1.3.4.1. Phương pháp tổ chức
PP và hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trƣờng THCS rất đa dạng và phong phú. Ở đây có sự phối hợp giữa PP GD và PP D-H, trên cơ sở đó GV vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức HĐ đã lựa chọn. Chúng ta có thể sử dụng mấy phƣơng pháp cơ bản sau:
☻Phương pháp thảo luận: Thảo luận là một dạng tƣơng tác nhóm đặc biệt, là PP tổ chức GD mà trong đó HS cùng trao đổi, giải quyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung và có đƣợc thái độ hợp tác với vấn đề đó. Thảo luận tạo ra một môi trƣờng thuận lợi để HS kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn. Khác với dạy học, thảo luận trong HĐGDNGLL là dựa vào trao đổi ý kiến giữa HS với nhau về một chủ đề nào đó.
☻Phương pháp đóng vai: Đóng vai rất có tác dụng trong việc phát triển "kỹ năng giao tiếp" của HS. Đóng vai là PP thực hành của HS trong một số tình huống ứng xử cụ thể nào đó trên cơ sở óc tƣởng tƣợng và ý nghĩ
sáng tạo của các em. Nó mang đến cho HS cơ hội thực tập kĩ năng trong một môi trƣờng đƣợc đảm bảo. Đóng vai thƣờng không có kịch bản cho trƣớc, mà HS tự xây dựng trong quá trình hoạt động.
☻Phương pháp giải quyết vấn đề: Thƣờng vận dụng khi HS phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trƣớc một hiện tƣợng, sự việc nảy sinh trong quá trình HĐ. Giải quyết vấn đề giúp HS có cách hình toàn diện hơn trƣớc các hiện tƣợng, sự việc nảy sinh trong HĐ trong cuộc sống hàng ngày. Để PP này thành công thì vấn đề đƣa ra phải sát với mục tiêu của HĐ, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng, không có lợi cho việc giáo dục HS.
☻Phương pháp giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ là đặt HS vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân. Giao nhiệm vụ là tạo cơ hội để HS thể hiện khả năng của mình, là dịp để các em đƣợc rèn luyện nhằm tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Trong việc tổ chức HĐGD NGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán sự lớp sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành HĐ. Cán sự lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân với phƣơng châm "lôi cuốn tất cả mọi thành viên của lớp" vào việc tổ chức thực hiện HĐ. Vì thế, muốn giao nhiệm vụ có kết quả, GV cần hình dung đƣợc những việc phải làm, gợi ý cho HS và yêu cầu các em phải hoàn thành tốt. Khi giao nhiệm vụ, cố gắng đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với khả năng của các em. Không yêu cầu quá mức gây lo lắng, hoang mang trong HS.
Ngoài những PP nêu trên, còn nhiều các PP khác. Khi GV tổ chức HĐ cho HS cần linh hoạt kết hợp tốt các PP với nhau để gây hứng thú cho HS và HĐ đạt hiệu quả cao.
1.3.4.2. Hình thức tổ chức cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua ba hình thức tổ chức cơ bản sau: Tiết chào cờ đầu tuần, tiết HĐ tập thể cuối tuần và HĐGD theo chủ điểm (02 tiết/ tháng).
☻Tiết HĐ đầu tuần:
- Yêu cầu của tiết HĐ đầu tuần (còn gọi là tiết chào cờ): Giúp HS khắc sâu ý thức đối với Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, xây dựng ý thức và động cơ đạo đức, xác định đƣợc trách nhiệm của mình là học tập vì Tổ quốc, biến ý thức đó thành hành động thực tiễn; Định hƣớng vào những yêu cầu trọng tâm của nhà trƣờng, gây khí thế mới thúc đẩy HS thi đua rèn luyện; Phát huy tính tự giác và khả năng tự quản của HS trong các HĐ dƣới cờ nhƣ khả năng điều khiển HĐ, đánh giá thi đua, nắm tình hình tham gia của các lớp. [32,tr.27].
- Nội dung của tiết HĐ đầu tuần: Tổng kết thi đua, rút ra ƣu nhƣợc điểm, đánh giá các HĐ sau một tuần hay sau một đợt thi đua của trƣờng, của lớp cũng nhƣ của một số cá nhân có nhiều tiến bộ. Nội dung này có tác dụng động viên, kích thích, gây khí thế mới trong HĐ hàng ngày, hàng tuần của HS. Bên cạnh đó là những sự kiện chính trị - xã hội, những vấn đề có tính toàn cầu nhƣ bảo vệ môi trƣờng, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, hoà bình và hoà hợp, hội nhập quốc tế, các HĐ vui chơi, văn hoá nghệ thuật,...
- Một số hình thức tổ chức tiết chào cờ: Chào cờ, nhận xét thi đua tuần, phổ biến công việc của tuần mới, biểu diễn văn nghệ; Chào cờ, phát động thi đua, giao ƣớc thi đua, nghe nói chuyện nhân một ngày kỉ niệm nào đó, thi đố vui tìm hiểu theo chủ đề...
☻Tiết sinh HĐ cuối tuần
-Yêu cầu tiết HĐ cuối tuần: Có những hiểu biết cần thiết về tập thể về vai trò nhiệm vụ của bản thân trong việc đóng góp xây dựng tập thể; Nâng cao tính tích cực tự giác trong HĐ tập thể, có ý thức phấn đấu vì danh dự của lớp, của trƣờng, có ý thức kỷ luật, phê bình và tự phê bình; Có kỹ năng xây dựng tập thể, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá. [35,tr.28]
- Nội dung tiết HĐ cuối tuần: Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần về mọi mặt nhƣ học tập, tham gia các phong trào thi đua, tổ chức đăng ký thi đua, định hƣớng cho các HĐ sẽ phải diễn ra trong tuần tới, biến các yêu
cầu của trƣờng thành nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện. Nhờ vậy mà tính tự quản của HS ngày càng đƣợc củng cố và nâng cao.
- Tổ chức tiết HĐ cuối tuần: GVCN kết hợp giữa nội dung HĐ của chủ nhiệm với nội dung HĐGD của chủ điểm nhƣ: đánh giá vấn đề học tập, kỉ luật, sinh hoạt văn nghệ, đố vui... Nhƣ vậy, việc thực hiện các nội dung HĐGD NGLL vẫn luôn luôn đảm bảo duy trì theo kế hoạch hoặc chƣơng trình mà bộ GD-ĐT đã ban hành.
☻ HĐGD theo chủ điểm
- Yêu cầu: Tiết HĐGD theo chủ điểm tháng giúp các em có những hiểu biết cần thiết về truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc, bồi dƣỡng lòng tự hào, niềm tin vào Đảng, sự phát triển của dân tộc, GD lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...; hình thành và rèn luyện cho HS một số kỹ năng tổ chức và điều khiển các HĐ của tập thể.
- Nội dung: Việc bố trí thời gian của tiết này do trƣờng sắp xếp tổ chức theo các HĐ tự chọn, qui định là 02 tiết/ tháng; Căn cứ vào các ngày kỉ niệm, ngày lễ của dân tộc trong một tháng, trong năm, căn cứ vào yêu cầu GD trọng tâm của nhà trƣờng trong tháng để lựa chọn nội dung và hình thức HĐ phù hợp.