Lý thuyết hiện đại hóa của Walt Whitman Rostow

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 34 - 35)

8. Khung lý thuyết

1.2.2. Lý thuyết hiện đại hóa của Walt Whitman Rostow

Lý thuyết HĐH đã được xây dựng tại các trường Đại học hàng đầu ở Bắc Mỹ vào những năm 1945 và 1965 bởi một nhà kinh tế học, chính trị học nổi tiếng là W.W.Rostow (1916-2003). Ông cho rằng, “HĐH là khái niệm dùng để chỉ quá

trình chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại”.

Theo Rostow, bất kỳ một xã hội nào muốn phát triển đều phải đi qua năm giai đoạn: (1) Xã hội truyền thống (tự cung tự cấp nông nghiệp), (2) giai đoạn chuyển bị chuyển đổi (chuyên môn hóa thặng dư), (3) giai đoạn chuyển đổi (CNH, đầu tư), (4) thời kỳ trưởng thành (sản xuất đa dạng, ít bị phụ thuộc vào nhập khẩu), (5) thời kỳ đại tiêu dùng (phát triển dịch vụ, hàng hóa tốt). Động lực của quá trình này là quá trình CNH. [18, tr. 32]

Cùng với với sự tiến bộ của kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã tạo ra thặng dư lương thực, thúc đẩy phân công lao động, tăng trưởng kinh tế và HĐH. Quá trình HĐH là việc mở rộng các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng cơ bản và thương mại. Những lĩnh vực này làm tăng nhu cầu lao động ở các khu vực tập trung các hoạt động phi nông nghiệp và làm giảm nhu cầu lao động ở các vùng nông thôn. Chính vì vậy đã nên một làn sóng di cư lao động từ nông thôn ra đô thị hoặc những khu vực có sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực phi nông nghiệp. [28, tr. 62]

Có khá nhiều luồng ý kiến tranh luận về lý thuyết hiện đại hóa của Rostow, tuy nhiên đề tài sẽ tiếp cận những ưu điểm nổi bật của lý thuyết này để áp dụng trong đề tài như: Nhấn mạnh yếu tố tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế sẽ làm thay đổi xã hội; nhấn mạnh vai trò của mở cửa thị trường như những nhân tố mới trong lĩnh

vực phát triển giúp chống lại nghèo đói; khẳng định tầm quan trọng của Nhà nước trong việc chuyển đổi từ “xã hội truyền thống” sang “xã hội hiện đại”.

Dưới góc độ Xã hội học, vận dụng lý thuyết HĐH sẽ giúp tác giả tiếp cận vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động một cách chính xác và khách quan thông qua việc xem xét những yếu tố ảnh hưởng của quá trình HĐH như: Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sự phát triển lớn mạnh của các các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Kết quả nghiên cứu sẽ kiểm định lại những yếu tố trên có thực sự đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và dịch chuyển lao động theo vùng địa lý hay không. Không những vậy, nghiên cứu còn có thể đánh giá quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến CNH, HĐH tại địa bàn xã Quảng Phú.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w