CHƢƠNG 3 ẬN 3.1 Tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của công chức,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 65 - 72)

: là chức danh chung cho cán bộ nhà nước, có chức vụ theo ngạch, bậc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, phụ cấp theo chức vụ, đảm

CHƢƠNG 3 ẬN 3.1 Tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của công chức,

3.1. Tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của công chức, viên chức, doanh nhân ở một số cơ sở công lập và ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội.

Năm 2012 dân số Hà Nội thống kê được là 6,958 triệu người, 29 quận huyện, 2,1 triệu người tập TDTT thường xuyên chiếm 28,5% dân số toàn thành phố , trong đó số người tập là lực lượng lao đông chiếm 10,3% với gần 20.580 người tập. Toàn thành phố có 3010 câu lạc bộ và trung tâm TDTT với 253 sân quần vợt, 2441 sân cầu lông và bóng bàn.

ạ ạ

.

Đề tài nghiên cứ ập luyệ

ở cơ sở dịch vụ

ợc xác đị

). Tại chương 2 đã trình bày đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiêu dùng tập luyện TDTT, dưới đây là kết quả nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện TDTT của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân.

3.1.1. Loại hình tiêu dùng tập luyện TDTT củ , doanh nhân

Trong những năm gần đây, song hành cùng với thành công trên nhiều lĩnh vực của thể thao thành tích cao đã đạt được thì phong trào tập luyện thể dục thể thao quần chúng đã có những thành quả đáng khích lệ, được thể hiện qua các chỉ số đánh giá sự phát triển ngày một gia tăng. Năm 2006, tổng số người tập luyện TDTT thường xuyên chiếm 20,2% dân số, đến năm 2009 số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tăng lên 22,5%. [79]

Trong tổng số người thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao có một bộ phận không nhỏ hiện đang công tác tại các cơ quan, xí nghiệp và doanh nghiệp, đó là cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân trên địa bàn Hà Nội chiếm tỷ lệ cao so với các đối tượng khác. Các địa điểm tập luyện ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu tham gia tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe của đại đa số nhân dân.

Theo thống kê và quan sát thực tế thì hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều điểm tập luyện TDTT dưới nhiều hình thức sở hữu như: các cơ sở công lập, các cơ sở ngoài công lập, các khu vực công viên vườn hoa công cộng, các sân tập thể tại các khu chung cư. Môn thể thao được lựa chọn rất phong phú, đa dạng như: Cầu lông, quần vợt, Aerobic, thể dục dưỡng sinh, chạy bộ, bóng bàn, bóng cửa, bóng chuyền hơi, bóng chuyền….nhằm mục đích tăng cường sức khỏe với các phương pháp tập khác nhau theo nhiều hình thức tổ chức nhóm, cá nhân hoặc thành lập hội. Phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài được tiến hành tại một số trung tâm thể dục thể thao, câu lạc bộ từng môn nhìn chung có quy mô và tổ chức ổn định, đông hội viên ở những môn thể thao mà được nhiều người tập lựa chọn có tính chất phổ biến với số lượng người tham gia đông đảo nhất tập trung vào môn: Quần vợt, Bóng bàn, Cầu lông. [47], [79], [80].

Quần vợt: là môn thể thao yêu cầu có một thể lực tốt đối với người

chơi, có thể chơi bóng tại các địa điểm tập ngoài trời và trong nhà (hiện nay tại Hà Nội các sân quần vợt có mái che chưa được phổ biến). Ngoài yêu cầu về thể lực đối với người chơi còn cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa những

người chơi cùng sân, di chuyển trong khoảng cách dài vì diện tích sân quần vợt rộng.

Tập luyện môn quần vợt đối với lứa tuổi thanh niên tạo ra một cơ thể cường tráng, tốt cho hệ hô hấp tim mạch, sự nhanh nhẹn và phát triển cơ bắp. Đối với người trung tuổi là sự duy trì thể lực, tăng cường sự nhanh nhẹn, hạn chế sự lão hóa.

Ngoài ra, môn quần vợt còn mang đến cho người tập các mối quan hệ giao lưu giữa những người đến tập thể thao với nhau, những người tập thể thao với những người quản lý sân tạo không khí vui vẻ.

Bóng bàn: là môn thể thao phổ biến được nhiều người tham gia tập

luyện và có thể tập luyện thường xuyên. Bóng bàn là môn thể thao có sự phối hợp nhịp nhàng, di chuyển trong khoảng cách ngắn nhưng cần nhanh… Giúp cơ thể linh hoạt, tăng sức dẻo dai và phản xạ rất tốt cho người tập, đồng thời cũng giúp ích cho hệ tim mạch và hô hấp tốt hơn.

Đối với lứa tuổi thanh niên, bóng bàn còn làm cho cơ thể nhanh nhẹn và hoạt bát hơn nhờ những động tác di chuyển, phản xạ và khả năng phán đoán tình huống trong một khoảng thời gian ngắn. Việc tập luyện thường xuyên sẽ phòng chống các bệnh như xơ cứng động mạnh, suy nhược thần kinh, cứng khớp…làm giảm khả năng lão hóa. [62],[59]

Cầu lông: là một trong những môn thể thao đang được nhiều người tham

gia tập luyện thường xuyên ở rất nhiều lứa tuổi khác nhau, cầu lông là môn chơi phối hợp rất nhịp nhàng giữa các động tác tay, chân, chạy, nhảy, dừng và xoay người….Cầu lông là môn thể thao đơn giản, dễ chơi và phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên và trung niên thì cầu lông có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, khỏe mạnh. Đối với lứa tuổi người cao tuổi thì việc tập luyện cầu lông thường xuyên sẽ giúp củng cố các chức năng hoạt động của toàn bộ cơ thể, làm chậm sự già cỗi và thoái hóa của từng bộ phận cơ thể, phòng chống các bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi này như huyết

áp, suy nhược thần kinh và các bệnh về khớp. Đối với những người lao động trí óc, ít vận động thì những buổi tập cầu lông sẽ đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn giúp cơ thể nhanh chóng giải tỏa những năng lượng xấu, hấp thụ những năng lượng tốt. Đó là quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh và mạnh hơn trong cơ thể, đòi hỏi tất cả các cơ quan nội tạng phải làm việc và làm việc một cách đồng bộ nhịp nhàng hơn, điều đó dẫn đến hiệu suất công việc tăng lên rõ rệt. [52].

Nhằm đánh giá thực trạng và các yếu tố có liên quan đến phong trào tập luyện thể dục thể thao trong cán bộ công chức, viên chức và doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời tìm ra những nguyện vọng nâng cao chất lượng tập luyện hơn nữa để có những giải pháp tổ chức dịch vụ tập luyện tốt hơn, đề tài tiến hành phỏng vấn thông qua phiếu hỏi những người đang tập luyện TDTT tại một số địa điểm trong nội thành Hà Nội. Tổng số phiếu phát ra là 1216 phiếu, số phiếu thu về là 1016 phiếu, tức là 1016 người đang tập thể dục thể thao được điều tra, trong đó 861 người đang trong độ tuổi 25 đến 60 tuổi (trong nhóm điều tra được chia ra làm 2: nhóm tuổi từ 25 tuổi đến 40 tuổi có 375 người và nhóm từ 41 tuổi đến 60 tuổi có 486 người) phù hợp với đối tượng mà đề tài đang hướng đến để nghiên cứu, còn lại 155 người không sử dụng cho đề tài với những tiêu chí, nội dung không phù hợp với đối tượng của đề tài. Theo khái niệm kinh tế học TDTT thì người tập luyện TDTT là người tiêu dùng TDTT. Tỷ lệ % các nhóm lứa tuổi điều tra được phản ánh tại sơ đồ 3.1 dưới đây:

(trước khi sáp nhập Hà Tây)

sân cỏ ững ngày nghỉ cuối tuần do các tư nhân dịch vụ bằng cách thuê đất kẹt, đất dự án chưa xây dự ề

ịa điểm ổn đị

. [77], [78].

ợn đấ .

3.1.1 ể thao của người tập

luy

. Những số liệu thu đượ ản ánh tại bảng

Bảng 3.1. Hiện trạng nghề nghiệp và sự lựa chọn môn thể thao (n= 861)

Môn thể thao Nghề nghiệp

Quần vợt

(người) Bóng bàn (người) Cầu lông (người) Tổng cộng (người)

Cán bộ, công chức 152 (48,4%) 91 (28,9%) 71 (22,3%) 314 (100%) Viên chức 78 (28,8%) 132 (48,8%) 60 (22,4%) 270 (100%) Doanh nhân 138 (49,8%) 95 (34,3%) 44 (15,9%) 277 (100%) Tổng cộng (100%) 861

Qua bảng 3.1. phân tích tổng hợp về nghề nghiệp của đối tượng, đề tài tổng hợp số lượng người tham gia tại từng môn thể thao. Cán bộ công chức tham gia môn quần vợt với tỷ lệ cao nhất là 152 người (chiếm 48,4%), tiếp sau đó là môn bóng bàn 91 người (28,9%) và cuối cùng là môn cầu lông 71 người (22,3%).

Doanh nhân tham gia các môn thể thao đứng ở vị trí thứ hai với 277 người ở cả ba môn, nhưng tỷ lệ giữa các môn thể thao không đồng đều. Môn cầu lông được các doanh nhân chọn là môn thể thao tập luyện thường xuyên có tỷ lệ thấp nhất (44 người, chiếm 15,9 %) và cao nhất vẫn là môn quần vợt với 138 người tham gia (48,8%).

Còn lại là đối tượng viên chức với số lượng ít nhất (270 người) chiếm 31,35% trong tổng số được phỏng vấn. Tuy nhiên, môn bóng bàn chiếm tỷ lệ 48,8% (132 người), tiếp theo là môn quần vợt (78 người; 28,8%) và môn cầu lông (60 người; 22,4%).

3.1.1.3. Cơ cấu người tập theo lứa tuổi

Vấn đề lứa tuổi trong người tập TDTT luôn luôn là vấn đề được quan tâm khi nghiên cứu bởi lẽ sức khỏe và kinh nghiệm cuộc sống chọn lựa môn thể thao để tập luyện có tác động rất rõ rệt về mặt tâm lý, ý thích. Đề tài nghiên cứu người tiêu dùng TDTT thông qua việc tập luyện phân theo lứa tuổi dựa vào các quy luật sinh học và năng lực thể chất theo các nhà sinh lý

học vận động đã đề xuất theo 2 giai đoạn: 25-40 tuổi; giai đoạn sung sức nhất, giai đoạn 41-60 tuổi: giai đoạn kinh nghiệm và kỹ năng kỹ xảo lao động. Việc phân loại tuổi trong người tập với các ngành nghề được trình bày tại bảng 3.2 cho thấy những người lứa tuổi 41- 60 đến với TDTT để tập luyện sức khỏe vui chơi giải trí cao hơn lứa tuổi 25 - 40.

Tại lứa tuổi 25-40 thì số lượng tham gia tập luyện TDTT còn hạn chế với 375 người (chiếm 43,5%), với nhiều nguyên nhân khách quan như đang còn học tập nâng cao trình độ bản thân, đối với phụ nữ phần vì bận công việ

ỏ, phần thì công việc của cơ quan. Phần lớn số người được hỏi đều chưa sắp xếp được thời gian nhàn rỗi dành cho việc tập luyện TDTT hàng ngày.

Nhóm 2 có độ tuổi: 41- 60. Ở những độ tuổi trên theo y học thì cơ thể đang có sự chuyển đổi đáng kể về hệ thống các chức năng, cũng theo thực tế thì lứa tuổ - ố lượng tham gia tập luyện TDTT có 486 người (chiếm 56,5%) tổng số cán bộ công chức, viên chức tham gia tập luyện, trong đó thì doanh nhân lại có tỷ lệ cao nhất tại lứa tuổi này có 172 người (35,4%), cán bộ công chức có 168 người (34,5%), viên chức 146 người (30%).

Bảng 3.2. Tình trạng lứa tuổi ngƣời tập thể dục thể thao (n= 861)

Nghề nghiệp Lứa tuổi Cán bộ, công chức (người) Viên chức

(người) Doanh nhân (người) Tổng cộng (người)

Lứa tuổi 25 - 40 146 (38,9%) 124 (33,1%) 105 (28%) 375 (100%) Lứa tuổi 41- 60 168 (34,5%) 146 (30%) 172 (35,4%) 486 (100%) Tổng cộng 314 36,5% 270 31,3% 277 32,2% 861 100% 3.1.2 , doanh nhân

ờng xuyên của công chức, viên chức, doanh

nhân đang tập luyệ ợc trình bày dưới đây:

ập luyệ

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn số lượng buổi tập trong tuần theo 3 mức độ: 1 buổi/tuần; 2 buổi/tuần; 3 buổi/tuần. Thông qua những chỉ số về số lần tập luyện trong tuần của người tập TDTT để làm cơ sở xem xét nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao trên đơn vị tuần làm việc. Đây là chỉ số tiêu dùng TDTT quan trọng thông qua việc tập luyện TDTT theo quan điểm của Xã hội học và Kinh tế học TDTT. Kết quả được trình bày tại bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3. Số buổi tập thể thao trong tuần

(n= 861)

TT

Số buổi tập Nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 65 - 72)