Vai trò, vị trí tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao trong tiêu dùng xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 49 - 53)

dùng xã hội.

Tiêu dùng xã hội bao gồm tiêu dùng sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần. Tiêu dùng tập luyện TDTT là tiêu dùng nhằm hoàn thiện thể chất con người tăng cường sức khỏe, vui chơi giải trí tinh thần còn gọi là tiêu dùng không thiết yếu hay là tiêu dùng thứ cấp. Hơn nữa hoạt động tập luyện TDTT với khái niệm tiêu thụ trả tiền là phạm trù kinh tế cho nên chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường và khi mức sống của con người đã dược nâng lên mức nhất định để sẵn sàng bước vào cách thức chi trả để có được sự dịch vụ thỏa đáng. Vì vậy xét vai trò, vị trí tiêu dùng tập luyện TDTT trong tiêu dùng đời sống xã hội với hàm ý phát triển thị trường dịch vụ thể thao trong một xã hội văn minh tiến bộ.

Tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu tiêu dùng của xã hội để tăng cường sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ con người. Cùng với sự thành lập thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trình độ sản xuất xã hội không ngừng nâng cao, mức đời sống của người dân, cơ cấu tiêu dùng, ý thức tiêu dùng và thói quen tiêu dùng cũng có những thay đổi rõ rệt. Cùng với sự phát triển đó, lĩnh vực tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao đang không ngừng phát triển. Hiện nay không kể tổng số học sinh, sinh viên tập TDTT mà đã có tới 29,5% dân só tiêu dùng tập luyện TDTT. Tiêu dùng thể dục thể thao là nội dung quan trọng trong tiêu dùng xã hội hiện nay, nó không chỉ có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu tiêu dùng xã hội, thay đổi hình

thức tiêu dùng mà còn có ý nghĩa tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển sản xuất, dịch vụ thể dục thể thao để từng bước đưa ngành Thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế.

Tiêu dùng tập luyện thể thao trong cơ cấu chung của tiêu dùng thể thaoở nước ta hiện nay còn hạn chế vì đang trong giai đoạn của tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường, trình độ phát triển sản xuất còn chưa cao, kinh tế hàng hóa kém phát triển. Tư duy về hoạt động tiêu dùng thể thao dưới điều kiện kinh tế hàng hóa chủ yếu thực hiện thông qua tiêu dùng hàng hóa còn hạn chế. Kinh tế hàng hóa dịch vụ thể thao là thuộc tính vốn có của kinh tế thị trường chưa được coi trọng trong tâm lý xã hội tiêu dùng. Tư liệu sản xuất hay tư liệu tiêu dùng thể dục thể thao có một bộ phận được coi là hàng hóa, đều thông qua trao đổi thị trường mới có thể bước vào lĩnh vực tiêu thụ. Xét từ góc độ ngành thể thao vốn thuộc phạm trù văn hóa xã hội, trong quá trình đổi mới đất nước, ngành thể thao phải thích ứng với cơ chế của nền kinh tế thị trường, vậy nên nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động .v.v. chuyển đổi từ quản lý hành chính sang quản lý kinh doanh. Thực chất là yêu cầu mọi người thừa nhận và tiếp nhận kết quả sản xuất và dịch vụ của một bộ phận hoạt động thể thao vận hành theo cơ chế kinh doanh dịch vụ là hàng hóa chứ không phải đơn thuần chỉ là sản phẩm phúc lợi xã hội. Các doanh nghiệp thể thao, các câu lạc bộ dịch vụ tập luyện TDTT mang tính giải trí do các thành phần kinh tế trong xã hội tiến hành đang xuất hiện ngày càng nhiều đã làm cho cơ cấu tiêu dùng đời sống xã hội lành mạnh, văn minh. Hay nói cách khác, không chỉ sản phẩm tiêu dùng thể thao trong những ngành nghề có liên quan đến hoạt động thể thao là hàng hóa mà sản phẩm dịch vụ là kết quả lao động hay dịch vụ của cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, giáo viên trong ngành Thể dục thể thao cũng xuất hiện trên thị trường với hình thức hàng hóa. Như vậy một số loại tiêu thụ thể thao trong nền kinh tế thị trường được biểu hiện là tiêu dùng thể thao mang tính hàng hóa cùng với tiêu dùng thể dục thể thao mang tính phúc lợi xã hội hay tính phi lợi nhuận đang song hành phát triển. Các cơ sở

công lập và ngoài công lập về thể dục thể thao đang tạo ra thị trường tiêu dùng TDTT ở nước ta.

Nhưng hiện nay, tỉ trọng tiêu dùng thể thao mang tính hàng hóa của nước ta vẫn còn thấp. Bởi vì trong một khoảng thời gian dài, chúng ta chỉ đơn thuần coi ngành thể thao như các ngành phúc lợi xã hội, do phương thức quản lý bao cấp nhà nước. Sự hình thành ngành thể thao nhưng vẫn còn quan niệm sản phẩm tiêu thụ lao động hay dịch vụ thể thao là cung cấp cho xã hội hưởng phúc lợi mà chưa coi đó là sản phẩm hàng hóa. Cùng với quá trình không ngừng đổi mới chế độ kinh tế, thì quan niệm đó dần dần được thiết lập. Từ những năm 90 của thế kỷ 20 Nhà nước đã ban hành chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao...và khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ hoạt động thể dục thể thao theo cơ chế thị trường. Cùng với sự xác lập từng bước chế độ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với quá trình đổi mới của ngành Thể dục thể thao, cùng với tiến trình xã hội hóa thể dục thể thao, tỉ trọng tiêu dùng thể thao mang tính hàng hóa sẽ không ngừng tăng cao. Thị trường tiêu dùng tập luyện thể thao giải trí là xu thế tất yếu của phát triển tiêu thụ thể thao trong tiến trình công nghiệp hóa, thương mại hóa ở nước ta trong thời gian tới. [66],[69]

Do tiêu dùng thể thao mang tính hàng hóa, nên quan hệ được hình thành trong lĩnh vực tiêu dùng thể thao của người dân chủ yếu là quan hệ tiền tệ hàng hóa. Trình độ tiêu dùng thể thao được hạn chế theo mức độ thu nhập của người dân, thu nhập lao động quy ra tiền tệ của người tiêu dùng ít hay nhiều quyết định trình độ tiêu dùng cá nhân, gia đình cũng như mức độ cải thiện đời sống. Điều đó liên quan đến quyết định mức độ tiêu dùng thể thao cao hay thấp của người tiêu dùng. Trong điều kiện giá cả sản phẩm tiêu dùng thể thao, hiện nay thu nhập tiền tệ của người tiêu dùng càng nhiều thì có thể mua được càng nhiều tư liệu tiêu dùng thể thao hoặc dịch vụ thể thao.

Cùng với thị trường trường tiêu dùng thể thao có tính đại chúng đã hình thành thị trường tiêu dùng thể thao cao cấp - thể thao giải trí hiện đại. Những

dự án thể thao có lợi ích kinh tế cao, tiêu dùng thể thao trở thành việc tiêu thụ ở một bộ phận tầng lớp có đời sống khá giả, nhất là doanh nhân, công chức nhà nước và ngoại giao. Các môn thể thao cao cấp cũng đã phát triển ở nhiều thành phố. Tiêu dùng dịch vụ thể thao giải trí cao cấp là một tất yếu trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Hiện nay nước ta vẫn chưa có đủ cơ sở vật chất sân bãi, hồ bơi để có thể mang đến cho mọi người dân các dịch vụ tiêu dùng thể thao, do vậy hạn chế việc tăng trưởng mức tiêu dùng thể thao. Nhất là các Quận nội thành ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thiếu cơ sở vật chất thể dục thể thao tại các khu dân cư là thực tế khách quan trong hoạt động kinh tế thể thao.

Cùng với việc tốc độ phát triển kinh tế và cuộc sống của người dân không ngừng được nâng cao, nhất thiết phải xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước, phải thông qua các hệ thống truyền thông đại chúng, tích cực tuyên truyền lợi ích kinh tế xã hội của việc tiêu dùng thể thao để nhằm mục đích thúc đẩy sự thay đổi trong nhận thức và quan niệm về tiêu dùng của người dân trong nước, tích cực hướng dẫn các hành vi tiêu dùng thể thao cho người dân, để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về mức tiêu dùng thể thao của người dân trong nước với các nước phát triển. [20],[25]

Theo điều tra của đề tài cho thấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức và doanh nhân đang công tác tại các cơ quan nhà nước và đoàn thể đa phần ít vận động, không thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên dẫn đến sức khỏe tâm - thể bị giảm sút. Vì vậy tập thể dục thể thao thường xuyên là điều kiện tốt nhất để củng cố sức khỏe, phát triển thể lực, giảm stress, tăng cường hiệu quả trong lao động. Việc tập luyện thể thao theo phương cách chi trả tài chính của họ giữ vai trò quan trọng để từng bước hình thành thị trường dịch vụ thể thao ở nước ta phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường. Tư duy lý luận này là cơ sở khoa học để đề tài nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của đội ngũ công chức, viên chức, doanh nhân thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 49 - 53)