Thị trƣờng tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao là giai đoạn quan trọng của tái sản xuất dịch vụ thể dục thể thao để trở thành thị trường dịch vụ thể thao. Không có tiêu dùng thể dục thể thao thì không phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Tiêu dùng thể dục thể thao có mối quan hệ chặt chẽ giữa người cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ theo cơ chế trao đổi giá trị mà cả người bán lẫn người mua đều hưởng lợi. Thị trường tiêu dùng tập luyện TDTT phát triển ở thành phố mạnh hơn nông thôn. Tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao bắt nguồn từ nhu cầu của con người được vui chơi giải trí tăng cường sức khỏe, giao lưu xã hội, ngày một mở rộng. Nhu cầu đó tùy theo mức sống sẽ rất đa dạng, phong phú bởi mỗi môn thể thao cso những sức hấp dẫn khác nhau để thỏa mãn nhu cầu khác nhau của mỗi người. Vì vậy tiêu dùng tập luyện các môn thể thao là cơ sở và điều kiện để sáng tạo thêm những môn thể thao giải trí phù hợp trình độ phát triển xã hội. Ngày nay thể thao giải trí đang trở thành loại hình tiêu dùng thể thao hiện đại như:, Bowling, Golf, E.Sports, dù bay, lặn biển, thuyền buồm….song hành với thể thao giải trí truyền thống có tính dân tộc như võ vật, đua thuyền dân tộc .v.v… Đời sống nhân dân tăng cao, thu nhập lao động người dân khá giả, thời gian lao động rút xuống 5 ngày/tuần mở ra thời gian tự do một khung độ rộng là những yếu tố tác động trực tiếp đến tiêu dùng tập luyện, vui chơi giải trí thể dục thể thao. Thị trường dịch vụ tập luyện thể dục thể thao là bộ phận quan trọng, là nền tảng của thị trường dịch vụ tiêu dùng thể thao nói chung và là bộ phận của thị trường tiêu dùng đời sống. Những thị trường dịch vụ tập luyện thể dục thể thao có quan hệ tương tác với các thị trường thể dục thể thao khác như thị trường dịch vụ thi đấu thể thao, thị trường xem thưởng thức thể thao, thị trường cung ứng sản phẩm vật thể thể thao (công trình vật chất, kỹ thuật, thiết bị thể thao…), thị trường truyền thông thể thao… Trên cơ sở đó từng bước hình thành kinh tế thể thao.

CHƢƠNG 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 53 - 54)