Kĩ năng,Kĩ năng dạy học

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 29 - 31)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.2.1. Kĩ năng,Kĩ năng dạy học

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về kĩ năng thường tiếp cận vấn đề theo một trong hai hướng sau đây:

- Tiếp cận kĩ năng dưới góc độ mặt kĩ thuật, thao tác của hành động của con người trong quá trình hoạt động. “Kĩ năng là các phương thức thực hiện hoạt động - những cái mà con người đã nắm vững”, người có kĩ năng là người đã nắm vững phương thức hành động trong một tình huống nhất định [48, tr.11]. Cách tiếp cận này có ưu điểm là có thể làm quá trình tiếp cận một kĩ năng trở nên tường minh, nhưng lại có nhược điểm là khó phân biệt được kĩ năng và kĩ xảo; tách bạch kĩ năng với năng lực hành động và kết quả của nó.

- Tiếp cận kĩ năng gắn với năng lực hành động của con người:

N.Đ.Lê-vi-tôp “Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác hay một hoạt động phức tạp bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn có tính đến điều kiện của nó” [50, tr3].

K.K. Pla-tô-nôp “Cơ sở tâm lý của kĩ năng là sự thông hiểu mối liên hệ giữa mục đích, các điều kiện và phương thức hành động” [48, tr77].

A.V. Pê-trô-xki “kĩ năng là sự vận dụng tri thức, kĩ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra” [48, tr75].

Trong từ điển Tâm lí học trang 132 của tác giả Vũ Dũng “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức đã được chủ thể lĩnh hội về phương thức hành động để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”.

Quan niệm theo hướng này có ưu điểm là phân biệt kĩ năng với kĩ xảo, chú ý tới mục đích, kết quả hành động và những phẩm chất khác của con người trong quá trình hành động. Tuy nhiên lại rất khó làm tường minh cấu trúc của một kĩ năng cụ thể và vì vậy, rất khó xây dựng được quy trình kĩ thuật để hình thành nó.

Tuy có nhiều định nghĩa khái niệm kĩ năng, song trong luận án này năng được hiểu là một dạng hành động được thực hiện có tính kĩ thuật, tự

giác, dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện

sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có kĩ năng đó) như nhu cầu, tình

cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu

chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay qui định. Kĩ năng chính là hành động được thực hiện có ý thức, có kĩ thuật và có kết quả.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học, người giáo viên cần có những kĩ năng dạy học cơ bản. Nhưng để hình thành được kĩ năng dạy học cần phải trải qua quá trình hình thành động cơ hoạt động dạy học đến tích lũy hệ thống tri thức và rèn luyện kĩ năng trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau.

Có nhiều khái niệm khác nhau về KNDH nhưng đều thống nhất KNDH có những đặc điểm sau:

+ KNDH là tổ hợp các hành động giảng dạy đã được người dạy nắm vững. Nó biểu hiện mặt kĩ thuật của hành động giảng dạy và mặt năng lực giảng dạy của mỗi người dạy. Có KNDH nghĩa là có năng lực giảng dạy ở một mức độ nào đó.

+ KNDH có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động giảng dạy và học tập và có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập.

+ KNDH là một hệ thống bao hàm trong nó những KNDH chuyên biệt. KNDH là một hệ thống mở, mang tính phức tạp nhiều tầng bậc và mang tính phát triển. Trong đó có những KNDH cơ bản.

+ Đặc trưng của KNDH cơ bản là chúng có liên hệ mật thiết với chất lượng và kết quả dạy học; có những hình thái phát triển liên tục trong thời gian giảng dạy ở nhà trường; có tính khả thi, thiết thực đối với người dạy trong điều kiện dạy học hiện nay.

Trong lí luận và thực tiễn KNDH được xem xét dưới hai góc độ: thứ nhất là theo góc độ tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học, thứ hai là theo cấu trúc QTDH. Theo góc độ thứ nhất, người ta nghiên cứu những kĩ năng, kĩ xảo, thủ thuật, thao tác trí tuệ, hoạt động tư duy trong dạy học. Theo góc độ thứ hai, các nhà khoa học xem xét các kĩ năng, kĩ xảo dạy học bên ngoài, tức là cách thức tiến hành công tác dạy học.

Như vậy, kĩ năng dạy học là một dạng hành động được thực hiện có tính kĩ thuật, tự giác, dựa trên tri thức về dạy học, khả năng vận động và những điều kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có kĩ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay qui định. Kĩ năng dạy học chính là hành động dạy học được thực hiện có ý thức, có kĩ thuật và có kết quả.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)