Nội dung các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 126 - 132)

: là chức danh chung cho cán bộ nhà nước, có chức vụ theo ngạch, bậc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, phụ cấp theo chức vụ, đảm

10 Hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về chế độ chính

3.3.3. Nội dung các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn

3.3.3.1. Nội dung các giải pháp

Giải pháp 1: Cải tiến lịch tập và thi đấu nội bộ do cơ sở tổ chức:

Mục đích: Gia tăng số lần tập và cuộc thi đấu các môn thể thao hiện có tại cơ sở vào các ngày cuối tuần, hàng tháng, ngày lễ kỷ niệm là nhu cầu của tất cả các hội viên. Trong nội bộ có nhiều sân như quần vợt, cầu lông, bóng bàn với số đông hội viên, mỗi ca tập có mật độ thấp thì cải tiến lịch tập kết hợp tổ chức thi đấu cũng là gia tăng số lần tập, số buổi tập. Ngoài ra các hội viên có thêm cơ hội thử sức so tài với nhau, góp thêm tình thân hữu.

Phương pháp tiến hành: tại mỗi câu lạc bộ hay toàn thể cơ sở dịch vụ (Trung tâm TDTT, câu lạc bộ thể thao từng môn) họp bàn và quy định tổ chức lịch tập hàng tuần nhất là vào những ngày nghỉ, lễ tết, đóng góp lệ phí tham gia thi đấu nội bộ theo thỏa thuận tự nguyện. Thông qua thi đấu nội bộ có cơ hội chọn đại diện tham gia thi đấu với bên ngoài. Phấn đấu mỗi tháng có thêm 4-5 buổi tập và 1 – 2 cuộc thi đấu. Dưới góc độ kinh tế đó là sản phẩm dịch vụ mới bổ sung.

Giải pháp 2: Thi đấu giao lưu với các câu lạc bộ khác

Mục đích: Tăng cường giao lưu là nhu cầu trong hoạt động thể thao đồng thời là cơ hội vui chơi thể hiện tài năng với bạn bè. Hoạt động này được quan niệm là dịch vụ mở rộng tiêu dùng.

Phương thức tiến hành: Qua thi đấu nội bộ chọn đại biểu xuất sắc để đại diện tham gia thi đấu ở mức độ quy mô hơn. Cơ sở có nhiều sân bãi tốt, môi trường rộng lớn là điều kiện và khả năng đăng cai tổ chức thi đấu giao lưu. Thi đấu giao lưu bao giờ cũng có giải thưởng và tổ chức phí nên cần thiết kêu gọi tài trợ và đóng góp lệ phí tham gia. Lập kế hoạch ngay từ đầu năm những cuộc thi đấu giao lưu và có sự đóng góp của hội viên về tài chính ở mức cho phép. Phấn đấu mỗi năm có 2 -3 lần tổ chức thi đấu giao lưu.

Hai giải pháp tổ chức thi đấu nội bộ và thi đấu giao lưu với các câu lạc bộ khác bên ngoài có ý nghĩa cả về chuyên môn và cả về văn hóa-xã hội được hầu hết các cơ sở dịch vụ và hội viên đồng tình.

Giải pháp 3: Phát huy phương thức xã hội hóa trong các hoạt động

TDTT.

Phương thức xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực để thực hiện một hoạt động nào đó đạt được mục đích đặt ra. Đối với các cơ sở dịch vụ ngoài công lập quan niệm này còn nhiều ý kiến cho rằng chỉ ở những sự kiện TDTT lớn và các cơ sở công lập uy tín mới đặt ra. Tuy nhiên, qua quá trình lý giải cách thức và nội dung, các hội viên đã có suy nghĩ mới đó là mọi người có thể đóng góp công sức, tinh thần, tài chính…để tổ chức hoạt động chung trong đó có bản thân tham gia.

Mục đích: Tổ chức thi đấu thể thao nội bộ đóng góp lệ phí là tính xã hội hóa, nhờ đó tạo thêm điều kiện cho mọi người được tham gia chung. Mở rộng những dịch vụ thông tin, đọc báo thể thao, chính trị-xã hội trong quá trình nghỉ giữa các nhóm tập luyện làm cho môi trường văn hóa của cơ sở thêm phong phú đa dạng.

Phương thức tiến hành: hội viên đã đam mê tập luyện TDTT không ai lại không có nguyện vọng đọc báo, tạp chí về thông tin thể thao trong nước và thế giới. Khuyến nghị hội viên mang báo, tạp chí đưa đến sân tập cùng xem, nhất là các hội viên đồng nhất kiến nghị cơ sở dịch vụ cần có báo, tạp chí công cộng đó là hành vi chăm sóc “khách hàng” thiết thực theo phương pháp luận marketing. Phấn đấu mỗi cơ sở có 1 đến 2 loại báo hàng ngày.

Giải pháp 4: Mở rộng các loại dịch vụ phụ trợ gia tăng lợi ích tiêu

dùng tập luyện.

Mục đích: Đạt được sự thỏa mãn không chỉ trong các buổi tập luyện có chất lượng sân bãi sạch sẽ, gọn gàng mà còn những lợi ích kèm theo như lưới, dây vợt được kịp thời bổ sung…, chỗ ngồi chờ không bị nắng, mưa, dịch vụ

giải khát, báo, tạp chí…thể hiện sự chu đáo và tận tình của cơ sở dịch vụ với người tiêu dùng.

Phương thức tiến hành: trên cơ sở điều tra các cơ sở thể dục thể thao công lập và ngoài công lập cho thấy một số cơ sở dịch vụ của tư nhân rất ít chăm lo các dịch vụ phụ trợ, cho nên số lượng người tập không thỏa mãn điều kiện sinh hoạt. Quan điểm kinh doanh hiện đại rất coi trọng các dịch vụ phụ trợ bởi đó là lợi ích mà tâm lý người tiêu dùng rất quan tâm. Lý luận Maketing hiện đại chỉ ra rằng khách hàng trả tiền không phải để mua hình thái vật chất hoặc dịch vụ mà là giá trị và lợi ích tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đó. Vì vậy các cơ sở dịch vụ TDTT từng bước mở rộng các dịch vụ phụ trợ là một nội dung được áp dụng trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Yêu cầu những cơ sở nào có thì nâng cao chất lượng, cơ sở nào chưa có thì bổ sung.

Giải pháp 5: Xây dựng và nâng cao tính văn hóa trong môi trường dịch vụ

Mục đích: Giải pháp này thể hiện trong phong cách, quan tâm thân thiện giữa những người cung cấp dịch vụ với người tiêu dùng tập luyện hàng ngày tạo nên môi trường văn hóa. Môi trường văn hóa còn thể hiện sự tổ chức chỗ ngổi, để xe gọn gàng, đường đi lại thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ…. Do các cơ sở dịch vụ tư nhân ít quan tâm tính văn hóa ứng xử nên dễ xảy ra những hành vi vi phạm nội quy sinh hoạt. Thậm chí nhiều nơi không có nội quy, trang trí bảng tên quảng cáo thiếu thẩm mỹ.

Phương thức tiến hành: Đề tài tiếp cận với các cơ sở dịch vụ tập luyện thể thao trao đổi gợi ý vai trò của phong cách phục vụ có văn hóa với những dẫn chứng cụ thể thường xảy ra, dẫn giải vai trò chức trách tổ chức câu lạc bộ TDTT do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định. Yêu cầu mỗi câu lạc bộ phải có nội quy hoạt động đặt tại nơi trung tâm nhất hoặc nơi hội viên thường đi lại.

Khái quát lại mục đích, nội dung, phương thức tiến hành các giải pháp trên đây được xây dựng từ những mong muốn nguyện vọng của những người

tập và được tọa đàm, trao đổi với các cơ sở dịch vụ tập TDTT, mỗi cơ sở xem xét vào thực tế năng lực và tồn tại để vận dụng thực hiện trong quá trình quản lý điều hành.

3.3.3.2. Triển khai các giải pháp: thời gian 9 tháng (tháng 10/2011 đến tháng 6/2012)

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tiêu dùng TDTT của đề tài thuộc phạm trù quản lý thể thao xã hội, nên phương pháp thực nghiệm ứng dụng các giải pháp như nhiều tài liệu, giáo trình quản lý học TDTT, xã hội học TDTT đã từng đề cập. Khách thể ứng dụng giải pháp gồm các loại câu lạc bộ, trung tâm TDTT công lập và ngoài công lập có quy mô không đồng nhất, cơ chế vận hành do tính sở hữu khác nhau chi phối. Chính vì thế triển khai thực nghiệm các giải pháp rất cần sự cộng tác với người đề xuất và các nhà quản lý cùng mục đích nhằm nâng cao năng lực, phong cách tổ chức cung ứng dịch vụ tập luyện thể dục thể thao. Sự sâu sát và trao đổi kịp thời rút kinh nghiệm mỗi tháng một lần trong nội bộ câu lạc bộ.

Các cơ sở thể dục thể thao công lập và ngoài công lập đã được chọn có những điều kiện, năng lực không thể đồng loạt như nhau. Các cơ sở yếu kém tiêu chí nào thì áp dụng giải pháp đó, cơ sở nào đã đạt mức trung bình thì tiếp tục hoàn chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ lên mức tốt hơn.

Triển khai thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất, đề tài tiến hành chọn 3 cơ sở công lập: Trung tâm TDTT quận Đống Đa, Trung tâm TDTT quận Hai Bà Trưng, Trung tâm TDTT Ba Đình (thuộc Tổng cục TDTT) và 3 cơ sở ngoài công lập: Câu lạc bộ Mùa xuân, Câu lạc bộ trường Đại học Bách Khoa, Câu lạc bộ trường Đại học Xây dựng có đầy đủ 3 môn thể thao.

Thứ hai, tổ chức thảo luận nội dung 5 nhóm giải pháp giữa lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở thực nghiệm với chủ nhiệm đề tài để khơi dạy những ưu thế và yếu kém nội lực hiện có về địa điểm, sân bãi, các cơ sở phụ trợ, mở rộng các

dịch vụ hỗ trợ, phát hiện những mặt tốt, hạn chế tồn tại trong việc quản lý các hoạt động dịch vụ.

- Thực hiện cần được thống nhất về quyết tâm hành động, tính toán khả năng chi phí và kết quả đạt được;

- Vạch ra được các kế hoạch kèm theo ở mỗi câu lạc bộ;

- Nâng cao trình độ nhận thức của các nhân viên để thực hiện các giải pháp.

Thứ ba, mỗi cơ sở đối chiếu 5 nội dung giải pháp để xác định vào phiếu điều tra (phụ lục 5). Sự lựa chọn của các câu lạc bộ đối chiếu 5 nhóm giải pháp sẽ là chương trình thực hiện của các giải pháp được trình bày tại bảng 3.24 dưới đây:

Bảng 3.24. Kết quả tọa đàm để lựa chọn giải pháp TT

Cơ sở Giải pháp

Cơ sở công lập (3) Cơ sở ngoài công lập (3)

Chưa thực hiện Cải tiến Bổ sung Chưa thực hiện Cải tiến Bổ sung

1 Cải tiến lịch tập và thi đấu nội bộ ++ + ++ +++ +++

2 Thi đấu giao lƣu + + ++ +++ +++

3 Xã hội

hóa thể hiện

Huy động tài chính

cho tổ chức thi đấu + ++ + +++ +++

Huy động sách báo, tạp chí để xem chung + ++ + + ++ + 4 Mở rộng thêm dịch vụ phụ trợ Bán báo hàng hàng +++ +++ +++ +++ Bán bóng, dây vợt, mặt vợt, bao tay.v.v. + ++ + ++ + ++ Bán nước uống, đồ ăn nhẹ ++ + ++ + ++ 5 Môi trƣờng văn hóa Vệ sinh sạch sẽ sân tập thường xuyên ++ + + ++ Sắp xếp chỗ để xe đạp, xe máy… +++ + ++

Mắc treo áo quần

Tại bảng 3.24 đã tổng hợp mức độ ứng dụng các giải của các Câu lạc bộ về cần cải tiến nâng chất lượng những yếu tố hiện có hoặc bổ sung khi chưa có để nâng cao hơn chất lượng dịch vụ cho người tập.

Tại bảng này cũng cho thấy những yếu tố chuyên môn rất cần được quan tâm là sắp xếp lịch tập và tổ chức thi đấu nội bộ, thi đấu giao lưu và huy động xã hội hóa góp tài chính để khen thưởng. Cụ thể là ở giải pháp số 1 và giải pháp số 2 tại cả 3 cơ sở công lập thì có 2 cơ sở chưa thực hiện được việc cải tiến lịch tập và tổ chức thi đấu nội bộ, còn 1 cơ sở công lập đã có một đến hai lần tổ chức thi đấu nội bộ. Vậy nên đã nhất trí cần bổ sung thi đấu ở 2 cơ sở và cải tiến lịch tập và công tác thi đấu tại 1 cơ sở còn lại. Với nội dung cải tiến lịch tập và hoạt động thi đấu thì tại 3 cơ sở ngoài công lập đều chưa hề quan tâm sắp xếp lịch tập và tổ chức các cuộc thi đấu nội bộ và giao lưu, từ những thực tế trên thì cả 3 cơ sở ngoài công lập đều có kế hoạch bổ sung những hoạt động thi đấu.

Với giải pháp xã hội hóa (giải pháp số 3) thì 2 cơ sở công lập và 3 cơ sở ngoài công lập chưa bao giờ huy động đóng góp tiền tham gia thi đấu và trao giải thưởng nên tất cả đều xác định sẽ bổ sung giải pháp này, còn huy động báo chí mới chỉ có 1 cơ sở thực hiện, 2 cơ sở còn lại chưa thực hiện được nên đều đồng tình với ý kiến triển khai giải pháp trên.

Giải pháp mở rộng thêm dịch vụ phụ trợ (giải pháp số 4) như dịch vụ bán bóng, dây vợt, nước uống.v.v. cũng cho thấy nơi nào chưa làm thì cố gắng bổ sung theo điều kiện hiện tại và những nơi đã làm thì cần cải tiến để phục vụ tốt hơn.

Giải pháp tăng cường ý thức xây dựng môi trường hoạt động có tính văn hóa (giải pháp số 5) thể hiện vào việc đảm bảo sân bãi sạch sẽ nhất là sau những ngày mưa gió hoặc sắp xếp lại chỗ ngồi chờ, chỗ để xe máy, xe đạp thì hầu như các cơ sở công lập đều đã quan tâm nhưng vẫn thấy cần cải tiến các hoạt động nói trên, duy chỉ có một cơ sở cần quan tâm đến nơi treo quần áo, treo túi vợt cho gọn gàng, tránh để tùy tiện trên sân như đã thường xảy ra.

Như vậy, đề tài cùng các cơ sở tọa đàm một cách thân tình, lắng nghe mặt thuận lợi và khó khăn tại chỗ. Tất cả các cơ sở đều nhất trí thống nhất bằng sự đánh dấu (+) cho đơn vị mình vào các cột tương ứng được trình bày tại bảng 3.24. Sự triển khai các giải pháp này hoàn toàn tự giác chủ động của các cơ sở và kết quả ra sao sẽ được đối chiếu qua những hoạt động cụ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 126 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)