Quản lý công tác kiểm tra đánh giá thi đua

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở quận hồn (Trang 111 - 116)

- Kính trọng biết ơn công lao của

6 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá thi đua

khen thƣởng 2,8 2 2,6 4

Trung bình 2,66 2,70

Qua thống kê cho thấy, hầu hết các đối tƣợng đƣợc hỏi đều đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐGD NGLL mà đề tài đã đề xuất ở mục 3.2.

Mức độ nhận thức giữa các biện pháp khá đồng đều. Sự chênh lệch điểm trung bình chung giữa các mức độ nhận thức không đáng kể. Độ chênh lệch điểm TB giữa tính khả thi và tính cần thiết là X = 0,04.

Mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp QL lý xây dựng kế hoạch HĐGD NGLL của TPT Đội và GVCN, đều đƣợc đánh giá cao, tính cần thiết (X=2,8 xếp thứ 2); tính khả thi (Y=3,0 xếp thứ 1). Đại đa số ý kiến đều cho rằng đây là biện pháp cần thiết và khả thi trong thực tiễn của các trƣờng.

Biện pháp QL chỉ đạo đội ngũ CBĐĐ, GVCN thực hiện chương trình HĐGDNGLL: Tính cần thiết (X=2,9 xếp thứ 1), tính khả thi ( Y=2,9 xếp thứ 2).

Biện pháp QL công tác KT-ĐG thi đua khen thưởng đƣợc các đối tƣợng khảo sát đánh giá là cần thiết (X=2,8 xếp thứ 2) song trong thực tế không có tính khả thi cao (Y= 2,6 xếp thứ 4) vì đây là môn HĐGDNGLL, có nội dung, hình thức HĐ đa dạng, phong phú, càng có sáng tạo càng gây đƣợc sự hấp dẫn đối với các lực lƣợng tham gia. Kết quả đánh giá GV, HS không có tiêu chí cụ thể nhƣ đánh giá môn học văn hóa nên HT các trƣờng gặp khó khăn trong việc đánh giá chất lƣợng HS, GV.

Biện pháp Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn, tổ chức HĐGD NGLL cho đội ngũ cán bộ QL, CBĐĐ, GVCN: có tính cần thiết ( X = 2,5 xếp thứ 4) và tính khả thi (Y= 2,8 xếp thứ 3), trong đó tính cần thiết thấp hơn tính khả thi, tuy nhiên, tỷ lệ này không chênh lệch là bao nhiêu (0,3điểm).

Khi đƣợc hỏi vì sao biện pháp QL việc phối hợp các lực lượng GD tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL và QL công tác KT - ĐG thi đua khen thưởng đƣợc đánh giá là cần thiết song ít khả thi, đa số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng: Huy động tốt các lực lƣợng GD trong trƣờng đã khó, huy động lực lƣợng ngoài nhà trƣờng còn khó hơn. Trong thực tế các HĐ bắt buộc đều do GVCN xây dựng kế hoạch, không có sự tham gia của lực lƣợng GD ngoài nhà trƣờng, sự phối hợp của các lực lƣợng trong nhà trƣờng là có, song ít. HĐ tự chọn do TPT xây dựng kế hoạch trình HT. HT duyệt xong, TPT triển khai toàn trƣờng thực hiện. Có HĐ phối hợp với lực lƣợng GD ngoài nhà trƣờng, có HĐ chỉ có lực lƣợng GD trong nhà trƣờng.

Phỏng vấn các HT và GV, tác giả biết: Trƣờng THCS Hồng Bàng là trƣờng điểm, PHHS đa số là cán bộ công chức, viên chức nhà nƣớc đi làm suốt ngày, họ có kiến thức song không có thời gian tham gia HĐ, chƣa kể đến có phụ huynh chỉ muốn đầu tƣ cho con học thêm chứ không muốn mất thời gian cho các HĐ vì họ hiểu đơn giản HĐGDNGLL là HĐ vui chơi giải trí. Các trƣờng Quán Toan, Hùng Vƣơng tỉ lệ phụ huynh làm nông nghiệp còn khá cao. Trƣờng Nguyễn Trãi, Trần Văn Ơn, phụ huynh có trình độ văn hoá thấp, có ngƣời làm thuê, đi thuyền chài, không có công việc, phá sản, vỡ nợ... họ để con ở nhà với ông bà, họ ít quan tâm đến con cái thì làm sao huy động đƣợc họ tham gia vào HĐGD NGLL.

Tâm lý chung của GV ngại phiền đến PHHS, hơn nữa việc chuẩn bị cho tiết HĐ theo PP mới ngày nay khiến GV, HS phải giành ra một quĩ thời gian khá lớn. Nếu không thể đầu tƣ tốt cho HĐGD NGLL thì HĐ sẽ khó thành công.

Với HĐ tự chọn, các trƣờng trong quận Hồng Bàng mới chỉ làm tốt việc phối hợp với lực lƣợng công an trong việc tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội; Phối hợp với Đoàn Đội cấp trên để đƣợc tƣ vấn thêm về nghiệp vụ tổ chức HĐ và huy động thêm lực lƣợng...

CSVC, trang thiết bị rất cần thiết cho HĐ, có thể nói đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của các HĐ. Tăng cƣờng CSVC, nguồn tài chính, xã hội hoá GD là vấn đề hết sức khó khăn. Một số trƣờng nhƣ THCS Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Bạch Đằng diện tích rất chật hẹp, muốn mở rộng diện tích, khuôn viên trƣờng để đạt chuẩn quốc gia là vô cùng khó khăn vì xung quanh trƣờng đều là nhà dân. Các trƣờng Quán Toan, Hùng Vƣơng, Nguyễn Trãi, Trần Văn Ơn diện tích khá rộng thì việc huy động tiền lại gặp khó khăn vì dân cƣ nghèo. Ngân sách nhà nƣớc cấp quá hạn hẹp.

Trên đây là 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QL HĐGD NGLL của HT các trƣờng THCS quận Hồng Bàng - Hải Phòng. Mỗi biện pháp vừa có giá trị tƣơng đối độc lập, vừa có quan hệ mật thiết với các biện pháp khác. Ngƣời HT cần khéo léo, QL một cách khoa học, tập trung đƣợc sức mạnh của hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng, phát huy đƣợc mặt mạnh của các lực lƣợng GD, sử dụng các biện pháp phù hợp thì HĐGD NGLL sẽ thực sự đáp ứng đƣợc mục đích GD đã đề ra.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chƣơng 3, tác giả đề xuất 6 biện pháp QL nhằm nâng cao chất lƣợng HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS quận Hồng Bàng. Sáu biện pháp nêu ra đều đƣợc các đối tƣợng khảo sát đánh giá là cần thiết. Tuy mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có sự chênh lệch nhƣng kết quả kiểm chứng cho thấy giữa hai yếu tố này có sự tƣơng quan với nhau theo tỷ lệ thuận. Vì thế các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi trong thực tiễn ở các trƣờng THCS quận Hồng Bàng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận

Nâng cao chất lƣợng GD đào tạo nói chung, chất lƣợng HĐGDNGLL nói riêng, đã trở thành vấn đề cấp thiết và quan tâm của toàn xã hội, trong đó có quận Hồng Bàng- Thành phố Hải Phòng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn mới (giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế). Quản lý HĐGDNGLL là một yêu cầu thiết thực, góp phần nâng cao chất lƣợng GD đào tạo nguồn nhân lực. Hiệu trƣởng các trƣờng THCS ở quận Hồng Bàng- thành phố Hải Phòng đã có nhận thức khá tốt về tính cấp thiết của vấn đề này trong việc triển khai công tác QL.

Về lý luận:

Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống liên quan đến lý luận QL, QLGD, QL nhà trƣờng, QL HĐGDNGLL, đồng thời đề tài đã tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến HĐGDNGLL, làm rõ mục tiêu và yêu cầu GD của HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS quận Hồng Bàng nhằm nâng cao chất lƣợng HĐ dƣới góc nhìn của các nhà QL.

Cơ sở thực tiễn của luận văn khẳng định HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình GD toàn diện HS trong trƣờng THCS. Nó là con đƣờng quan trọng hình thành, phát triển nhân cách, năng lực học sinh. HĐGDNGLL là môi trƣờng để học sinh rèn luyện hành vi, đạo đức, kỹ năng sống, ứng xử xã hội. HĐGDNGLL bổ trợ cho HĐ dạy trên lớp, giúp HS củng cố, mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Biến quá trình GD thành tự GD, góp phần nâng cao tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung, vì cộng đồng; giúp các nhà GD sớm phát hiện năng khiếu HS. Từ đó, có kế hoạch bồi dƣỡng, phát triển tài năng. HĐGD NGLL là con đƣờng gắn lý thuyết với thực hành, gắn GD nhà trƣờng với thực tiễn xã hội. Bởi vậy,

để nâng cao chất lƣợng GD, các trƣờng THCS phải xác định đúng vị trí, vai trò của HĐGD NGLL trong việc thực hiện mục tiêu GD.

Việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng về QL HĐGDNGLL của các trƣờng THCS quận Hồng Bàng và đề ra một số biên pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐGDNGLL

Về thực trạng:

Đề tài đã khảo sát thực trạng thực hiện và QL HĐGDNGLL ở 8 trƣờng THCS quận Hồng Bàng, đánh giá những mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Qua khảo sát và xử lý dữ liệu đã cho thấy đa số đội ngũ CBQL, GV, đều nhận thức đúng về HĐGDNGLL, song đầu tƣ cho HĐGDNGLL chƣa cao. Hiện nay, các trƣờng THCS trong quận chƣa quan tâm đầu tƣ thích đáng cho HĐGDNGLL, thể hiện ở nội dung còn nghèo nàn, hình thức đơn điệu, lực lƣợng tham gia tổ chức chủ yếu là GV. Các HĐ vẫn chƣa phát huy đƣợc tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS, do đó HĐGDNGLL chƣa đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lƣợng GD toàn diện của trƣờng THCS.

HĐGDNGLL bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nếu có đƣợc các biện pháp QL thích hợp sẽ khắc phục đƣợc những yếu kém, tồn tại, phát huy đƣợc những yếu tố tích cực. Căn cứ vào các cơ sở lý luận đã đƣợc nghiên cứu, luận văn mạnh dạn đề xuất một số biện pháp QL HĐGDNGLL của HT trƣờng THCS quận Hồng Bàng nhƣ sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và bồi dƣỡng kỹ năng hƣớng dẫn, tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ CBQL, CBĐĐ, GVCN.

Biện pháp 2: QL xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của TPT Đội và GVCN. Biện pháp 3: QL chỉ đạo đội ngũ CBĐĐ, GVCN thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL.

Biện pháp 4: QL việc phối hợp với các lực lƣợng GD tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL.

Biện pháp 5: QL tốt CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL. Biện pháp 6: QL công tác KT - ĐG, thi đua khen thƣởng.

Các biện pháp này là sự vận dụng, cụ thể hoá lý luận của khoa học QL và kinh nghiệm của bản thân vào thực tế tại đơn vị. Kết quả khảo sát đã chứng tỏ đƣợc mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Các biện pháp này sẽ áp dụng đƣợc cho các trƣờng THCS khác song cần lựa chọn biện pháp cho từng HĐ và phối kết hợp các biện pháp phù hợp với đặc thù của từng trƣờng, từng địa phƣơng.

Tuy nhiên, các kết quả trong luận văn cũng nhƣ biện pháp tác giả nêu trên cũng mới là sản phẩm của nghiên cứu bƣớc đầu nên chắc chắn vẫn còn những thiếu sót và cần đƣợc tiếp tục xem xét ở mức độ sâu hơn. Tác giả rất mong mhận đƣợc sự đóng góp ý kiến chân thành, cởi mở của các thầy, cô, chuyên gia QLGD, các đồng nghiệp tại quận Hồng Bàng và các cơ sở GD- đào tạo khác để luận văn đƣợc tiếp tục hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở quận hồn (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)