Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 77 - 84)

8. Khung lý thuyết

3.1. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

theo hướng CNH, HĐH

Chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có quan hệ biện chứng với nhau. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nền tảng vật chất dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự hình thành cơ cấu lao động mới ở khu vực nông thôn sẽ tác động trở lại đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Xét theo góc độ cơ cấu ngành kinh tế, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế khu vực nông thôn là quá trình biến đổi liên tục của cơ cấu ngành kinh tế từ cũ sang mới và ngày càng hoàn thiện hơn. Tỷ trọng giá trị của một ngành kinh tế khu vực nông thôn thay đổi sẽ tác động đến sự biến chuyển về lao động nông thôn, bởi lao động nông thôn là một trong các yếu tố cấu thành nên giá trị của các ngành kinh tế. Nền kinh tế khu vực nông thôn trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ lạc hậu đến hiện đại, từ trình độ thấp đến trình độ cao. Ở mỗi giai đoạn phát triển, cơ cấu kinh tế có những đặc điểm riêng và gắn bó với nó là một cơ cấu lao động ở nông thôn phù hợp.

Tốc độ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhanh sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và ngược lại. Quả thực, cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần tăng năng suất lao động làm nhu cầu về lao động trong nông nghiệp giảm, ngược lại cùng với việc đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn tất yếu dẫn tới cầu về lao động trong hai ngành này tăng lên. Như vậy, nếu quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn diễn ra nhanh chóng, tức là khi có sự chuyển dịch nhanh lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ thì cầu về lao động của hai ngành này được đáp ứng. Kết quả là làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, nếu nhu cầu về lao động của công nghiệp và dịch vụ không được đáp ứng thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn sẽ chậm lại. [25, tr. 15-16]

Quảng Phú được biết đến là cửa ngõ chính của huyện Quảng Điền, tiếp giáp với hai huyện lớn Hương Trà, Phong Điền và cũng là “phương tiện tiếp cận của thành phố Huế”. Với những đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý, Quảng Phú thực sự

là một điểm sáng hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để đầu tư và phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII xác định cơ cấu kinh tế Quảng Điền phát triển theo hướng nông nghiệp-dịch vụ-công nghiệp. Nằm trong chiến lược phát triển chung ấy, thời gian qua nhiều chính sách đã được ban hành nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ở địa phương, trong đó bao gồm chiến lược chuyển dịch cơ cấu lao động.

Năm 2006, công trình xây dựng cầu Tứ Phú hoàn thành và đi vào hoạt động. Kể từ đó, việc đi lại và giao lưu hàng hóa trở nên thuận tiện hơn, nhiều hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển rầm rộ làm thay đổi bộ mặt xã Quảng Phú. Bên cạnh đó, cuối năm 2010 địa phương lại được tỉnh và huyện lựa chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới. Để đạt được các tiêu chí đề ra, nhiều cơ sở hạ tầng được nâng cấp, hàng nghìn ha đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng đường sá, trường học, trung tâm văn hóa, khu thương mại-dịch vụ Hạ Lang, chợ Quảng Phú. Vì vậy, để duy trì nguồn sống chính, nhiều lao động thuần nông đã chuyển sang nghề mới, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ 2004-2013 sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn biến mạnh mẽ theo hai hướng: Chuyển dịch theo ngành kinh tế và chuyển dịch theo vùng địa lý. Theo đó, nhiều lao động thoát khỏi nông nghiệp và tham gia ngày càng đông đảo trong vào hoạt động phi nông nghiệp ngay tại quê hương mình. Bên cạnh đó, không ít lao động cũng quyết định đi xa lập nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Theo kết quả của một số nghiên cứu, tiền của người lao động nhập cư chiếm tới 60% thu nhập chuyển về khu vực nông thôn [13, tr. 27]. Từ đó, cơ cấu nền kinh tế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ đáp ứng công cuộc CNH, HĐH khu vực nông thôn.

Trong 10 năm qua tại xã Quảng Phú, cơ cấu kinh tế ở địa phương đã có sự chuyển dịch đúng hướng, từ năm 2007-2013 giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp từ

46,4% xuống còn 24,9%, tỷ trọng công nghiệp tăng liên tục từ 20,1% lên 62,1%, riêng ngành dịch vụ tăng đều từ 32,5% lên 39,8% từ 2007-2011 nhưng có xu hướng giảm vào 2012 và 2013.

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành (theo giá trị xuất khẩu) (%)

Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2007 46,4 20,1 32,5 2008 44,7 20,9 34,4 2009 41,3 22,2 36,5 2010 39,5 23,4 37,2 2011 32,7 33,5 39,8 2012 29 57,2 13,8 2013 24,9 62,1 13

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kinh tế-xã hội xã Quảng Phú từ 2007-2013)

Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp thời gian qua tại xã Quảng Phú có xu hướng giảm và càng giảm mạnh vào các năm về sau, tuy nhiên đây vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2007-2010. Như vậy, nông nghiệp đã đóng vị trí gần như chủ đạo trong hoạt động kinh tế ở địa phương một khoảng thời gian khá dài là 7 năm so với khoảng thời gian nghiên cứu của đề tài. Minh chứng này cho thấy sự chuyển biến vượt bậc trong bộ mặt kinh tế những năm gần đây ở địa phương - khi mà nông nghiệp đã không còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn bộ cơ cấu kinh tế ngành.

Đối với hoạt động nông nghiệp, chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể đã triển khai một số hoạt động cụ thể, thay đổi đáng kể cách thức sản xuất, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, địa phương đã liên kết với ngân hàng để người dân có thể vay vốn mua sắm máy móc với lãi suất thấp (máy cày, máy đập liên hợp), cung cấp các giống cây trồng mới, dồn điền đổi thửa, lên kế hoạch sản xuất đại trà để việc canh tác không còn manh mún như trước, đồng thời nâng cao năng lực cho người dân thông qua các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, khuyến khích áp dụng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp… Có thể nói, với mức độ cơ giới hóa ngày càng cao đã thay thế sức lao động tay chân của con người, giúp họ tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu về số lượng lao động trên đồng ruộng. Chính vì vậy, mặc dù lượng lực lao động trong nông nghiệp giai đoạn 2004-

2013 có giảm nhưng năng suất lao động lại tăng lên, tiếp tục đóng góp vào cơ cấu kinh tế.

Quả thực, việc thực hiện những chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp là những bước đi đúng đắn giúp người lao động thuần nông có thể duy trì sinh kế của mìnhtốt hơn, đặc biệt là trong bối cảnh đất đai ngày càng bị thu hẹp. Một cán bộ đã chia sẻ về điều này: “Trước đây người dân dùng dụng cụ thô sơ

nhưng bây giờ họ toàn dùng máy móc cả, thay sức lao động của người dân để làm những việc khác. Ngày xưa đi cắt 1 sào ruộng cần đến cả hai vợ chồng và một người con phải ra cắt tay rồi dùng máy tuốt lúa đạp bằng chân để tách lúa ra, còn bây giờ có máy cắt tay về, có máy thổi về, rồi sau này có máy gặt liên hợp, công của người dân bỏ ra bớt lui, mà cũng chỉ cần vợ hoặc chồng làm là đủ” [Nam, 55

tuổi, cán bộ lãnh đạo xã Quảng Phú]. Rõ ràng, với sự hỗ trợ trong nông nghiệp đã giúp hoạt động trồng trọt của người dân trở nên thuận tiện hơn, tiết kiệm được nhiều sức lực và thời gian hơn, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các ngành nghề khác. Đó cũng là một trong những yếu tố khiến tỷ lệ lao động hỗn hợp (vừa làm nông và phi nông nghiệp) gia tăng thời gian qua ở xã Quảng Phú, đặc biệt hơn nữa là hoạt động làm nông không còn được xem là nghề chính với nhiều lao động mặc dù họ vẫn duy trì công việc đồng áng của mình.

Tuy nhiên, không phải tất cả người dân ở địa phương đều có khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ này. Đầu tiên phải kể đến là bản thân nhiều người nông dân không có đủ tiềm lực kinh tế để vay vốn mua sắm trang thiết bị, hơn nữa các giống mới cung cấp cho dân vẫn còn manh mún nên chưa mang lại hiệu quả cao, bên cạnh đó chỉ có một bộ phận người lao động được tham gia các đợt tập huấn khoa học kỹ thuật… Chính vì vậy, việc hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương dành cho người dân là không ngang bằng nhau. Do đó, để tiếp tục duy trì hoạt động nông nghiệp của mình, họ phải tự bỏ thêm các chi phí để thuê máy móc, tự học hỏi thêm kỹ thuật sản xuất, tự mua giống mới để trồng trọt. Vì vậy, người dân cho biết so với trước đây thì làm nông chỉ đỡ vất vả hơn về công lao động mà công tráng không lời hơn là bao.

Quá trình khảo sát cho thấy, ngoài hỗ trợ từ địa phương thì bản thân người nông dân cũng đã biết cách để đổi mới hoạt động nông nghiệp của mình. Theo đó, họ tự chuyển đổi cây trồng hoặc áp dụng các mô hình sản xuất mới để dần thương mại hóa hoạt động nông nghiệp. Nhiều năm gần đây, người dân đã đưa cây mía Cẩm Tân vào trồng thử nghiệm thay thế cho diện tích đất trồng kém hiệu quả và bước đầu đã mang lại thành công. Không những phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương mà nhờ trồng mía đã cho người dân thu nhập khoảng 10 triệu đồng/sào/năm, khoảng 200 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, đông đảo người lao động chuyển hẳn từ làm ruộng sang trồng mía. Một người dân cho biết: “Nhà tôi cũng

thuê thêm đất để làm mía, thuê đến 5 sào lận. Trồng mía trừ chi phí đầu tư thì cũng đủ xây nhà xây cửa chơ (chứ) còn làm ruộng thì không biết đến lúc mô (nào) mới có tiền. Trong mấy cây thì trồng mía là lời nhất, vốn bỏ ra cũng không nhiều mà công chăm tính ra cũng không hơn chi mấy trồng lúa cả” [Nữ, 47 tuổi, thôn Hạ

Cảng, xã Quảng Phú].

Hơn thế nữa, họ cũng mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất mới như nuôi cá bè sông Bồ, trồng hoa cúc, nấm sò hay trọng đầu tư chăn nuôi, nuôi trâu lợn để vỗ béo phục vụ nhu cầu buôn bán làm ăn hơn là tiêu dùng trong gia đình như trước đây. “Trước đây họ nuôi nhỏ lẻ, chừ (giờ) đã đưa vào nuôi công nghiệp hết, ăn

bằng thức ăn tinh bột nên nuôi với số lượng lớn hơn. Mặc dù là gia trại nhưng số lượng bầy đàn lớn hơn. Ví dụ nuôi heo nái, trước đây mỗi hộ giỏi lắm là nuôi 2 nái nhưng hiện tại có nhà 5 – 7 nái, mỗi lứa 10 con một nái, cứ 2 tháng là xuất chuồng, trước đây nuôi không có KH-KT thì phải 3 – 4 tháng mới xuất chuồng” [Nữ, 49

tuổi, cán bộ lãnh đạo xã Quảng Phú].

Như vậy, chỉ tính riêng hoạt động sản xuất nông nghiệp, có thể thấy rằng với mức cơ giới hóa trên đồng ruộng ngày càng cao, cộng thêm sự ra đời và đa dạng hóa các mô hình sản xuất mới khiến tỷ lệ lao động thuần nông giảm xuống một cách rõ rệt. Người nông dân không thuần sản xuất tự cung tự cấp như trước, thay vào đó các hoạt động này dần được thương mại hóa, dịch vụ hóa, góp phần lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở xã Quảng Phú.

Sự suy giảm tỷ trọng nông nghiệp đánh dấu mức tăng trưởng tỷ trọng kinh tế trong hai lĩnh vực còn lại. Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy, xu hướng này không có nhiều biến động giai đoạn 2007-2011, theo đó nông nghiệp giảm dần đều, công nghiệp và dịch vụ tăng dần đều. Trong đó, dịch vụ phát triển mạnh hơn so với công nghiệp, đạt mốc đỉnh điểm vào năm 2011 với tỷ lệ 39,8%, trở thành lĩnh vực có tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, giai đoạn 2012-2013 lại chứng kiến một biến động lớn trong nền kinh tế, đó là sự giảm sút đột ngột ở lĩnh vực dịch vụ (giảm đến 26% trong một năm từ 2011-2012) trong khi công nghiệp lại tăng lên nhanh chóng (tăng đến 23,7% từ 2011-2012) và tiếp tục dẫn đầu trong cơ cấu ngành cho đến năm 2013. Như vậy, năm 2012 là điểm mốc cho sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực công nghiệp đối với nền kinh tế của địa phương.

Từ tổng hợp báo cáo kinh tế-xã hội qua các năm của xã Quảng Phú cho thấy, cơ cấu kinh tế xã Quảng Phú đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng đã đề ra, đó là giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng phi nông nghiệp. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây (từ 2012-2013) thì công nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ và đóng góp nhiều hơn vào cơ cấu nền kinh tế so với dịch vụ, trở thành lĩnh vực có tỷ trong cao nhất tính đến thời điểm 2013. Thực trạng này xuất phát từ sự thay đổi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương từ năm 2011. Kết quả tổng hợp từ các báo cáo chỉ ra rằng, từ năm 2010 địa phương đưa ra các chỉ tiêu chú trọng phát triển hơn vào công nghiệp so với dịch vụ. Theo đó, nếu chỉ tiêu đưa ra cho năm 2011 là nông nghiệp là 23,5%, công nghiệp là 36,1% và dịch vụ là 40,4% thì năm 2012 phải đạt là 38,1% - 41,1% - 20,8%. Chiến lược này tiếp tục đưa ra các chỉ tiêu tương tự đối với cơ cấu lao động.

So sánh sự chuyển dịch cơ cấu lao động và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể thấy rằng mức giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đã khiến tỷ trọng trong nông nghiệp cũng giảm theo. Đồng thời, mức tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cũng làm gia tăng tỷ trọng kinh tế ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng chuyển dịch lao động trong dịch vụ có phần nổi trội hơn so với công nghiệp, trong khi đó tỷ trọng cơ cấu kinh tế của dịch vụ lại giảm mạnh và thấp hơn nhiều

trong những năm gần đây so với công nghiệp. Điều này chỉ ra rằng, mặc dù lực lượng lao động trong dịch vụ ngày càng đông nhưng chưa thực sự đóng góp nhiều cho cơ cấu kinh tế của địa phương. Đây là một thực trạng cần phải lưu tâm nhiều hơn bởi trên thực tế, tại Quảng Phú có rất nhiều chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng đường sá, xây dựng các điểm dịch vụ ở đầu cầu Tứ Phú, bản thân người dân cũng tự thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp của mình. Như vậy, rõ ràng nguồn lực để phát triển dịch vụ là có nhưng hoạt này này chưa thực sự mang lại hiệu quả và đóng góp và nền kinh tế của địa phương.

Thông tin định tính thu thập từ người dân hoạt động dịch vụ tại đầu cầu Tứ Phú cũng cho biết, việc làm ăn của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn do hàng quán mở ngày càng nhiều, mức cạnh tranh cao, giá cả ở mức bình dân. Chia sẻ của một người dân chuyển từ nghề nông sang dịch vụ: “Từ khi làm xong đường, tui đấu đất

để ra đây mở quán… Tính ra bán thì cũng nhiều hơn so với hồi trước nhưng mà cũng không phải là nhiều lắm mô (đâu). Mà chừ (giờ) cũng nhiều quán nữa, mình không thể có thu nhập nhiều. Tui nói ví dụ như ngoài ni một đoạn có một quán (tay chỉ hướng bên phải), tới đây có một quán này (tay chỉ hướng bên trái), bán cà phê

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 77 - 84)