Loại hình và phân loại nội dung tiêu dùng thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Loại hình tiêu dùng thể dục thể thao

Trong thuật ngữ kinh tế thể dục thể thao gồm 2 loại hình: tiêu dùng vật dụng TDTT và tiêu dùng dịch vụ TDTT. Trong đề tài nghiên cứu này chủ yếu đề cập tiêu dùng sản phẩm phi vật chất thể dục thể thao (sản phẩm dịch vụ TDTT).

Xuất phát từ chức năng khác nhau trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng, tiêu dùng thể thao có thể phân loại như sau:

- Tiêu dùng vật dụng thể dục thể thao có liên quan đến hoạt động thể thao dưới sự tồn tại hình thái sản phẩm vật chất như thiết bị thể thao, trang phục thể thao, thực phẩm dành cho thể thao, đồ uống, tranh ảnh sách báo tạp chí thể thao. Tiêu dùng thể thao hiện vật nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia hoạt động thể thao của người tiêu dùng, trong đó các vật dụng có tác dụng phòng hộ hay có tác dụng là một thiết bị, công cụ thể thao như các loại thiết bị hoạt động hay trang phục thể thao. Thông thường chức năng của nội dung tiêu dùng thể thao không thể thay thế cho nhau, do đó ranh giới chức năng giữa

chúng rất rõ ràng, ví dụ như quả bóng chuyền, quả bóng bàn, bóng Tennis, quả cầu lông... Nhưng một số chức năng của nội dung, đối tượng tiêu dùng thể thao không có gì khác biệt so với chức năng các loại tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày. Trang phục thể thao, giầy thể thao được dùng trong tập luyện thể thao nhưng có thể dùng trong sinh hoạt hàng ngày, như vậy chức năng tiêu dùng thể thao và chức năng tiêu dùng sinh hoạt có thể thay đổi lẫn nhau.

- Tiêu dùng dịch vụ thể thao dưới sự tồn tại của hình thái hoạt động, nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thể thao của người tiêu dùng theo phương thức hoạt động dịch vụ nhất định. Như các hoạt động tư vấn sức khỏe, biểu diễn thể thao, thi đấu thể thao, tập luyện TDTT...[21],[23]

Phân loại nội dung tiêu dùng thể dục thể thao

Tiêu dùng thể dục thể thao mang hàm ý rất rộng bởi ngày nay TDTT đã phát triển đa dạng cả nội dung, hình thức, phương pháp mà con người sử dụng để thỏa mãn ý muốn khác nhau trong tiêu dùng đời sống. Vì vậy, phân loại tiêu dùng TDTT phải dựa trên tiêu chí tính chất sử dụng trong quá trình tiêu thụ. Trong kinh tế học TDTT trình bày một số loại hình tiêu dùng TDTT chủ yếu dưới đây:

+ Tiêu dùng thể thao mang tính thưởng thức:

Tiêu dùng thể thao mang tính thưởng thức chỉ các hoạt động tiêu dùng mà người tiêu dùng dùng tiền mua các loại vé với mục đích thỏa mãn nhu cầu thưởng thức. Ví dụ như các loại thi đấu thể thao, biểu diễn thể thao, triển lãm thể thao và các phim ảnh có liên quan đến thể thao, đồng nghĩa với ý này còn là đọc báo chí, xem phim ảnh chủ yếu về các hoạt động TDTT. Người tiêu dùng thể thao mang tính thưởng thức đại bộ phận đều là những người hâm mộ và theo tính chất từng môn thể thao có nhu cầu thưởng thức khác nhau.

+ Tiêu dùng thể thao mang tính vật dụng:

Tiêu dùng thể thao mang tính vật dụng chỉ các hoạt động tiêu dùng thể thao mà người tiêu dùng dùng tiền mua các loại vật dụng có liên quan đến thể

thao. Ví dụ như, mua các loại thiết bị thể thao, trang phục thể thao, đồ uống, tạp chí thể thao hay sách báo thể thao. Loại hình tiêu dùng thể thao này có thể phân ra làm 2 bộ phận: Mua sắm tư liệu tiêu dùng vật dụng thể thao với mục đích trực tiếp tham gia các hoạt động tập luyện thể dục thể thao, bộ phận còn lại là thuê mướn các sân bãi, dụng cụ, thiết bị để hoạt động tập luyện thể dục.

+ Tiêu dùng thể thao mang tính tự thân hoạt động tập luyện:

Tiêu dùng thể thao mang tính tự thân tập luyện hoạt động tiêu dùng không phải trả tiền và trả tiền dịch vụ. Ví dụ như các kinh phí khi tham gia vào các hoạt động thể thao đa dạng như tập luyện; thể thao - du lịch; thi đấu; trình diễn mà người tập phải trả tiền.... Người tiêu dùng thuộc tiêu dùng mang tính tự thân tập luyện này, trong quá trình tham gia thường trực tiếp tiêu dùng dịch vụ mà các trung tâm thể thao, câu lạc bộ thể thao có chức năng cung cấp. Do đó quá trình người tiêu dùng tham gia chính là quá trình tập luyện tham gia trực tiếp tiêu dùng tự thân tập luyện ở nhà, ở công viên .v..v. là tiêu dùng không phải trả tiền. [25], [69].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)