Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu về kinh tế học TDTT, Xã hội học TDTT đã rút ra được những vấn đề chung về khái niệm tiêu dùng TDTT liên quan đến đề tài nghiên cứu.

ể ập luyệ

, ph ồi dưỡng phẩm chất , tinh thần: sự năng động, sáng tạo, giao lưu. Tiêu dùng thể dục thể thao thuộc loại tiêu dùng dịch vụ đời sống.[20],[21],[23],[25]

: - ập luyệ ; - ); - ; - ; - .v.v.

Như vậy tiêu dùng TDTT rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như: tập luyện TDTT; xem thể thao; đọc sách báo về TDTT; huấn luyện thể thao; các hoạt động khác liên quan tới TDTT, nhưng trong phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu về tiêu dùng TDTT thông qua việc tập luyện TDTT để tăng

cường sức khỏe và vui chơi giả ể ội

họ ể dục thể

dục thể thao chính là ngườ ệ .

Người tập thể thao thường xuyên, theo quan điểm của ngành TDTT là tập mỗi tuần ít nhất từ 2 đến 3 lần và mỗi lần từ 30 phút trở lên. Đó cũng là một chỉ tiêu cơ bản trong thống kê về sự phát triển TDTT quần chúng tại cơ sở. [20]

1.3.1.1. Tiêu dùng và tiêu dùng thể dục thể thao

Tiêu dùng là thuật ngữ kinh tế chỉ sử dụng những của cải vật chất hoặc phi vật chất được sáng tạo trong quá trình sản xuất dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Nhiều trường hợp thuật ngữ tiêu dùng và tiêu thụ được sử dụng đồng nghĩa với nhau để chỉ cụ thể “người tiêu dùng” hoặc “sản phẩm tiêu thụ”. [76]. Tiêu dùng là một hành vi rất quan trọng của con người. Nó chính là hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của một

số cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm và sử dụng các sản phẩm đó. Các sản phẩm này có thể là những hàng hóa hoặc các dịch vụ. [30]

Người tiêu dùng thể dục thể thao: người tiêu dùng thể thao là người sử dụng những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể dưới dạng dịch vụ thể dục thể thao thông qua hình thức trả tiền.[21],[22]

Tiêu dùng thể dục thể thao chỉ chi tiêu của cá nhân trong hoạt động thể thao. Tiêu dùng thể dục thể thao không chỉ chi phí mua vé đi xem các trận thi đấu thể thao hay biểu diễn thể thao, mà quan trọng hơn là tham gia các hoạt động thể thao cá nhân để tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển thể lực và trí lực một cách cân đối, hài hòa. Tiêu dùng TDTT thuộc tiêu dùng cho đời sống, tiêu dùng mang tính cá nhân. [21]

Tiêu dùng thể dục thể thao có thể hiểu theo nghĩa hẹp và cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng. Tiêu dùng thể dục thể thao hiểu theo nghĩa hẹp là tiêu thụ thể dục thể thao cá nhân có liên quan trực tiếp đến hoạt động thể dục thể thao; như mua vé xem thi đấu thể thao, biểu diễn thể thao, tham gia các lớp học như võ, thẩm mỹ, thể dục; cá nhân đặt mua các thiết bị thể thao, thiết bị thể dục hay trang phục thể thao...Tiêu dùng thể dục thể thao theo nghĩa rộng là tiêu thụ những sản phẩm liên quan thể dục thể thao của cá nhân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động thể thao. Hay nói cách khác, người tiêu dùng chi tiêu tiền tệ trực tiếp về thể thao và các chi tiêu khác đi kèm. Ví dụ, tham gia các hoạt động thể thao hoặc theo dõi các tiết mục thể thao mà phải chi tiêu một số chi phí như giao thông, ăn ở, thực phẩm đồ uống, thực phẩm tăng lực, báo chí, truyền hình các sự kiện thể thao. Tiêu thụ thể thao phải chi tiêu một lượng nhất định, là điều kiện tiền đề để mọi người tham gia các hoạt động thể thao, cũng là tiền đề và bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Đồng thời cũng là cơ sở xã hội hình thành và phát triển lớn mạnh thị trường tiêu thụ thể thao. [69],[21],[22]

Tiêu dùng thể thao là tiêu dùng một loại hình sản phẩm do con người sáng tạo ra, tiêu dùng thể thao là hoạt động tiêu dùng cá nhân mà con người theo đuổi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hưởng thụ sau khi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh tồn cơ bản. Đồng thời là hoạt động tiêu dùng cá nhân trong thời gian rảnh rỗi ngoài thời gian hoàn thành công việc. Tiêu dùng thể thao là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tiêu dùng vui chơi giải trí và tiêu khiển xã hội, chiếm một vị trí quan trọng trong tiêu dùng thời gian nghỉ ngơi cá nhân. Do đó tiêu dùng thể thao là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tiêu dùng đời sống cá nhân. Với sự phát triển của nền kinh tế xã hội như hiện nay, nhu cầu lao động và thời gian nghỉ ngơi được tăng lên thì các hoạt động thể thao giải trí đang trở thành nhân tố ưu tiên của lối sống văn minh. Tài liệu kinh tế học TDTT xuất bản năm 2003 đã trích dẫn rằng: trong thế kỷ 20 khi đánh giá quan niệm tiêu thụ xã hội của Mỹ đã nói: thập niên 50 là rượu và thuốc; thập niên 60 là thuốc phiện; còn thập niên 70 là chạy bộ. Khi khái quát về quan niệm tiêu dùng của phụ nữ Pháp, một nhà xã hội học Pháp đã nói: thập niên 60 là trang điểm; thập niên 70 là nước hoa; thập niên 80 là thẩm mĩ. Vì thế, tiêu dùng thể thao là tiêu dùng vui chơi giải trí của phong cách sống văn minh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiêu dùng thể thao không ngừng phát triển là biểu hiện của một xã hội tiến bộ và văn minh. [22]

3.1.1.2. Hàm tiêu dùng và hàm tiêu dùng thể dục thể thao

Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập khả dụng. Sự tiêu dùng của dân cư (cá nhân, tập thể…) luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Thu nhập (tiền công, tiền lương….); - Của cải, tài sản vật chất, tiền bạc…;

- Các yếu tố xã hội như tâm lý, thói quen, tập quán…;

Trong ba nhóm yếu tố đó thì thu nhập có vai trò quan trọng và quyết định đến tiêu dùng hơn cả. [2],[30],[75]

Từ cơ sở lý luận trên thì tiêu dùng thể dục thể thao có đặc điểm riêng nữa là tiêu dùng thời gian, bởi tiêu dùng dịch vụ thể dục thể thao như tập luyện, thưởng thức xem, thi đấu…..chi dùng rất nhiều thời gian [21],[22]

Vì vậy nghiên cứu về tiêu dùng thể dục thể thao các nhà khoa học bao giờ cũng đề cập đến yếu tố “thời gian tự do” mà con người có được. Hay nói cách khác đó là cách thức tiêu dùng, người ta dự tính tiêu dùng sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ dựa trên thu nhập có tính lâu dài hay ngắn hạn. Tiêu dùng còn do sở thích quyết định sẵn sàng chi tiền để tiêu dùng và sở thích có quan hệ thuận chiều với nhau [30]. Thời gian tự do có thể không sử dụng vào tiêu dùng thể thao mà thay thế bằng những tiêu dùng văn hóa, văn nghệ….

Trên đây là một số khái niệm kinh tế liên quan chặt chẽ tới quá trình nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 35 - 39)