Định hướng phỏng vấn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 119 - 122)

4.1 Thông tin cá nhân người được phỏng vấn: Họ và tên, tuổi, giới tính, trìnhđộ học vấn, tình trạng hôn nhân… độ học vấn, tình trạng hôn nhân…

4.2 Hoàn cảnh gia đình: Thời gian sinh sống và làm việc tại địa phương, sốngười trong gia đình, số lao động chính, nghề nghiệp của các thành viên người trong gia đình, số lao động chính, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình…

4.3 Quá trình chuyển đổi nghề nghiệp

- Chia sẻ của ông/bà về những thời gian bắt đầu tham gia lao động? (Thời gian, nghề nghiệp, nơi chốn, học vấn, kỹ thuật sản xuất, năng suất lao động, mức sống) khi làm nghề đó.

- Sự chuyển biến những ngành nghề đầu tiên: Ở địa phương có sự kiện gì nổi bật ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của ông/bà không. Vì sao chuyển nghề? Đó là nghề gì? Làm ở đâu? Vì sao có được nghề đó? Vì sao lựa chọn nghề đó mà không phải là nghề khác (thu nhập cao, nghề mới theo xu hướng mới, nghề truyền thống của gia đình/địa phương, nghề mới được đào tạo…)? Kỹ thuật lao động, năng suất lao động và mức sống như thế nào? Có gì chuyển biến so với nghề cũ?

- Nghề nghiệp hiện nay: Khoảng thời gian gắn bó với nghề hiện tại là bao lâu? Có khác so với những nghề trước đây không? Nếu có sự chuyển biến thì đó là nghề gì.

- Ông/bà có tiếp tục nghề hiện tại không? Có dự định hay mong muốn chuyển sang nghề mới không? Vì sao?

- Đánh giá của ông/bà về sự chuyển đổi nghề nghiệp ở địa phương 10 năm qua. Có nhiều người chuyển nghề không? Họ chuyển từ nghề gì sang nghề gì? Vì sao họ chuyển nghề mới?

- Ở địa phương hiện nay có dễ dàng tìm được việc không? Nhất là những ngành nghề phi nông nghiệp? Vì sao?

- Hiện nay có một số doanh nghiệp đã được đầu tư và đi vào hoạt động tại địa phương. Ông/bà có được nhận vào đó làm không? Vì sao? Với những người địa phương khác thì như thế nào?

- Ông/bà có nhờ sự giúp đỡ của ai trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp không? Nếu có, họ là ai (cơ quan, đoàn thể, cá nhân). Ông/bà đánh giá sự hỗ trợ đó ra sao, có kịp thời và hiệu quả không?

- Theo ông/bà, cơ quan nào có thể giúp đỡ cho ông/bà nhiều nhất? • Theo vùng:

- Ông/bà đã từng di chuyển nơi làm việc chưa? Nếu có thì ông/bà đã đi đâu? Vì sao ông/bà lại đi? Ông/bà đã làm việc gì ở đó?

- Trong 10 năm qua, có nhiều người ở địa phương đi làm ăn xa không? Họ là ai (số lượng, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn)? Vì sao

họ lại đi mà không ở lại địa phương làm việc? Đi trong bao lâu? Họ đi những đâu, làm những ngành nghề gì (giới tính, độ tuổi, học vấn, chuyên môn)?

4.4 Những thay đổi trong đời sống

- Đánh giá mức sống của ông/bà trước và sau thời gian đổi việc làm? Thu nhập hiện tại đã đủ đáp ứng như cầu cơ bản của bản thân và gia đình chưa? Ông/bà có hài lòng với cuộc sống hiện tại không?

- Theo ông/bà, có nhiều lao động có việc làm ổn định ở địa phương không? Ngành nghề đa dạng hơn không? Thanh niên có xu hướng nghỉ học sớm để làm nghề không? Có thiếu lực lượng lao động tại địa phương không? Ông/bà có cho rằng kinh tế địa phương phát triển, đời sống người dân được nâng cao trong 10 năm qua không? Quan hệ giữa người dân địa phương với nhau và với chính quyền như thế nào? Tệ nạn xã hội có diễn ra không?

- Lao động trẻ có mặn mà với nghề nghiệp vốn có của địa phương hay nghỉ học sớm để di chuyển sang các địa phương khác kiếm sống? Những thuận lợi, khó khăn của gia đình có người thân làm việc ở xa (thiếu lao động, thiếu thốn tình cảm…).

4.5 Những thay đổi trong đời sống

- Dự định trong tương lai? Định hướng cho con cái? Tiếp tục nghề hiện tại hay chuyển đổi nghề nghiệp mới, vì sao? Có dự định cho con cái làm ăn xa không? Vì sao?

- Mong muốn và đề nghị của ông bà đối với cơ quan chính quyền, đoàn thể.

364.

366. PHỤ LỤCSỐ 5 SỐ 5

367.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w