Bàn luận mức độ tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 92 - 97)

: là chức danh chung cho cán bộ nhà nước, có chức vụ theo ngạch, bậc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, phụ cấp theo chức vụ, đảm

1 Cán bộ, công chức (34người) 7 42 87 74 36 28

3.1.4. Bàn luận mức độ tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân

bộ công chức, viên chức, doanh nhân

Hưởng ứng chủ trương và chính sách phát triển TDTT của Đảng, Nhà nước để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, cuộc sống được hạnh phúc, không có bệnh tật đại đa số cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân đã có ý thức ngày càng đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện thân thể để tăng cường sức khỏe. Phong trào rèn luyện TDTT theo gương Bác Hồ vĩ đại do Nhà nước phát động trong những năm qua đã mang tính phổ cập rộng lớn ở nhiều thành phố. Trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa thu hút đông đảo nhân dân tự giác tham gia.

Bàn luận tình hình chi tiêu cho tiêu dùng tập luyện TDTT của công chức, viên chức, doanh nhân tại Hà Nội thể hiện ở một số nhận định dưới đây:

3.1.4.1. Về tình hình chi tiêu cho tập luyện thể thao

Sở dĩ cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân tham gia tập luyện TDTT ngày càng nhiều từ 8,5% năm 2010 lên 10,2% năm 2012 vì trong bối cảnh lao động sản xuất công nghiệp hóa, lối sống đô thị hóa đã tác động tới

sức khỏe và hiệu quả làm việc, hơn nữa họ lại là tầng lớp có mức sống khá giả và ổn định hơn so với các đối tượng lao động khác trong xã hội. Điều tra 314 cán bộ công chức đang tập TDTT cho thấy thu nhập trung bình trong một tháng đạt trên 6 triệu đồng, cao nhất là 8,7 triệu, thấp nhất là 3,7 triệu. Còn viên chức thu nhập bình quân thấp hơn chút ít là 5,5 triệu/tháng; doanh nhân theo điều tra 277 người thì mức thu nhập hơn 11 triệu là trung bình, cao nhất tới 14 triệu đồng/tháng. Vì thế sẵn sàng chi cho tập TDTT ở môn quần vợt từ 1,1 triệu đến 1,6 triệu đồng trong một tháng, còn chi phí cho tập luyện môn bóng bàn và cầu lông đạt mức sấp sỉ trên dưới 1 triệu đồng trong một tháng. Số liệu trên được trình bày tại bảng 3.10 và 3.11 của đề tài. Điều tra 314 cán bộ công chức đang tập TDTT cho thấy thu nhập trung bình trong một tháng đạt trên 6 triệu đồng, cao nhất là 8,7 triệu, thấp nhất là 3,7 triệu. Còn viên chức thu nhập bình quân thấp hơn chút ít là 5,5 triệu/tháng; doanh nhân theo điều tra 277 người thì mức thu nhập hơn 11 triệu là trung bình, cao nhất tới 14 triệu đồng/tháng. Vì thế sẵn sàng chi cho tập TDTT ở môn quần vợt từ 1,1 triệu đến 1,6 triệu đồng trong một tháng, còn chi phí cho tập luyện môn bóng bàn và cầu lông đạt mức sấp sỉ trên dưới 1 triệu đồng trong một tháng. Trong môi trường sống và lao động đô thị hóa, công nghiệp hóa lao động sản xuất, dịch vụ luôn luôn “tốc độ hóa”, căng thẳng tâm lý hình thành, dấu hiệu suy giảm sức khỏe xuất hiện ngày càng nhiều như một số nghiên cứu đã thông báo hiện trạng trên các diễn đàn xã hội. Nghiên cứu của đề tài cho thấy 19,4% số người đi tập TDTT cho rằng cảm thấy cần giải tỏa căng thẳng, 20,5% cảm thấy sức khỏe có vấn đề, 30,3% số người nhận thức cần tăng cường sức khỏe để sống an toàn và lao động tốt hơn...vì mong muốn giảm cân do muốn sống tốt, chất lượng sống nâng cao. Những số liệu điều tra tại Hà Nội có nhận xét cũng tương đồng các kết quả điều tra của một số tác giả tại Hải Phòng, Thành phố Vinh.v..v. [45],[47]

Dưới góc độ hiệu quả và lợi ích tiêu dùng tập luyện TDTT để phân tích tính kinh tế cho thấy hoàn toàn phù hợp về giá cả, lợi ích nên những người tập có quá trình liên tục tập luyện từ 2-3 năm trở lên vẫn rất lớn, người tập ít thay

đổi sở thích chọn môn thể thao kể cả chọn nơi tập luyện. Mức thu nhập của công chức, viên chức, doanh nhân đã có mối liên quan trực tiếp với loại hình tập luyện theo sở thích. Mức sống của công chức, viên chức, doanh nhân Hà Nội thuộc cá cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội đã tạo ra những cơ hội để chọn môn thể thao tập luyện tăng cường sứ khỏe.

Vì xu thế lối sống văn minh tác động nên không chỉ tham gia tập mà nhu cầu thông tin trên truyền hình, đọc báo, tạp chí hoặc xem thi đấu thể thao ngày càng tăng đã được đăng tải tại bảng 3.7 của đề tài. Thời gian nghỉ cuối tuần gia tăng cũng đồng nghĩa với việc có nhiều thời gian nhàn rỗi, vậy nên con người có nhiều lựa chọn.

3.1.4.2. Về động cơ tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao

Những biện pháp vận động thể lực tăng cường sức khỏe, vui chơi giải trí, vốn do phương thức lao động và cuộc sống thiếu vận động trong xã hội nên tập TDTT thường xuyên là sự bổ sung vận động tất yếu. Mục đích tập TDTT không chỉ vì tăng cường sức khỏe mà là giải trí tinh thần. Cho nên 3 môn thể thao quần vợt, cầu lông, bóng bàn được cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân lựa chọn là phổ biến nhất, nhưng nhiều người tập cho rằng không nên hạn chế mà có thể chọn các môn thể thao khác hoặc các hoạt động thể thao giải trí phong phú đan xen vào những ngày nghỉ cuối tuần hoặc những người lứa tuổi cao hơn từ 50-60 tuổi trở lên thường dư dật. thời gian rảnh rỗi nên có nhiều cách hoạt động khác. Điều đó cũng được đề tài quan tâm đến những yếu tố chủ quan và khách quan tham gia tập luyện TDTT. Với 5 yếu tố chủ quan và 8 yếu tố khách quan đặt ra thì những yếu tố liên quan đến tăng cường sức khỏe hạn chế bệnh tật chiếm số đông (bảng 3.8) và nếu cơ sở tập thuận lợi, hấp dẫn và có thời gian rảnh rỗi (bảng 3.9) là yếu tố rất đáng lưu ý khi nhận xét về động lực thúc đẩy sự tham gia tập luyện của nhân dân.

Những kết quả nghiên cứu của đề tài tương thích như kết quả nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Nghiên cứu động cơ và hiệu quả tham gia tập luyện TDTT quần chúng của phụ nữ từ 21-55 tuổi tại TP.Hồ Chí

Minh”[45] cũng như nghiên cứu “Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở độ tuổi 50-70 tại thành phố Vinh” [47] và các báo cáo của ngành TDTT Hà Nội là cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân đã dành thời gian để tập luyện TDTT vào tất cả các ngày trong tuần, buổi chiều và tối là đông nhất, với kết quả nghiên cứu của đề tài là 30,54% và 40,88% số người tập.

Kết quả điều tra về động cơ chủ quan của 861 công chức, viên chức, doanh nhân tập thường xuyên, liên tục nhiều năm ở các cơ sở dịch vụ quần vợt, cầu lông, bóng bàn tại Hà Nội đã chỉ rõ nhu cầu tập TDTT vì sức khỏe có tới 30,3% và 20,5% do sức khỏe bất an, giải tỏa áp lực trong cuộc sống 19,4% là những trả lời qua điều tra có độ tin cậy nhất định.

3.1.4.3. Về tính thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

Những cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân đang sinh sống và làm việc tại các cơ quan Trung ương và Hà Nội có đủ tiêu chuẩn vào sinh hoạt tại Trung tâm TDTT Ba Đình (Tổng cục TDTT-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chọn nhiều môn thể thao để rèn luyện thân thể hàng ngày. Nhưng môn quần vợt (4 sân), cầu lông (5 sân) với tất cả 500 hội viên chiếm số đông hơn cả, vì vậy đề tài đã làm rõ chỉ số mật độ tập luyện tại các buổi tập của người tập tại các cơ sở dịch vụ TDTT và trung tâm thể thao Ba Đình. Thực tế cho thấy tại đây số hội viên tập đều đặn hàng ngày thì mật độ thời gian hoạt động thể thao thấp hơn so với những người tập thuê giờ dịch vụ. Chẳng hạn như mật độ thời gian tập trong một buổi ở sân quần vợt khi có đủ 50 hội viên có mặt thì chỉ có 4%, trong khi đó 16 người thuê giờ dịch vụ thì mật độ tập luyện lên tới 12,5%. Tương tự như vậy ở môn bóng bàn và cầu lông được trình bày tại bảng 3.13 và 3.14. Nhưng ngược lại lệ phí thu ở trung tâm cả năm chỉ có 900.000đồng/năm, hội viên tập cả tuần 6 buổi thì chi phí thấp hơn nhiều so với giá thuê dịch vụ theo giờ và theo ngày. Điều đó cho thấy chính sách phúc lợi xã hội đã đem lại sự hưởng thụ tiêu dùng tập luyện TDTT của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân nhà nước một cách rõ ràng.

Đề tài cũng điều tra tình hình tiêu dùng tập luyện TDTT của người tập luyện tại các cơ sở công lập thuộc trung tâm văn hóa-thể thao quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa....luôn luôn phủ kín các giờ tập trong tuần vào các buổi sang sớm, buổi chiều và tối sau giờ làm việc, nhất là các ngày nghỉ cuối tuần. Người tập thuê dài hạn (3 tháng, 6 tháng hoặc cả năm) có số người từ 6- 10 người nên tuy giá dịch vụ cao nhưng mật độ tập đạt cao tới mức 30-40% của 120 phút, quãng nghỉ là chờ hết từng trận trung bình là 25-28 phút. Do vậy tiêu dùng tập luyện TDTT theo giờ vẫn là hưởng lợi nhiều hơn.

Tính thường xuyên tập luyện TDTT còn thể hiện ở số buổi tập trong tuần và quá trình tập nhiều năm liên tục mà ngành TDTT đã từng hướng dẫn như tiêu chuẩn xác nhận người tập thường xuyên. Trong 861 cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân điều tra tại Hà Nội cho thấy hầu hết tập 2-3 buổi/tuần chiếm tỷ lệ từ 36,9% đến 49,1% (Bảng 3.3) và quá trình tập đều từ 2-3 năm trở lên cho tới 5-10 năm (Bảng 3.6). Trong đó tại trung tâm thể thao Ba Đình (thuộc Tổng cục TDTT) có không ít người tập trên 10 năm cho dù đã nghỉ hưu, còn ở các quận nội thành lại là những trẻ hơn (lứa tuổi dưới 40) thì quá trình tập ít hơn bởi họ là những cán bộ, doanh nhân trẻ.

Tình hình tiêu dùng dịch vụ tập luyện TDTT hiện nay hầu như chủ yếu chỉ quan tâm sân bãi và thời gian tập luyện của người tập cũng như cơ sở dịch vụ tập. Ngày nay do đời sống vật chất, tinh thần và lối sống văn minh đang ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ tập TDTT hoàn hảo hơn nhiều. Người tập chọn cơ sở dịch vụ có môi trường an toàn, sạch sẽ, ngoài tập luyện còn được hưởng thụ lợi ích dịch vụ mở rộng như các yêu cầu sinh hoạt liên quan. Điều đó đã thấy ở các cơ sở ngoài công lập thường ít quan tâm chăm sóc lợi ích tinh thần của người tiêu dùng tập luyện TDTT. Để làm rõ hiện trạng chất lượng tiêu dùng dịch vụ tập luyện TDTT, đề tài cần đi sâu nghiên cứu tình trạng cung ứng dịch vụ của các điểm tập, câu lạc bộ và trung tâm thể thao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 92 - 97)