Xã hội hóa và xã hội hóa thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Theo John J. Macionis nhà xã hội học người Mỹ (Sociology, 1987). cho rằng xã hội hóa, định nghĩa như một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt cuộc đời, qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình. Xã hội hóa, với góc độ của xã hội học là một nền tảng quan trọng trong loài người chúng ta. Không như các chủng loại khác với định nghĩa theo sinh học, con người cần phải hiểu biết xã hội để có khả năng tồn tại. Ngoài sự tồn tại đơn thuần, kinh nghiệm xã hội sẽ tạo ra nền tảng nhân cách. Khái niệm về xã hội hóa con người, các học giả đã nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, Trịnh Hàng Sinh (học giả Trung quốc) đã định nghĩa về “xã hội hóa” như sau “gọi là xã hội hóa, tức là chỉ một cá thể từ một người sinh vật phát triển lên thành người xã hội, đồng thời dần dần thích ứng với cuộc sống xã hội. Trong quá trình này, văn hóa xã hội được tích lũy và duy trì, kết cấu xã hội được duy trì và phát triển, nhân cách của con người được hình thành và phát triển”. [48]

Nhà xã hội học Cawe Poler người Mỹ cho rằng: “Xã hội hóa chính là quá trình tương tác xã hội mà con người hình thành được nhân cách của mình và học tập được phương pháp tham gia vào tổ chức hoặc xã hội”.

Tống Thu Vỹ, nhà xã hội học Trung quốc đưa ra khái niệm: “Xã hội thông qua các phương thức giáo dục khác nhau, làm cho con người tự nhiên dần dần học được kiến thức xã hội, kỹ năng xã hội, từ đó hình thành quan niệm giá trị của phương thức hành vi, tự giác tuân thủ và duy trì trật tự xã hội, có được tư cách của con người trong xã hội. Quá trình giáo dục này chính là xã hội hóa”. Theo giáo sư người Mỹ E.From đã từng rút ra định nghĩa về xã hội hóa như sau: “xã hội hóa là hướng dẫn các thành viên trong xã hội đi làm những việc bắt buộc phải làm để duy trì xã hội một cách bình thường. Đó là thủ đoạn để xã hội và văn hóa được duy trì”.

Vì vậy, xã hội hóa chính là chỉ quá trình mà một cá thể xã hội, từ một người sinh vật, thông qua tương tác xã hội, học tập văn hóa xã hội, thích ứng với cuộc sống xã hội, phát triển lên thành con người xã hội. Xã hội hóa con người là sự thống nhất giữa học tập xã hội và tham gia vào hoạt động xã hội của con người. [20],[43]

Về phương diện cá nhân thì trước hết, chỉ thông qua xã hội hóa cá nhân mới có thể thích ứng với đời sống xã hội, tham gia vào các hoạt động xã hội, mới có thể tồn tại độc lập trong môi trường xã hội. Quá trình xã hội hóa con người là quá trình cá thể học tập kiến thức xã hội, tuân thủ các quy tắc xã hội, dần dần thích ứng với đời sống xã hội. Trong quá trình này yêu cầu con người phải học tập những cái mình chưa biết, những cái mình chưa thuần thục, thậm chí phải loại bỏ những thói quen, hành vi có sẵn của mình. Chẳng hạn, sự thay đổi về phương thức cuộc sống của những người vào đại học, gia nhập quân đội, thanh niên trí thức đi vào hoạt động thực tế ở vùng sâu vùng xa, vận động viên thể thao đi tìm việc làm mới khi kết thúc sự nghiệp thi đấu, những người đến tuổi nghỉ hưu…Ở những mức độ khác nhau, họ đều phải không ngừng

học tập, xây dựng ý thức, xác định vai trò mới của mình để thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới của xã hội. [53], [79].

Tiếp theo là xã hội hóa con người còn có lợi cho cá nhân, thích ứng với thay đổi của cuộc sống xã hội.

Trong quá trình tiến hóa của mình, xã hội loài người yêu cầu các cá nhân trong xã hội thích ứng với mọi biến đổi không gian sinh tồn của mình. Trong cuộc sống của mình, đa số con người đều phải trải qua những thay đổi về môi trường cuộc sống và địa vị xã hội. Có người do không thể ứng phó được những thay đổi này nên thường mắc sai lầm, người khác do trang bị cho mình năng lực thích ứng dẻo dai nên đã thành công. Có được năng lực thích ứng này là kết quả học tập không ngừng, là quá trình nhận thức, mô phỏng, vận dụng kiến thức xã hội, phong tục tập quán, quy tắc xã hội…

Xã hội hóa thể dục thể thao là chỉ quá trình chuyển đổi trong lĩnh vực tham gia, quản lý và hoạt động thể dục thể thao: từ phương thức Nhà nước hoàn toàn làm thể dục thể thao theo cơ chế kế hoạch tập trung sang phương thức Nhà nước kết hợp với xã hội cùng làm thể dục thể thao trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến tới phương thức xã hội làm thể dục thể thao là chính, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng chỉ đạo, kiểm soát, ban hành chính sách. Thứ hai là, về mặt lý giải từ “hóa” trong cụm từ “xã hội hóa” tuy đều chỉ là một quá trình chuyển đổi, nhưng sự chuyển đổi trong xã hội hóa con người nhấn mạnh tính “giai đoạn của chuyển đổi”, còn sự chuyển trong xã hội hóa thể dục thể thao lại nhấn mạnh về tính “Mức độ của chuyển đổi”. [20]. [43]

Do quản lý thể dục thể thao chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ tồn tại ở một số nước xã hội chủ nghĩa (như Việt Nam, Trung quốc..), vì vậy khái niệm xã hội hóa thể dục thể thao mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa tồn tại ở những nước đang trong giai đoạn tiến lên xã hội chủ nghĩa. Xã hội hóa thể dục thể thao là chủ trương lớn, sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trong các kỳ Đại

hội toàn quốc của Đảng. Những căn cứ đề xuất của chủ trương xã hội hóa thể dục thể thao và các khái niệm về xã hội hóa thể dục thể thao ở nước ta đã được nêu tại nhiều văn kiện, tài liệu của Việt Nam. [77],[79]

Căn cứ vào các văn bản của Đảng và Nhà nước ta, xã hội hóa các lĩnh vực xã hội được coi là hệ thống giải pháp xã hội bao gồm hai vế: Thứ nhất, vận động và tổ chức tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội; Thứ hai; từng bước nâng cao mức hưởng thụ về vật chất và tinh thần của nhân dân. Phát triển tư tưởng xã hội hóa vào lĩnh vực thể dục thể thao, ta có thể coi: “xã hội hóa thể dục thể thao là hệ thống giải pháp xã hội để vận động, tổ chức nhân dân và xã hội tham gia phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, đồng thời nâng cao mức hưởng thụ thể dục thể thao cho nhân dân và xã hội”. Với tư tưởng này, ta có thể coi chủ trương xã hội hóa thể dục thể thao là điểm tựa để giúp chuyển đổi cơ chế quản lý thể dục thể thao từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung sang cơ chế kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. [33], [34].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 27 - 30)