Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng xét về góc độ học vấn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 68 - 71)

8. Khung lý thuyết

2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng xét về góc độ học vấn

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động. Với mong muốn có được một công việc tốt trong tương lai, nhiều gia đình ở nông thôn luôn xem trọng việc đầu tư cho con cái học hành đàng hoàng. Thời gian qua, chính quyền địa phương xã Quảng Phú cũng có những chính sách khuyến khích nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục như nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên, không ngừng tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị, tổ chức các chương trình khuyến học để động viên, khích lệ các em học tập. Do đó, trong thời gian qua, chất lượng nguồn lao động ở địa phương được cải thiên đáng kể.

Kết quả khảo sát tại Quảng Phú cho thấy, trước hết di cư ra nước ngoài không phải là thực trạng phổ biến ở địa bàn. Trình độ học vấn tỷ lệ thuận với khả năng đi làm ăn ngoài địa phương, nghĩa quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng diễn ra mạnh mẽ ở các nhóm trình độ học vấn caovà ngược lại. Có đến 48,4% người được hỏi có trình độ tốt nghiệp THPT cho biết từng chuyển sang địa phương khác làm ăn, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm tốt nghiệp THCS là 34,1%, nhóm tốt nghiệp tiểu học là 26,4% và nhóm chưa tốt nghiệp tiểu học là 10%. Như vậy, phần lớn lao động tại địa phương đi làm ăn ở trong nước và tập trung đông nhất ở nhóm trình độ học vấn cao nhất. Tình trạng bỏ học sớm lập nghiệp không quá phổ biến.Cùng với đó, kết quả khảo sát ý kiến của người dân về trình độ học vấn chủ yếu của người đi làm ăn xa trong 10 năm qua cũng cho thấy có 57,5% người được hỏi cho rằng đó là trình độ tốt nghiệp cấp 3, tiếp theo là tốt nghiệp cấp 2 với 36,6%, hai nhóm còn lại không đáng kể với 4,6% tốt nghiệp cấp 1 và 2,3% chưa tốt nghiệp cấp 1.

Với trình độ TN THPT, đây là thời điểm quyết định con đường đi tiếp của các em, hoặc tiếp tục học đại học hoặc đi làm nghề nếu không đậu đại học. Tâm lý buồn chán, cơ hội tiếp cận thông tin truyền thông cao, cộng thêmsự phát triển vốn có của mạng lưới xã hội,xu hướng đi theo người quen ra khỏi địa phương xin việc làm trở thành một lối thoát đã được nhiều em lựa chọn. Trao đổi với một cán bộ thôn cho biết: “Như các chú đây không biết chi chứ con cái học có trình độ, ngang lớp 9 thôi

đã biết lên mạng tìm ngành nghề của hắn rồi. Với là lâu ni kéo nhau đi cũng nhiều lắm.Chủ yếu toàn các anh không qua được cửa đại học, chịu yên phận, đi tìm nghề hắn làm. Nhưng tầm này là chỉ đi làm việc tạm thời, đang chờ việc khác để tìm việc chính đáng. Còn số 28-34 có tuổi, có trả đời, có gia đình nên đi xa có vẻ chắc chắn hơn”[Nam, 45 tuổi, trưởng thôn Hạ Lang 1, xã Quảng Phú].

Một vấn đề đáng lưu tâm là, tỷ lệ lao động TNTHCS rời quê hương làm ăn không hề nhỏ (34,1%), xấp xỉ so với số lao động TN THPT (48,4%). Điều này cho thấy, xu hướng trẻ hóa làm ăn ngoài địa phương đang diễn ra ngày càng phổ.

Nghiên cứu định tính cho thấy rõ thực trạng này. Trước hết, có rất nhiều chia sẻ của người dân về vấn đề học sinh bỏ học từ lớp 10, 11 và đi làm nghề. Họ cho rằng, dù các em học Đại học ra vẫn rất khó tìm được việc làm đúng ngành. Chính vì thế, mặc dù chưa đủ tuổi lao động thì không ít em vẫn quyết định từ bỏ việc học THPT và bắt đầu đi tìm việc. Không những vậy, nhiều em xác định được sức học của mình không thể đáp ứng trong các ngành nghề đòi hỏi bằng cấp học vấn cao, với tâm lý

“ưa bay nhảy, ưa tìm tòi công việc” nên rất nhiều em không lựa chọn tiếp tục việc

học của mình. Ngoài ra, bản thân các em cũng muốn thoát khỏi nghề nông của gia đình. Di chuyển đến một nơi khác ngoài địa phương, vừa học nghề và làm nghề sẽ giúp các em sớm nhanh chóng có được một công việc mang lại thu nhập – điều mà phải rất lâu nữa mới có được nếu các em tiếp tục học lên cao: “Thanh niên giờ học lớp 9 xong đã không cần làm ruộng chứ đừng nói đến lớp 12. Các cháu bây giờ kể từ đây là sẽ đi ra ngoài kiếm việc nhiều. Chỉ cần làm nghề vài năm là có tiền, như rứa còn nhanh hơn đi học. Đi làm cho người ta khoảng năm thứ ba là đã có 5-7 triệu/tháng, khỏe. Học lên biết khi mô (nào) mới có tiền” [Nam, 65 tuổi, phó trưởng

thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú]. Rõ ràng, thông tin định lượng và định tính đều chứng tỏ xu hướng trẻ hóa lao động đi làm ăn ngoài địa phương đã, đang và sẽ là một thực trạng tất yếu ở Quảng Phú.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có sự khác nhau về nơi đến của người lao động ở các nhóm trình độ học vấn khác nhau. Người có học vấn càng cao, khoảng cách địa lý từ nơi đi đến nơi làm ăn càng gần và ngược lại. Theo đó, nhóm học vấn thấp chủ yếu đến các tỉnh phía Nam trong khi nhóm học vấn cao lại lựa chọn khu vực trong tỉnh Thừa Thiên Huế.

Biểu đồ 2.9: Nơi đến của lao động từng làm ăn ngoài địa phương phân theo trình độ học vấn (%)

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu)

Từ biểu đồ 2.9, nhìn chung nơi đến có số lao động ít nhất là nước ngoài và số lao động cao nhất là các tỉnh phía Nam, trong đó phân bố chủ yếu ở các nhóm có trình độ học vấn thấp, cụ thể: Chưa tốt nghiệp tiểu học là 100%, tốt nghiệp tiểu học

là 70% và tốt nghiệp THCSlà 58,1%. Tỷ lệ lao động ở khu vực này giảm dần ở các nhóm học vấn tốt hơn. Chỉ riêng nhóm học vấncao nhất là tốt nghiệp THPT lại chiếm số đông ở Thừa Thiên Huế với tỷ lệ 45,2%. Kết quả này chỉ ra rằng, những lao động thuộc nhóm học vấn thấp thì cơ hội làm việc tại Huế hoặc các khu vực lận cận càng ít.

Lý do khiến người lao động có học vấn thấp chỉ có thể tìm việc làm ở các tỉnh thành khác, nhất là ở các tỉnh phía Nam là bởi thị trường lao động tại khu vực này rất lớn và rất mở. Ở đây, không ít cơ sở có thể thu nhận lao động từ các vùng miền với các trình độ khác nhau, kể cả lao động phổ thông. Để giảm giá thành sản phẩm và tiết kiệm chi phí nhân công, các chủ xưởng thường thuê lao động giá rẻ trong đó có lao động trẻ em [7, tr.107]. Từ đó, mạng lưới xã hội được hình thành, các em học đến cấp 2 sẽ nhờ vào sự giúp đỡ của người quen, giới thiệu việc làm đến những khu vực này kiếm sống. Không những vậy, nếu đi xa người lao động cũng sẽ có thu nhập nhiều hơn so với làm ở Huế. Khảo sát ý kiến của một phụ huynh có con cái đang tuổi đến trường cho biết: “Lớp trẻ đi rất nhiều, thường học xong lớp 9 là đi.

Tụi nớ vô Nam cũng có, ra Bắc cũng có nhưng chủ yếu là vô Nam. Bây chừ thanh niên nắm bắt cũng vững vàng hơn lúc trước. Cảm thấy mấy anh chị học Đại học ra trường mà xin việc khó khăn thì mình học ngang lớp 9, sức học trung bình thì cũng chả cần học nữa mà đi tìm nghề rồi. Chú đây cũng xác định cho con, mai mốt con cái học giỏi thì cho học, còn học ngang trung bình thì chắc cũng thu xếp công việc khác cho cháu” [Nam, 45 tuổi, thôn Hạ Lang 1, xã Quảng Phú].

Tóm lại, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng địa lý ở xã Quảng Phú có sự khác nhau phân theo nhóm trình độ học vấn. Theo đó, nhóm có học vấn cao thì càng có khả năng đi ra ngoài lập nghiệp, nơi đến của nhóm này chủ yếu ở khu vực miền Trung trong khi ở các nhóm học vấn thấp hơn lại phân bố ở các tỉnh miền Nam. Điều đáng lưu tâm là tỷ lệ lao động bỏ học sớm (từ trình độ TN THCS) đi làm nghề đang có xu hướng gia tăng trong một vài năm tới.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 68 - 71)