Biện pháp 4: Quản lý việc phối hợp giữa cáclực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở quận hồn (Trang 101 - 104)

- Kính trọng biết ơn công lao của

3.2.4.Biện pháp 4: Quản lý việc phối hợp giữa cáclực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.4.1. Mục đích

Phối hợp giữa các lực lƣợng GD tham gia vào HĐGDNGLL là để đạt mục tiêu GD của HĐ. Sự phối hợp giữa các lực lƣợng GD là rất cần thiết cho HS. Nhờ sự thống nhất phối hợp giữa các lực lƣợng GD trong tổ chức chƣơng trình HĐGDNGLL, HS sẽ có đủ điều kiện để HĐ đƣợc tốt hơn.

Các lƣợng GD cùng GV giúp các em hình thành đƣợc quan điểm, niềm tin và tình cảm một cách thuận lợi, củng cố thêm ý chí. Và cũng nhờ sự phối hợp này ngƣời lớn hiểu trẻ em hơn, cùng chia xẻ và động viên các em trong quá trình học tập và rèn luyện hàng ngày.

Phối hợp các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức tốt HĐGD NGLL chính là thực hiện xã hội hoá GD. Điều 12 luật giáo dục nêu: "mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn" (Theo luật giáo dục Việt Nam).

Nhƣ vậy, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng sẽ tạo nên môi trƣờng GD tốt nhất cho HS. Đây cũng là đòi hỏi tất yếu khi nhà trƣờng tổ chức các HĐGD NGLL cho HS. Nếu chỉ một mình nhà trƣờng thực hiện thì sẽ gặp những hạn chế và khó khăn nhất định nhƣ: thiếu nguồn thông tin xã hội, thiếu CSVC, thiếu kinh phí, lực lƣợng... Đặc biệt là gia đình và xã hội không nắm đƣợc nhu cầu nguyện vọng của HS.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

HT cần xác định lực lƣợng GD phối hợp thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL bao gồm: các phó hiệu trƣởng, CBĐĐ, GVCN, giáo viên dạy bộ môn, tổ chức công đoàn, hội cha mẹ HS, tổ chức Đoàn cấp trên, các tổ chức xã hội ngoài nhà trƣờng. Mỗi thành viên trong lực lƣợng GD có vai trò và nhiệm vụ cụ thể khác nhau . Tuy nhiên, HĐ của từng thành viên không phải là độc lập, mà đƣợc thể hiện trong sự phối hợp, liên kết với nhau theo một cơ chế chặt chẽ. Biểu hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các lực lƣợng giáo dục tham gia HĐGDNGLL

- HT là trƣởng ban chỉ đạo các HĐ hoặc uỷ quyền cho phó hiệu trƣởng phụ trách HĐGDNGLL là trƣởng ban chỉ đạo, điều hành HĐ. Nhiệm vụ của trƣởng ban điều hành là cùng với phó ban xây dựng kế hoạch thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL, chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó trong toàn trƣờng, tạo điều kiện cho GVCN phối kết hợp với các lực lƣợng GD để thực hiện tốt kế hoạch.

☻Quản lý việc phối hợp giữa cán bộ đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm với cán bộ đoàn đội cấp trên

CBĐĐ và GVCN phải chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch HĐ của trƣờng, lớp nên hiệu trƣởng yêu cầu

Hiệu trƣởng - trƣởng ban CBĐĐ - Phó ban điều hành Hiệu phó văn thể mỹ Hội cha mẹ học sinh Giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm Chi hội PHHS Các tổ chức ngoài nhà trƣờng CBĐĐ cấp trên

- Tăng cƣờng trao đổi thống nhất nội dung chƣơng trình, hình thức tổ chức với CBĐĐ cấp trên, đặc biệt là các HĐ tự chọn.

- Sinh hoạt mẫu các HĐ để trao đổi rút kinh nghiệm, bồi dƣỡng kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL.

- Tham gia các lớp tập huấn do tổ chức Đoàn Đội cấp trên mở lớp.

- Liên kết hoặc giao lƣu với trƣờng Đoàn, nhà văn hoá, tạo điều kiện mở rộng sân chơi cho HS.

☻Quản lý phối hợp giữa cán bộ đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh

PHHS là lực lƣợng quan trọng trong việc phối kết hợp với nhà trƣờng tổ chức mọi HĐGD HS nên HT cần có những chỉ đạo cụ thể:

- GVCN lớp tuyên truyền về vai trò vị trí, nhiệm vụ của HĐGD NGLL tới chi hội phụ huynh thông qua các cuộc họp phụ huynh.

- Thƣờng xuyên có sự liên lạc 2 chiều để nắm bắt thông tin, cùng phối hợp giáo dục và chăm sóc HS. Đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn.

- Vận động chi hội phụ huynh tạo điều kiện vật chất và tinh thần, cùng tham gia vào HĐ với HS. Tạo điều kiện về thời gian cho con em tham gia vào HĐGD NGLL.

- Hội cha mẹ HS phải là lực lƣợng tích cực trong việc giúp đỡ và tƣ vấn cho GVCN làm tốt công tác HĐGD NGLL; là lực lƣợng thấu hiểu nhu cầu và nguyện vọng của HS khi tham gia HĐGD NGLL.

☻Quản lý việc phối kết hợp giữa cán bộ đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm với các tổ chức ngoài nhà trường

CBĐĐ, GVCN là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch của trƣờng, lớp, đồng thời là ngƣời phối hợp các lực lƣợng GD tham gia vào việc thực hiện chƣơng trình HĐGD NGLL.

Các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trƣờng nhƣ Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cực chiến binh, mặt trận Tổ quốc, hội chữ thập đỏ ... có vai trò giúp đỡ, động viên các thành viên trong tổ chức của mình tạo mọi điều kiện về tinh thần, kinh phí để HS tích cực thực hiện tốt kế hoạch mà nhà trƣờng xây dựng.

- Mỗi địa phƣơng có một truyền thống riêng nên cần phải GD truyền thống địa phƣơng cho HS thông qua việc tham quan du lịch, nghe nhân chứng nói chuyện lịch sử, lực lƣợng công an tuyên truyền về luật an toàn giao thông,

phòng chống các tệ nạn xã hội, lực lƣợng y tế tuyên truyền về công tác dân số, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề...

- Các tổ chức trên có thể tham gia vào việc tổ chức các HĐ của HS đặc biệt là HĐ trên địa bàn dân cƣ theo chủ điểm GD (3 tháng hè học sinh về khu dân cƣ sinh hoạt).

Vậy, HT phải tạo điều kiện thuận lợi, có cơ chế phối hợp để các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng có sự liên hệ, liên kết chặt chẽ với nhau, cùng tham gia tổ chức chƣơng trình HĐGDNGLL của trƣờng, lớp. Có nhƣ vậy HĐGDNGLL của các trƣờng THCS quận Hồng Bàng mới đạt hiệu quả cao.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở quận hồn (Trang 101 - 104)