Đối với chính quyền địa phương xã Quảng Phú

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 100 - 101)

2. Khuyến nghị

2.2. Đối với chính quyền địa phương xã Quảng Phú

Có kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương. Nâng cao chất lượng lao động bằng các biện pháp vận động, khuyến khích người dân tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn và trung hạn do địa phương tổ chức. Hạn chế tình trạng học sinh học hết THCS nghỉ học để đi làm nghề.

Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH, HĐH.

Thực hiện công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách thu hồi và đề bù đất của Nhà nước đối với công tác quy hoạch đất nông nghiệp để người dân có cơ sở tính toán việc sử dụng nguồn lực quan trọng này, đồng thời định hướng chuyển đổi nghề nghiệp.

Tiếp tục duy trì và nhân rộng hơn nữa các mô hình tập huấn kỹ thuật khoa học trong sản xuất nông nghiệp đến với nhiều người dân. Tăng cường ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học, đưa các giống lúa, lạc mới có giá trị cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hợp lý như trồng mía, trồng nấm, phát triển chăn nuôi gia trại đối với đàn lợn hay phát triển mô hình nuôi cá ao hồ và cá lồng trên sông Bồ. Hợp tác xã nông nghiệp cần phát huy vai trò tìm kiếm thị trường tiêu thụ để đảm bảo đầu ra các sản phẩm nông nghiệp.

Đầu tư phát triển hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở Bao La với nghề truyền thống mây tre đan. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã để cạnh tranh với thị trường. Đồng thời, chú trọng phát triển hoạt động tiểu thủ công nghiệp mới nổi ở Hạ Lang, Hạ Cảng với nghề làm vành nón.

Tăng cường quảng bá các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm phát triển dịch vụ du lịch thông qua các hoạt động cụ thể như: Xây dựng khu trưng bày sản phẩm đan lát, làm vành nón, làm hương; tham gia giới thiệu sản phẩm tại các kỳ Festival Huế và Hội chợ triễn lãm…

Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, tập thể, tư nhân) đầu tư các loại hình thương mại, dịch vụ ở khu vực Hạ Lang, Phú Lễ, chợ Quảng Phú. Phát triển và nâng cao khả năng cung ứng các loại hình dịch vụ điện tự, vật tư nông nghiệp, gia công sửa chữa, cắt tóc, may mặc, ăn uống… để phục vụ nhu cầu của người dân cũng như phát huy tiềm năng của ngành dịch vụ.

Hỗ trợ cho người dân vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất thấp.

Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong giới thiệu việc làm và giúp người lao động chuyển đổi nghề nghiệp mới, đặc biệt là với lao động thuần nông bị mất đất sản xuất. Khuyến khích người dân tham gia các phiên giao dịch việc làm để có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động với mục đích đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề cũng như khả năng chuyển giao công nghệ cho người lao động.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w