8. Khung lý thuyết
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng xét về góc độ tuổi tác
Các nghiên cứu trongnhiều năm qua đều cho thấy những người di cư tự do từ nông thôn ra thành thị đềutrong độ tuổi lao động, nhất là lao động trẻ. Nếu ở khu vực phía Bắc, có đến 75% số di dân thuộc nhóm tuổi 13-39 [23] thì ở khu vực phía Nam, chỉ tính riêng lao động miền Trung là 61% từ độ tuổi dưới 35 [19, tr. 48]. Rõ ràng, xu
hướng đi làm ăn xa của lực lượng lao động đang dần trẻ hóa. Về vấn đề này, tác giả Đặng Nguyên Anh cũng khẳng định rằng:“Ở nhiều quốc gia trên thế giới, di dân nội
địa thường bao gồm phần lớn dân số trẻ và Việt Nam không là ngoại lệ”. [1]
Khảo sát tại xã Quảng Phú, kết quảcho thấy có điểm tương đồng. Có đến 50% số người được hỏi trong nhóm tuổi từ 28-35 cho biết bản thân đã từng chuyển sang địa phương khác làm ăn, tỷ lệ này ở các các nhóm tuổi 36-45 là 32,6% và nhóm tuổi 46-60 là 23,1%. Như vậy, độ tuổi càng cao thì cơ hội đi làm ăn xa càng thấp. Chỉ tính riêng lực lượng lao động từng rời khỏi địa phương thì phần lớn họ đều thuộc nhóm tuổi trẻ nhất trong giới hạn tuổi khảo sát là trên 28 đến hết tuổi lao động. Tuy nhiên, khi mở rộng đối tượng được hỏi, có đến 83,9% ý kiến từ người dân cho biết độ tuổi chủ yếu của người đi làm ăn xa trong 10 năm qua tại địa phương là từ 18-25 tuổi. Từ hai nguồn thông tin nói trên cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng chủ yếu rơi vào nhóm lao động trẻ tuổi.
Có nhiều lý do khiến lao động trẻ địa phương quyết định rời khỏi địa phương làm ăn, tất cả đã được người dân chia sẻ trong các buổi nói chuyện hay thảo luận nhóm tập trung như “không thể xin được việc ởđây”, “thanh niên không còn mặn mà
với đồng ruộng vì họ cho rằng làm ruộng rất cực khổ”, “nhiều em sức học yếu nên xác định ngay từ đầu sẽ làm nghề kiếm sống, sau khi học xong cấp 3 các em sẽ đi theo những anh chị trong làng rời địa phương kiếm việc”… Bên cạnh đó, tính cách
của tuổi trẻ như “ưa vươn cao”,“muốn thể hiện bản thân”,“chạy theo xu hướng thời
đại” cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm ăn xa của họ.
Một thanh niên đã và đang lập nghiệp xa quê hương cũngcho biết: “Hồi trước
tôi học phá quá, chơi dữ quá. Cũng một phần bực mình trong người vì gia đình nói này nọ, rồi thấy mấy đứa bạn vô trong Đà Nẵng to con, trắng trẻo, làm ra tiền nên năm lớp 11 tôi bỏ học, theo mấy đứa vô trong đó làm ăn. Làm nhôm kính mát mẻ, không nhớp nhúa, đen thui như làm ở garage ô tô. Hồi đó quyết đi chứ tôi không bao giờ nghĩ ở nhà làm ruộng vì tôi cũng đã làm rồi, cực khổ. Chừ cũng rứa, thử đi khắp xóm ni, gặp đứa mô thanh niên hỏi coi hắn có ở nhà làm ruộng không, chắc chắn tụi hắn lắc đầu” [Nam, 28 tuổi, thôn Bao La, xã Quảng Phú]. Rõ ràng, suy nghĩ của bản
Đối với các nhóm tuổi 36-45 và nhóm tuổi 46-60, mặc dù cũng có một bộ phận lao động trong các nhóm tuổi này cho biết họ từng làm ăn ngoài địa phương nhưng nhìn chung tỷ lệ này khá thấp và đây không phải là tình trạng phổ biến ở địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng ở lứa tuổi đó, “người lao động chỉ quen làm ruộng,
lại quá sức để học một ngành nghề mới” nên chủ yếu vừa làm ruộng vừa làm xen
lẫn các nghề khác, nhưng ruộng vẫn là nghề chính của họ. Một cán bộ thôn cho biết: “Đồng tiền bây giờ cấp thiết hơn xưa. Trước đây ăn chi (gì) cũng được, miễn
là có gạo nhưng bây chừ (giờ) thêm chi phí điện, nước, học hành, tiệc, giỗ, tang lễ… Xã hội phát triển buộc người dân phải bon chen, kiếm tiền để hòa nhập. Nhưng không vì phát triển mà người dân bỏ đất, nhà ai có đất thì họ vẫn làm. Song người có tuổi thì làm ruộng làm chính, người trẻ làm thêm nghề khác” [Nam, 41 tuổi,
trưởng thôn Hạ Cảng, xã Quảng Phú].
Mặc dù có sự khác nhau về quyết định đi làm ăn ngoài địa phương giữa các nhóm tuổi thì kết quả lại không như vậy khi xét nơi đến làm việc của người được hỏi. Theo đó, khu vực phía Nam luôn là địa điểm thu hút nhiều lao động nhất với nhóm tuổi thứ nhất là 44,4%, nhóm tuổi thứ hai là 55,2% và nhóm thứ ba 46-60 là 66,7%.
Biểu đồ 2.8: Nơi đến của lao động từng làm ăn ngoài địa phương phân theo tuổi tác (%)
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu)
Có thể thấy rằng, trong số những người được hỏi đã từng di chuyển địa bàn lao động, độ tuổi càng cao thì xu hướng tập trung về một khu vực địa lý càng lớn. Điều này thể hiện qua tỷ lệ người lao động tại các tỉnh phía Nam ở nhóm tuổi 46-60 đạt mức cao nhất, cao hơn so với hai nhóm tuổi còn lại. Như vậy, độ tuổi càng lớn chỉ có thể ổn định công việc khi ra ngoài tìm việc, hay nói cách khác tuổi càng cao thì càng khó kiếm việc tại địa phương hoặc các khu vực lân cận.
Biểu đồ 2.8 cho thấy, có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi về nơi đến có số lao động đông thứ hai. Theo đó, nếu nhóm tuổi 28-35 có xu hướng di chuyển đến các vùng trong tỉnh để làm việc thìlao động các nhóm tuổi 36-45 và 46-60 phải đi đến
các tỉnh thành khác ở khu vực miền Trung. Như vậy, so với những lao động từ độ tuổi dưới 36 thì những lao động từ 36 tuổi trở lên có ít cơ hội hơn khi tìm kiếm việc làm gần nhà. Sỡ dĩ có nhiều lao động trẻ tuổi làm trong tỉnh hơn so với lao động lớn tuổi bởi họ là đối tượng có nhiều lợi thế về sức khỏe, kỹ năng tay nghề nên dễ dàng được nhận vào làm tại các xí nghiệp, khu công nghiệp lân cận ở Thừa Thiên Huế như Hương Trà, Phong Điều, khu vực 17. Kết quả phỏng vấn của một phụ nữ tại địa phương cho biết: “Trước khi trồng nấm, tôi cũng từng nghĩ là muốn chuyển nghề
khác làm chứ làm nông quá cực đi nhưng không biết phải làm nghề chi, thôi thì cứ làm tạm cầm cự đã rồi có việc chi thì mình làm. Thấy mấy đứa đây đi may nhiều nhưng tôi cũng không có ý định đi may vì có có nghề mô (không có tay nghề), với lại mình lớn tuổi rồi. Tôi cũng không nghĩ sẽ ra Bắc hay vô Nam đi làm như mọi người vì ở nhà có con có cái, ở đây làm chưa đủ ăn thì đi như rứa răng có tiền nuôi con được, đi phải thuê nhà thuê cửa nữa, răng mà được”[Nữ, 47 tuổi, thôn Hạ
Cảng, xã Quảng Phú]. Điều này càng khẳng định thêm rằng khả năng di động của các độ tuổi khác nhau là không như nhau, độ tuổi càng cao thì tính di động càng lớn. Trên thực tế, qua trao đổi với nhiều lao động, họ cũng cho biết bản thân từng nhảy vùng nhiều lần để tìm kiếm việc làm.
Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng phân theo độ tuổi có khá nhiều điểm tương đồng với các nghiên cứu trước đây. Sự chuyển dịch này tập trung chủ yếu ở nhóm lao động trẻ tuổi, từ 28-35. Xu hướng trẻ hóa lao động đi làm ăn ngoài địa phương dần trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, độ tuổi càng cao thì càng khó thay đổi địa bàn làm việc. Cơ hội tìm việc làm gần nhà cũng trở nên khó khăn khơn với lao động ở độ tuổi trên 36.