Ví dụ bên Hội Phụ nữ, hội nông dân đưa các chương trình liên quan lồng ghép thông qua các buổi họp dân chứ không có kinh phí để mời dân hoặc tổ chức như của các tổ chức nước ngoài. Nếu chỉ mời họ đến tuyên truyền không thì rất khó mà chỉ có thể tổ chức lồng ghép như vậy. Các buổi đó thường tuyên truyền về luật, Hiến Pháp hay các chính sách về kinh tế thì thường lồng ghép thôi, thông qua các buổi họp dân hoặc các buổi “uống nước trà”. Thôn đây cũng có các tổ tự quản để có thể phối hợp với chính quyền để tuyên truyền, vận động người dân. Tôi thấy mô hình rất có hiệu quả thu được nhiều ý kiến của dân. Chẳng hạn, đối với những chính sách về Pháp luậtt, cảm thấy rất hiệu quả. Hiểu biết của người dân trong mỗi thôn về pháp luật rất tốt. Ví dụ: Sửa đổi Hiến pháp 92, trưởng thôn đi pháp sách về Pháp luật sau đó thu ý kiến của dân trong một tháng.
- Đào tạo nghề: Cũng có nhiều cuộc vận động dân đi học nghề thông qua các kênh
của Phụ nữ và hội Nông dân nhưng dân ít đi. Thứ nhất, họ thấy việc dạy và học không có chất lượng bằng việc đi học ngoài, thứ hai là học ra rồi không có việc làm. Vừa rồi thầy Hòa ở Quảng Phú – hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Quảng Điền có về làm việc với các thôn vì tình hình hiện nay con em học xong lớp 12 là không
có việc làm. Thầy cũng có chương trình khuyến khích vừa học vừa làm, tức là vừa học văn hóa và có hỗ trợ của bên chính sách xã hội như rốt cuộc con em họ không ưa chuộng mấy. Tay nghề không đảm bảo bằng làm ngoài và học xong đó thì cũng không kiếm được việc làm. Đào tạo miễn phí, gọi là hỗ trợ nữa mà họ không đi luôn. Vừa rồi họ phỏng vấn, hỏi Hạ Lang lên nông mới mà vì răng còn tỷ lệ thất nghiệp, nói thất nghiệp cũng không đúng nhưng cũng đúng vì con em học ra không có việc làm, nhưng con em lại đi làm những việc khác tuy là không đúng ngành nghề được đào tạo. Chẳng hạn mấy con bé của tôi khi ra trường, chúng nó có thể đi bán cà phê hoặc đi bán những cái khác thì một ngày có thể kiếm được 50 – 70 ngàn. Hoặc thanh niên bây giờ đi ra là phụ thợ nề chẳng hạn, ngày tệ chi cũng có được 100 – 120 ngàn. Chỉ là nghề đó không trúng nguyện vọng của hắn. Vừa rồi hợp các trưởng thôn, họ nói học Đại học bằng chính quy, hoặc học trường Cao đẳng nghề của Huế ra vẫn thất nghiệp thì học trường Trung cấp nghề ni ra ai nhận. Đồng ý đó là tư tưởng của dân nhưng phán ánh đúng thực tế, Sở LĐTB&XH nói đảm bảo đầu ra thế này thế nọ nhưng thực tế nói thì nói thế thôi. Ví dụ bây giờ vào làm các nhà máy, trình độ không đủ để đáp ứng công việc cho họ thì họ đuổi thôi. Giống như gần đây có thằng cu học xong lớp 10, bảo qua đăng ký Cao đẳng công nghiệp, vừa học vừa làm đó. Lúc đầu vô học thì 50, 60 em nhưng học đến 2 năm thì bỏ gần hết. Trái lại, chúng nó đi học cơ học, đi học sửa máy chẳng hạn, hắn chấp nhận ra ngoài học một năm, chấp nhận bằng cấp không có nhưng học một năm ra là có tay nghề. Chỉ có một số nào tâm huyết, chịu khó thì học được, làm được, còn một số coi như bỏ hết.