Chuyển dịch theo ngành:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 128 - 130)

- Thực tế mà nói, hiện tại Hạ Lang còn khoảng dưới 30% là chủ lực nông nghiệp. Nghề của họ không chính thức, ví dụ như thợ nề, bình quân một ngày có 300 – 400 ngàn, một tháng họ làm từ 20 – 25 ngày, dù họ vẫn làm ruộng nhưng không còn là nghề chính của họ nữa. Bây giờ nông thôn mới, cố gắng vận động người dân tham gia những ngành nghề ngoài thì phải trên 70% thì mới đạt được chuẩn của nông thôn mới về cơ cấu lao động. Nói về chế độ bằng cấp thì nông thôn ở đây cũng chiếm tỷ lệ từ 40 – 50% , nhưng cơ cấu lao động đi làm thu nhập ngoài thì từ 70 – 80% rồi, còn lại khoảng 30%, 20% lao động nông nghiệp thì rơi vào trên 50 tuổi, khi đó chính thức làm ruộng. Bây giờ vào nhà nào mang tiếng vợ chồng làm ruộng nhưng đâu có ở nhà, có thể chồng làm thợ nề, vợ đi may, đi làm hương hoặc làm ở các khu công nghiệp nhỏ lẻ. Thôn Hạ Lang khác các thôn khác là nhờ có cầu Tứ Phú, có khu công nghiệp của Hương Trà mở ra. Bây giờ về nhà (chiều khoảng 15h00) các cặp vợ chồng trẻ là đi hết, không có ở nhà, chẳng qua họ làm một vài sào ruộng là vì họ có đất họ làm tránh mùa mưa gió họ ăn thôi, còn chừ làm nông nghiệp thì ăn cái chi

- So với ngày trước có nhiều nghề hơn. Từ khi chế độ của Nhà nước mở cửa ra thì các doanh nghiệp nước ngoài về, các doanh nghiệp trong nước mở rộng ra thì coi như dân họ dựa vô đó họ phát triển theo trào lưu của xã hội. Ví dụ trước đây Huế ở đây là may gia công và chỉ có vào Sài Gòn, miền Nam thì mới có các khu công nghiệp, nhưng sau 10 năm, kể từ lúc thành phố Huế có phương án phấn đấu lên thành phố trực thuộc TW thì mở thêm các xí nghiệp, nhà máy. Chừ con em may ở Sài Gòn vô may tháng 4 – 5 triệu thì chừ họ về đây may 3 triệu, khỏe hơn.

- Ngày trước dân đây chỉ có làm nông, những nghề phụ, buôn bán nhỏ lẻ, nghề truyền thống làm chằm nón nhưng bữa ni chằm nón ít, họ lại qua làm vành nón. Mặc dù vành nón không lên được tổ hợp nhưng lại thu nhập cao hơn nghề truyền thống của Bao La. Thực tế, thu nhập nghề vành nón cao hơn đan lát vì từ 10 tuổi đã có thể làm vành nón, 60 tuổi vẫn làm. Trung bình một ngày công của họ là 50 ngàn/người/ngày, nếu nhà đông người làm thì cho thu nhập rất cao. Xu hướng bây giờ giảm về nông nghiệp, giảm chăn nuôi và chuyển qua xu hướng làm vành nón, không bị phụ thuộc ai hết vì vành nón tất cả mọi người từ giả trẻ, nam nữ chi cũng làm được, khác với đan lát Bao La là một nhà chỉ có vài người làm. Chủ lực nhà nào con đông thì làm vành nón hết, nhất là mùa hè ni, thu nhập từ vành nón cao lắm.

- Nông nghiệp bây giờ giảm nhiều, còn khoảng 30 – 35% thôi. Người làm nông nghiệp thì còn nhưng chỉ là nghệ phụ của họ, còn chủ yếu đi làm thêm mấy nghề khác như may, phụ thợ nề trở thành nghề chính hết. Ví dụ trên một sào ruộng chẳng hạn, lãi 1 sào cho 6 tháng là khoảng 70kg lúa, tức là 500 ngàn, một năm làm được 2 vụ thì không có ăn, trái lại họ đi phụ thợ nề thì tiền công cũng đã là 600 ngàn rồi, thu nhập cao hơn, làm ruộng chỉ tranh thủ lúc rãnh rỗi, như buổi sáng làm tí, chiều làm tí, lúc nào cắt thì nghỉ 1 ngày để đi cắt thôi.

- Những nghề nổi trội hơn trước là xây dựng, thợ nề, may. Ngày xưa không có mấy quán hàng bán như bây chừ mô (đâu), chỉ có mấy quán rải rải quanh đó thôi nhưng chừ có cầu Tứ Phú thì họ mở lên các đại lý tạp hóa vừa, đại lý công nghiệp lớn, đại lý thức ăn gia súc tạo thu nhập cho bà con. Ở đây có ưu điểm là Nhà nước mở đường quy hoạch 32m, nhưng chừ hiện tại mới làm đó 20m, diện tích còn lại huyện cho xã cho thuê để mở. Họ cho đấu 5 năm, phải tạo được cảnh quan chứ không để hàng quán lẹp xẹp. Chú thôn trưởng đây cũng chạy theo cái đó rất mệt, các ông trên huyện về nói vì răng Quảng Phú nông thôn mới mà để lộn xộn như ri, thực tế lúc đó người ta đấu người ta cũng phải bỏ ra một số tiền lớn để nâng nền đất lên nên mới đầu chỉ có thể làm các quán lẹp xẹp thôi. Nhu cầu của dân bây giờ là muốn đấu thời gian dài hơn để họ đầu tư xây dựng luôn vì họ sợ Nhà nước thu hồi. Để có thể đấu đất đó làm thì không riêng gì thôn Hạ Lang mà tất cả người dân của xã Quảng Phú,

kể cả chợ thì ai có điều kiện ra đấu. Bữa ni không có khuôn phép, bao cấp như xưa nữa. Huyện bây giờ đang có kế hoạch mở trung tâm dịch vụ hai đầu cầu Tứ Phú, sang năm các lô đất trồng sắn đó sẽ không còn nữa.

- Bây giờ thì có nhiều nghề mới hơn trước, cụ thể ở thôn đây có thể tìm được những nghề đơn giản nhưng để tìm được những nghề đúng nguyện vọng của sinh viên thì rất khó. Chẳng hạn có một số em học xong Đại học, Cao đẳng phải chấp nhận đi may, tất nhiên là hắn không thỏa mãn nhưng buộc tuổi trẻ phải vươn lên để có thu nhập trong gia đình thôi. Thực tế đây 10 nhà hết 8 nhà có con em đi may, làm trái nghề hết. Những em không có bằng cấp, học ngang lớp 9, 10 hoặc 12 hay rớt Đại học thì hắn tự xác định nghề của hắn, hắn không thể làm nhữngnghề trong Nhà nước thì đi tìm những nghề chính như thợ may, thợ hồ, thợ mộc, đi đến các khu công nghiệp, hoặc có những em đi phụ cha mẹ làm thợ xây. Những nghề này rất dễ kiếm. Những nghề chính đối với các em ra có bằng cấp thì khó, nhất là các em học Đại học, Cao đẳng. Bây giờ trường dạy nghề là không có học sinh.

- Năng suất trồng trọt thay đổi nhiều lắm, cao hơn. Ở đây nhờ có cây mía. Trước đây chủ yếu trồng lạc, đậu, sắn nhưng bây giờ chuyển sang trồng mía thì làm 1 sào mía bằng 1 sào ruộng, một sào như vậy kiếm được 12 triệu, nhưng một sào lúa chỉ có 6 tạ, một năm được 3 triệu trong khi đầu tư trồng lúa cũng nhiều, giá cả bấp bênh hơn. Nhưng xã lại không khuyến khích trồng mía vì không có một cơ quan mô (nào) vô thu mua hết, tự động tư thương về mua và giá cả không đảm bảo. Thứ hai, thời tiết bão vào một cái là hết luôn. Trong 3 năm ni năng suất trồng mía có độ dừng, ít hơn các năm trước do họ muốn cải tạo đất, rồi họ muốn tìm việc làm ngoài. Ngang độ tuổi trẻ không làm nữa mà chỉ có độ tuổi khoảng 40 – 50 thì ở nhà trồng mí, còn lớp vợ chồng trẻ bây chừ họ đi làm các khu công nghiệp hết.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w