Biện pháp 4 Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ sinh viên

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 115 - 118)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.2.4. Biện pháp 4 Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ sinh viên

rèn luyện kĩ năng dạy học trước và trong TTSP

Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology - ICT) là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục - đào tạo, ICT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. ICT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp DH (PPDH), đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:

Học mọi nơi (any where) Học mọi lúc (any time) Học suốt đời (life long)

Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau

Như vậy, nếu ứng dụng hiệu quả CNTT vào TTSP thì môi trường TTSP của sinh viên không chỉ gói gọn trong nhà trường THPT nữa mà nó mở rộng ra là mọi lúc, mọi nơi và mọi người đều có thể tham gia.

3.2.4.1. Mục tiêu

Nhằm cung cấp thông tin một cách nhanh nhất đến sinh viên trong mọi không gian, thời gian về những biến động, những thay đổi trong quá trình TTSP, những cách tháo gỡ khó khăn, chia sẻ những kinh nghiệm hoạt động hiệu quả giúp sinh viên điều chỉnh kế hoạch kịp thời, hạn chế những sai sót, bế tắc làm giảm chất lượng học tập của sinh viên.

3.2.4.2. Nội dung

1). Giao diện trực tuyến: sinh viên - giảng viên, sinh viên -sinh viên, sinh viên - học sinh, sinh viên - giáo viên THPT.

2). Xây dựng môi trường thực tập sư phạm ảo 3). Xây dựng phòng multimedia

3.2.4.3. Cách thực hiện

1). Ở trường THPT thực tập việc thiết lập các giao diện trực tuyến giữa sinh viên - giảng viên, sinh viên -sinh viên hay sinh viên - học sinh và môi trường TTSP ảo có thể thực hiện khá dễ dàng nhờ các phần mềm ứng dụng như facebook, email hoặc zalo. Ở các phần mềm này có các chức năng cài đặt giới hạn đối tượng tham gia, hoặc không giới hạn. Ta có thể công khai hoặc không công khai các thông tin trao đổi ra ngoài nhóm tùy theo tình hình, tính chất công việc bằng các tiện ích của các phần mềm ứng dụng này. Thông tin trao đổi trên các phần mềm ứng dụng này

cũng vô cùng phong phú, nó có thể là một cuộc trò chuyện, hỏi đáp, có thể là những hình ảnh, những video clip hay có thể là một bài viết có ích cho hoạt động nhóm hoặc cá nhân. Đặc biệt những phần mềm ứng dụng này rất dễ sử dụng trên điện thoại di đông, ipad hoặc máy tính xách tay, do đó phương tiện, công cụ để sử dụng tốt các giao diện trực tuyến này không khó để đáp ứng.

Việc trao đổi thông tin trực tuyến kiểu này sẽ được sinh viên thực hiện nghiêm túc, tích cực nếu có chính sách thưởng điểm cho những ý kiến đóng góp, xây dựng hữu ích cho cộng đồng, nhóm.

2) Xây dựng phòng Multimedia với các thiết bị nghe, nhìn hiện đại phục vụ sinh viên trong các hoạt động như luyện âm, tập trình bày bảng, tập sử dụng các phần mềm dạy học, các thủ thuât, kĩ thuật dạy học.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Khi lựa chọn sinh viên để thành lập nhóm (nhóm cùng lớp chủ nhiệm, nhóm cùng tổ chuyên môn hay nhóm cùng ở trọ trong một nhà dân) cần sắp xếp cho tối thiểu có một sinh viên có điện thoại di động thông minh (smartphone) vào nhóm để sinh viên có thể chia sẻ thông tin một cách thuận tiện nhất trong mọi điều kiện về không gian và thời gian.

Ví dụ 3.8: Khi TTSP ở trường THPT, sinh viên được giáo viên THPT hướng dẫn soạn giáo án, nhưng mẫu giáo án của trường THPT không giống với giáo án mẫu ở trường đại học. Sinh viên có thể đưa vấn đề này lên diễn đàn trực tuyến xin trợ giúp. Nếu trong chế độ “people”, sinh viên đó có thể nhận được sự tư vấn của rất nhiều đối tượng, có thể là bạn học, bạn cùng đoàn/nhóm TTSP, giảng viên trường đại học, của sinh viên khóa trước đã từng đi TTSP tại trường THPT này… Tuy nhiên có những thắc mắc mang tính bảo mật thì sinh viên có thể giới hạn đối tượng trao đổi thông tin bằng các tiện ích cài đặt từ tài khoản cá nhân mình.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)