lên lớp ở trường Trung học cơ sở
1.4.2.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Kế hoạch, đó là sự thống kê những công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: một tuần, tháng, học kỳ, năm học, dịp hè. Kế hoạch HĐGDNGLL, đó là trình tự những nội dung HĐ, các hình thức tổ chức HĐ đƣợc bố trí sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học. Kế hoạch rất cần trong HĐ, sẽ làm cho công tác của nhà GD trở nên có mục đích, có cân nhắc cụ thể. Kế hoạch sẽ giúp nhà GD không bị lôi cuốn vào những công việc lặt vặt, làm cho họ chủ động hơn, tự tin hơn trong công tác của mình. Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL yêu cầu phải nắm chắc ba vấn đề quan trọng, đó là làm cái gì, làm nhƣ thế nào và ai làm.
- HT QL việc xây dựng kế hoạch HĐ tuần, tháng, năm của GVCN bao gồm: QL thực hiện HĐ phần bắt buộc, HĐ tự chọn; QL việc triển khai kế hoạch HĐGDNGLL; QL kế hoạch đầu tƣ và sử dụng CSVC cũng nhƣ các điều kiện khác thực hiện HĐGDNGLL; QL kế hoạch KT- ĐG kết quả HĐGD NGLL; QL kế hoạch phối hợp giữa các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng tham gia tổ chức HĐGDNGLL.
1.4.2.2.Quản lý đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ☻QL đội ngũ cán bộ Đoàn -Đội thực hiện HĐGDNGLL
Với vai trò là phó trƣởng ban điều hành HĐGDNGLL của trƣờng, cán bộ Đoàn-Đội có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo HĐGDNGLL. Vì thế, việc QL đƣợc thể hiện ở những nội dung sau: QL việc xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm; QL sự đôn đốc đối với GVCN; QL sự chỉ đạo đối với các lớp; QL việc theo dõi các HĐ bắt buộc, thực hiện các HĐ tự chọn; QL việc phối hợp các lực lƣợng GD khác; QL việc bồi dƣỡng giáo viên.
☻Quản lý đội ngũ GVCN
- GVCN là ngƣời thiết kế tổ chức thực hiện các HĐ thƣờng xuyên theo chủ điểm hàng tháng ở lớp mình phụ trách cả phần bắt buộc và phần tự chọn. Ngoài ra, GVCN còn tổ chức cho HS của lớp mình tham gia các HĐ của trƣờng, của địa phƣơng.
- QL GVCN thực hiện HĐGDNGLL bao gồm: QL việc chuẩn bị của GVCN theo chủ điểm GD, các HĐ tự chọn; QL việc triển khai sinh hoạt lớp, tiết chào cờ đầu tuần cũng nhƣ việc kết hợp của GVCN lớp với các lực lƣợng GD khác trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ cán bộ Đoàn-Đội, GV bộ môn, hội cha mẹ HS, đoàn phƣờng (xã); việc đánh giá xếp loại HS; việc rút kinh nghiệm tổ chức các HĐGDNGLL.
- HT là trƣởng ban điều hành HĐGDNGLL, HT phải nắm vững các chủ điểm GD hàng tháng, tổ chức cho GV thực hiện nghiêm túc, có sự gợi ý để thay đổi làm phong phú về nội dung và hình thức HĐ. Việc chuẩn bị chu đáo của GVCN có ý nghĩa quan trọng tới chất lƣợng của các HĐ.
- Các HĐ tự chọn đƣợc bố trí trong chƣơng trình giúp nhà trƣờng có thêm các hình thức HĐ mang tính sáng tạo, tính địa phƣơng, tính thời sự, gây hứng thú học
tập cho HS. Các HĐ này có thể là các CLB về khoa học tự nhiên, xã hội; các HĐ thể thao; các HĐ lao động công ích...Trong việc xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, HT yêu cầu GVCN đƣa nội dung HĐ này vào kế hoạch HĐ của lớp chủ nhiệm. Yêu cầu các lớp phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung đã đƣa ra.
- Ngƣời HT phải nắm đƣợc việc GVCN triển khai HĐ trong từng lớp diễn ra nhƣ thế nào? Vai trò của GVCN trong HĐ ra sao? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng theo quy định không? Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán sự lớp điều hành HĐ có đáp ứng đƣợc yêu cầu phát huy tính tích cực của HS không hay mang tính áp đặt của GV? Trong các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, phong trào tự quản của lớp ra sao?...
- QL việc GVCN phối hợp các lực lƣợng khác để tổ chức có hiệu quả các HĐGDNGLL ở lớp mình phụ trách. GVCN với tƣ cách là ngƣời tham mƣu, ngƣời tổ chức để các lực lƣợng này cùng tham gia vào quá trình HĐ của HS nhƣng phải có báo cáo với HT.
- QL GVCN trong việc đánh giá kết quả HS: sau một chủ điểm GD hay sau mỗi đợt sinh hoạt chuyên đề, GVCN đều phải đánh giá kết quả HĐ của từng HS ở các mức độ và khía cạnh khác nhau. Kết quả đánh giá là một căn cứ để xếp loại hạnh kiểm của HS ở mỗi học kỳ và cuối năm học. Để việc đánh giá của GV đƣợc khách quan, GVCN phải dựa vào thang chuẩn đánh giá, theo một quy trình chặt chẽ và khoa học, đánh giá qua nhiều kênh nhƣ: HS tự đánh giá, tổ đánh giá, lớp đánh giá... Việc đánh giá kết quả HĐ của HS tập trung vào ba yêu cầu: nâng cao nhận thức, rèn luyện các kỹ năng cơ bản của HS THCS, bồi dƣỡng thái độ, hứng thú, nhu cầu HĐ và có 4 mức độ (tốt, khá, TB, yếu) để đánh giá HS. Khi đánh giá, GVCN phải đánh giá một cách toàn diện, tránh quan điểm khắt khe, động viên và khích lệ là chính, nhìn nhận theo quan điểm động và chiều hƣớng phát triển.
1.4.2.3. Quản lý việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Để chƣơng trình HĐGDNGLL ở trƣờng THCS đạt hiệu quả mong muốn, ngƣời HT cần QL tốt các điều kiện nhƣ sách, trang thiết bị cho HĐ.
☻Về sách: Sách hƣớng dẫn HĐGDNGLL là cẩm nang dành cho GVCN, BGH, CBĐĐ. Đây là lực lƣợng nòng cốt thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL. Trong thƣ viện nhà trƣờng cần phải có đầy đủ các loại sách tham khảo bổ trợ các môn học nhƣ sách giáo dục đạo đức, pháp luật, sổ tay học tập, ... để GV lựa chọn nội dung cho các HĐ, đặc biệt là các hội thi tìm hiểu.
☻Về trang thiết bị: Cũng nhƣ trong dạy học các môn, HĐGDNGLL rất cần có CSVC, kỹ thuật để HĐ đạt đƣợc hiệu quả GD mong muốn. Điều kiện tổ chức, phƣơng tiện sẽ làm tăng tính hấp dẫn của HĐ. Thiết bị tối thiểu cho tổ chức HĐGD NGLL cần có: đài, đầu video, đàn, micro, dụng cụ thể thao và kinh phí cũng là yếu tố quan trọng. Trong khi kinh phí dành cho HĐ không nhiều thì việc GV cần có những ý tƣởng sáng tạo, tìm tòi các phƣơng tiện tự tạo phù hợp với điều kiện của lớp, trƣờng mình là rất cần thiết.
1.4.2.4. Quản lý về việc phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Việc GD HS phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng cùng tham gia phối hợp bao gồm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, GVCN, GV bộ môn, nhân viên, hội cha mẹ học sinh, một số tổ chức đoàn thể xã hội nhƣ hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn phƣờng (xã), công an, y tế, hội liên hiệp thanh niên, đơn vị kết nghĩa, ... Mỗi lực lƣợng GD đều có thế mạnh riêng, vì vậy phối hợp các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức tốt HĐGDNGLL chính là thực hiện xã hội hóa GD, tạo nên môi trƣờng GD tốt nhất cho HS. Nhờ sự phối hợp mà nhà trƣờng sẽ bớt đi những hạn chế và khó khăn nhất định nhƣ thiếu điều kiện cho HĐ, nguồn thông tin, còn gia đình và xã hội sẽ nắm đƣợc những nhu cầu HĐ của HS.
BGH nhà trƣờng cần xây dựng phƣơng hƣớng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất cả về nội dung, PP tổ chức và cách thức phối hợp nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL.
1.4.2.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Việc đánh giá HS qua HĐGDNGLL sẽ góp phần đánh giá chất lƣợng GD nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm. HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vƣơn lên. Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trƣởng thành của HS và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức HĐ của mình, giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm, hoàn thiện học vấn. Đồng thời, GVCN cũng thấy đƣợc HĐ của các lớp khác trong trƣờng để điều chỉnh công tác chủ nhiệm của mình tốt hơn.
- Việc KT- ĐG thực hiện chƣơng trình của các lực lƣợng tham gia vào HĐ một cách kịp thời, công bằng, chính xác là nguồn động viên khích lệ tinh thần HĐ của cả thầy và trò. Qua HĐ của tập thể các lớp, HT có thể đánh giá năng lực chủ nhiệm của các thầy, cô.
- Việc đánh giá HS qua HĐGDNGLL là biện pháp để HT đánh giá kết quả GD toàn diện. Đó là cơ sở để HT xây dựng chiến lƣợc GD về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, PP và hình thức tổ chức HĐ cho đơn vị mình.
- Để việc đánh giá đạt đƣợc mục tiêu đề ra thì HT cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức độ đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 là tổng kết một số cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lƣợng GD nói chung và nâng cao chất lƣợng HĐGDNGLL nói riêng. Nội dung của chƣơng 1 đã đề cập đến một số khái niệm cơ bản liên quan đến QL, quản lý GD, QL nhà trƣờng, quản lý HĐGDNGLL và biện pháp QL HĐGDNGLL ở trƣờng THCS. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc HT trƣờng THCS quản lý kế hoạch, đội ngũ, CSVC, việc phối hợp các lực lƣợng GD, việc KT- ĐG. Thông qua đó giúp tác giả có cơ sở phân tích thực trạng QL của HT các trƣờng THCS quận Hồng Bàng để đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý HĐGDNGLL đáp ứng đƣợc yêu cầu GD phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HỒNG BÀNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế-xã hội-giáo dục quận Hồng Bàng 2.1.1. Một số đặc điểm về kinh tế - văn hóa - xã hội
Quận Hồng Bàng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của thành phố Hải Phòng. Diện tích tự nhiên là 14,42 km2, dân số 11,2 vạn ngƣời, đơn vị hành chính 11 phƣờng.
Hồng Bàng là địa bàn đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của thành phố Hải Phòng. Trên địa bàn quận tập trung nhiều cơ quan quan trọng của trung ƣơng, trụ sở của Thành uỷ - HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố và văn phòng đại diện nƣớc ngoài; nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp thƣơng mại lớn và mũi nhọn của thành phố nhƣ: đóng tàu, thép, xi măng, ngân hàng...
Hồng Bàng nằm ở vị trí hết sức thuận lợi về giao thông và trong vùng KT trọng điểm của thành phố nên có điều kiện để phát triển các khu công nghiệp dịch vụ, thƣơng mại. Nền KT phát triển cũng là điều kiện thúc đẩy GD phát triển.
Quận Hồng Bàng đang tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", xây dựng khu dân cƣ, tổ dân phố "5 không"; tổng kết 5 năm thực hiện phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; Cuối năm 2007, UBND quận cấp bằng công nhận 18 khu dân cƣ văn hoá tiêu biểu cấp quận. Quận có nhà văn hoá với nhiều HĐ bổ ích lý thú thu hút đƣợc các lứa tuổi khác nhau đến tham gia sinh hoạt. Đây là nơi vui chơi sinh hoạt tập thể của HS trong những ngày hè.
100% các phƣờng có đủ hệ thống GD từ mầm non, tiểu học đến THCS, trong quận có 02 trƣờng THPT, 01 trung tâm GD thƣờng xuyên, 01 trƣờng đào tạo nghề, 01 nhà mái ấm tình thƣơng dành cho trẻ mồ côi; 04 trung tâm học tập cộng đồng.
Trên toàn quận không có các tụ điểm tệ nạn xã hội, số ngƣời vi phạm tệ nạn, mắc nghiện mỗi năm một giảm. Đời sống của nhân dân ổn định. Các phƣờng có nhiều HĐ phong trào mang tính toàn dân. Nhiều năm liên tục, quận Hồng Bàng đƣợc nhận lá cờ đầu của thành phố. Quận Hồng Bàng đƣợc Nhà Nƣớc, Chính phủ tặng huân chƣơng lao động hạng nhì.