Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng xét về góc độ giới tính

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 62 - 65)

8. Khung lý thuyết

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng xét về góc độ giới tính

Quá trình CNH, HĐH khiến nhiều lao động ở nông thôn rời khỏi quê hương tìm kiếm việc làm. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định, số lượng lao động nữ giới rời khỏi địa phương làm ăn có xu hướng tăng lên và xấp xỉ tương tương so với nam giới, thậm chí ở một số nước phát triển,lao động nữ di cư nhiều hơn nam giới(11, tr. 233]. Đây cũng là tình hình chung của lao động nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả khảo sát tại xã Quảng Phú lại hoàn toàn khác khi xem xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng từ góc độ giới tính.

Với 237 mẫu phỏng vấn, có đến 49,6% namgiới cho biết họ đã từng làm ăn ở nơi khác, trong khi đó tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là17,3%. Mức chênh lệch lên đến 32,3% cho thấy có một sự khác biệt quá lớn về giới tính khi nói đến thực trạng người lao động phải đi tìm việc ngoài địa phương. Kết quả khảo sát ý kiến từ người dân về sự biến động nguồn lực lao động 10 năm qua cũng cho thấy, có đến 67,3% đồng tình với nhận định nam chuyển ra ngoài địa phương nhiều hơn nữ, chỉ có 29,1% cho rằng nam đi bằng nữ và 3,6% cho rằng nam đi ít hơn nữ. Như vậy, có thể

khẳng địnhtrong giai đoạn 2004-2013 tại xã Quảng Phú, tỷ lệ lao động nam đi làm ăn ngoài địa phương cao hơn và cao hơn nhiều so với nữ giới.

Thực tế cho thấy, cả nam giới và nữ giới đều có những đặc điểm riêng về sức vóc cũng như đóng nhữngvị thế, vai trò khác nhau trong gia đình. Phụ nữ thường gắn liền với hình ảnh chịu thương, chịu khó, gắn với gia đình và có phần cam chịu so với nam giới. Họ giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc các thành viên trong gia đình cho dù họ đang làm ở lĩnh vực nào. Những quan niệm này đặc biệt phổ biến rộng rãi ở khu vực nông thôn và ăn sâu vào tiềm thức của con người như một điều hiển nhiên. Bởi vậy, phụ nữ thường gặp khó khăn hơn nam giới nếu phải đưa ra quyết định rời khỏi địa phương, rời khỏi gia đình để tìm kiếm việc làm. Hay nói cách khác, cơ hội ra ngoài địa phương làm ăn của nữ giới có phần thiệt thòi hơn so với nam giới. Nhiều trường hợp phỏng vấn có thân nhân đi làm ăn xa đều cho thấy nam giớiluôn là đối tượng chính trong gia đình tham gia những công việc xa nhà, rất ít trường hợp có phụ nữ đi như vậyvà nếu có là do họ đi theo chồng hoặc theo người thân để đoàn tụ. Chia sẻ của một cán bộ thôn cho hay: “Nhiều nam thanh niên đi làm ăn ngoài địa phương hơn nữ thanh niên. Những nghề nghiệp ở địa phương khác đòi hỏi sức vóc, phù hợp với công việc của nam hơn. Còn các em nữ vẫn còn phải lo toan công việc gia đình, phù hợp với các công việc nhẹ nhàng như may vá nên ở lại đây cũng có thể tìm được việc rồi” [Nam, 56 tuổi, phó trưởng thôn Hạ Lang 2, xã Quảng Phú]. Một cán bộ thôn khác cũng đồng tình với quan điểm trên: “Nam đi nhiều hơn vì nam có tính bươn chải hơn, ham muốn, đòi hỏi hơn, cha

mẹ yên tâm hơn. Con gái lại có ý thủ phận hơn. Thanh niên ở đây mà nói ở nhà làm 2 triệu/tháng là không chịu vì không đủ tiêu, con gái thì 2 triệu cũng coi như tạm ổn đỏ (đó)” [Nam, 45 tuổi, trưởng thôn Hạ Lang 1, xã Quảng Phú].

Mặc dù tỷ lệ nam giới đi làm ăn xa cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên về tính gắn bó với công việc và nơi làm ăn thì nữ giới dường như chắc chắn hơn: “Nam đi

nhiều hơn nữ nhưng nam không đi chắc bằng nữ. Con gái đi chắc chắn hơn con trai vì con trai hay đứng núi này trông núi nọ, làm chỗ ni ít bữa thì nhảy chỗ khác nhưng con gái thường xác định tư tưởng của hắn. Mỗi giới tính có đặc điểm riêng”

(Nam, 45 tuổi, trưởng thôn Hạ Lang 1, xã Quảng Phú). Một số nghiên cứu tại các khu công nghiệp phía Nam cũng cho biết, nam lao động đến từ miền Trung thường khó kiếm được việc làm hơn so với nữ mà nguyên nhân chính cũng xuất phát từ tính cách của mỗi giới. Theo đó, qua khảo sát tại 5 doanh nghiệp giày dép có vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Dương và Đồng Nai cho thấy, số lượng lao động nữ giao động từ 66% - 94% so với toàn bộ lao động trong toàn doanh nghiệp, trung bình lao động nam chỉ chiếm 16%. Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên, (1) lao động khéo tay, tỉ mỉ hơn trong công việc và (2) là thái độ làm việc của lao động nữ ôn hòa, ít đấu tranh và ít gây gổ hơn nam giới [32]. Rõ ràng, tính cách của mỗi lao động đều ảnh hưởng đến việc gắn bó lâu dài với công việc.

Khi được hỏi về những địa điểm người lao động đã hoặc đang làm việc, kết quả nghiên cứu cho thấy nơi đến của nữ giới hạn chế hơn so với nam giới. Theo đó, nếu điểm đến của nam giới là các tỉnh phía Nam (41%), trong tỉnh (29,7%), các tỉnh miền Trung (28,6%), các tỉnh phía Bắc (9,5%) và nước ngoài (4,8%) thì điểm đến của nữ giới là các tỉnh phía Nam (60%), các tỉnh miền Trung (20%) và trong tỉnh (18,2%). Như vậy, có một bộ phận nam giới làm việc tại khu vực phía Bắc và thậm chí ra nước ngoài thì không có lao động nào là nữ giới đi đến các khu vực này.

Biểu đồ 2.7: Nơi đến của lao động từng làm ăn ngoài địa phương phân theo giới tính (%)

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu)

Không có sự khác biệt về giới khi xem xét nơi đến của người lao động, theo đó nơi có số lượng lao động chuyển đến đông nhất là các tỉnh phía Nam, tiếp đó là làm việc trong tỉnh, các tỉnh khác ở miền Trung, các tỉnh phía Bắc và cuối cùng là nước ngoài. Kết quả này giống với thực trạng chung của lao động tại địa phương.

Tỷ lệ lao động vào Nam nhiều hơn so với các vùng khác, chủ yếu họ vào làm việc ở các khu công nghiệp. Có thể nói, khu vực phía Nam là nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất so với cả nước. Trong bối cảnh CNH,HĐH, không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng bỏ vốn vào đầu tư, hình thành nhiều xí nghiệp, nhà máy và trở thành địa điểm thu hút nhiều lao

động từ các nơi khác về làm việc. Chính vì vậy, cả nam và nữ đa phần đều lựa chọn làm việc trong lĩnh vực công nghiệp (có đến 55,6% nam giới và 50% nữ giới từng làm trong nhóm ngành này). Như vậy, có quá hơn ½ trong tổng số lao động phân theo giới tính tham gia trong lĩnh vực công nghiệp, cao hơn hẳn so với các lĩnh vực khác như dịch vụ.

Thực trạng này cũng tái hiện ở các khu vực khác trong cả nước. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Huế đã xuất hiện một số khu công nghiệp lân cận ở Hương Trà, Phong Điền, khu vực 17… với công việc chủ yếu là may gia công đã thu hút nhiều lao động của địa phương. Rất nhiều phụ nữ vừa làm ruộng, vừa tham gia may tại đây để có thêm thu nhập. Họ cho biết, may mặc đã trở thành nghề chính trong nhiều năm quavà cuộc sống của họ không hoàn toàn phụ thuộc vào nông nghiệp như trước nữa:

“Trước đây thời kỳ bao cấp họ đi tìm đất ở, đi kinh tế mới, còn số trẻ bây giờ chủ yếu vào làm ở các khu công nghiệp. Hầu như số nữ dễ có việc làm hơn nam, họ làm công nhân may ở Sài Gòn hoặc xin vào các công ty may xung quanh tỉnh mình. Thực tế, nếu chỉ tham gia chắc lao động nông nghiệp thì chẳng có việc chi để làm nên họ phải đi hết. Phụ nữ ở đây họ vẫn làm ruộng, vừa làm ruộng vừa làm công nhân, sáng đi chiều về. Còn nam thì cũng làm công nhân, thợ nề, thợ xây dựng, cắt tóc nhưng chủ yếu làm ở xa. Miền Bắc có một số thanh niên sửa xe, sửa ô tô, gò hàn ở Lạng Sơn”

[Nam, 41 tuổi, trưởng thôn Hạ Cảng, xã Quảng Phú].

Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng phân theo giới tính có sự khác biệt về số lượng. Theo đó, nam đi nhiều hơn nữ nhưng không chắc và bền bằng nữ. Mặc dù nơi đến của nữ giới hạn chế có phần hạn chế hơn nhưng không có sự khác biệt về nơi đến chủ yếu của người lao động, đó là phần lớn cả nam và nữ đều di chuyển về phía Nam để tìm kiếm việc làm. Mong muốn của họ là làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 62 - 65)