Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 26 - 27)

8. Khung lý thuyết

1.1.3. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Trước hết, hiểu theo nghĩa rộng chuyển dịch cơ cấu lao động là việc chuyển cơ cấu lao động từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà trạng thái ấy được quyết định bởi các bộ phận hợp thành và quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận ấy. Ngoài ra cũng có thể hiểu, chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi về số lượng và chất lượng lao động trong một không gian và thời gian nhất định. Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân phối, bố trí lao động theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ,

nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển. [4, tr. 4]

Theo đó, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn luôn vận động, biến đổi trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là quá trình làm thay đổi trong quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động về lao động của các ngành diễn ra ở nông thôn, trong một khoảng thời gian theo những mục tiêu và định hướng nhất định. [35]

Thực chất, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn chính là quá trình phân bố lại nguồn lực lao động xã hội ở nông thôn theo xu hướng tiến bộ hơn nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn. Quá trình phân bổ lại nguồn lực lao động nông thôn diễn ra trên quy mô toàn bộ khu vực nông thôn, trong phạm vi từng khu vực, từng ngành, từng thành phần kinh tế…

Tác giả sẽ xem xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là quá trình phân bổ nguồn lực lao động diễn ra trong phạm vi ngành kinh tế và khu vực địa lý. Nói cách khác, dựa trên quan điểm xã hội học, tác giả xem chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn như là một quá trình di động xã hội và biến đổi xã hội.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w