúp sinh viên có thể hoàn thành các nhiệm vụ TTSP của mình. Bên cạnh đó, sinh viên vẫn còn gặp

khó khăn về xin dự giờ thêm để học hỏi rút kinh nghiệm, về thời gian bị quản lí cứng nhắc, về điều kiện sinh hoạt thiếu thốn,… Cần có biện pháp xây dựng môi trường mở, thuận lợi, tạo nhiều cơ hội, kích thích tính tích cực chủ động của sinh viên hơn.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 78 - 82)